Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích
2.2.6. Hệ thống sản phẩm du lịch
Hiện nay Khu ATK có những sản phẩm du lịch chính sau:. Du lịch tham quan
Đến với ATK ngoài việc thăm các điểm di tích gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của cha ông ta, là những chứng tích ghi lại thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc nhƣ: Đồi Phong Tƣớng, Lán Tỉn Keo, nhà tù Chợ Chu, đồi Khau Tý,... cùng các công trình tƣởng niệm: Nhà trƣng bày ATK Định Hóa, nhà tƣởng niệm Hồ Chí Minh,... Du khách còn có thể đến tham quan các điểm di tích danh lam thắng cảnh khác: thác Khuôn Tát, chùa Hang,...hoặc trải nghiệm sâu hơn về cụm di tích ATK khi
sang ATK Tân Trào, Tuyên Quang thăm lán Nà Lừa, đình Hồng Thái,... Có thể nói, nằm trên địa bàn phong phú, đa dạng về tài nguyên du lịch, ATK Định Hóa có điều kiện để đa dạng hóa loại hinh du lịch tham quan, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của du khách. Hiện nay, với điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật – cơ sở hạ tầng đã có phần hoàn thiện hơn trƣớc, ATK Định Hóa đang hƣớng đến mục tiêu đa dạng nguồn khách nhằm tăng lƣợng khách du lịch tìm đến với “Thủ đô gió ngàn”.
Du lịch về nguồn
Có hai hình thức chính của Du lịch về nguồn là Về nguồn cách mạng và Về nguồn cội nguồn. Một số điểm du lịch về nguồn nổi tiếng ở nƣớc ta nhƣ: Đền Hùng (Phú Thọ), Đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền Thƣợng (Lào Cai), đền Đông Cuông (Yên Bái), căn cứ Xẻo Quýt (Đồng Tháp), căn cứ Trung ƣơng Cục miền Nam (Tây Ninh),... đã đƣợc du khách lựa chọn cho hành trình hành hƣơng về nguồn của mình.
Hiện nay, vào những ngày kỷ niệm nhƣ 27/7, 02/9, 30/4... nhiều đoàn khách thập phƣơng trên toàn quốc đã tìm về ATK Định Hóa để dâng hƣơng tƣởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn đến Bác Hồ và cha ông đã gìn giữ đất nƣớc. Đây cũng là một loại hình du lịch thế mạnh, đƣợc Ban quản lý khu di tích chú trọng đầu tƣ phát triển. Tuy nhiên, tiềm năng của khu di tích vẫn chƣa đƣợc khai thác hết, hiện nay mới chỉ có 20 di tích /128 điểm di tích trên địa bàn đƣợc đƣa vào khai thác vào hoạt động du lịch, trong tổng số 20 di tích thì chỉ có một số điểm di tích ở trung tâm, nơi đặt nhà tƣởng niệm Hồ Chí Minh nhƣ lán Tỉn Keo, đồi Khau Tý, đồi Pụ Đồn,... mới đƣợc quan tâm bảo tồn, khai thác cho du lịch mạnh mẽ nhất, còn lại hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ phát triển, do đó, chƣa thu hút đƣợc khách du lịch.
Du lịch hoài niệm
Khi nhắc đến loại hình này ở nƣớc ta, mọi ngƣời thƣờng nghĩ ngay đến Điện Biên hay Quảng Trị, hoặc Củ Chi…là những chiến trƣờng máu lửa, nơi diễn ra các trận đánh lịch sử của dân tộc. Du khách thƣờng tìm về những điểm du lịch này để hồi tƣởng một quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh gìn giữ độc lập, tự do của dân tộc.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ATK Định Hóa nổi lên nhƣ một địa chỉ đỏ thu hút du khách không chỉ đến để nghỉ ngơi, để thăm thú, với “sự trở về” đơn thuần, mà còn để hoài niệm, để tìm hiểu sâu và đầy đủ hơn về quá khứ, để tiếp tục vững vàng hơn với hiện tại, tin tƣởng, lạc quan hơn với tƣơng lai. Hiện nay ở ATK Định Hóa, loại hình du lịch này mới chỉ nhằm vào hai đối tƣợng chính sách là thƣơng binh, cựu chiến binh và thân nhân liệt sĩ, những ngƣời có nhu cầu thăm lại chiến trƣờng xƣa, kiếm tìm đồng đội, ngƣời thân. Ngoài ra, còn có các đối tƣợng là các thế hệ đến để ôn lại lịch sử dân tộc, chiêm nghiệm và tìm hiểu vì sao một nƣớc nhỏ, nghèo lại có thể thắng đƣợc đế quốc mạnh nhƣ Pháp. Đây có thể là một dạng khách đặc biệt nhƣng tiềm năng tìm đến ATK Định Hóa.
Du lịch lễ hội truyền thống
Nằm trên mảnh đất có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, khi đến với khu di tích LSCM ATK Định Hóa mỗi dịp xuân về, du khách có thể đƣợc tham dự vào nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc: Vào ngày 10 tháng Giêng hàng năm, nhân dân 9 dân tộc anh em sinh sống trên vùng chiến khu xƣa ATK Định Hóa lại tƣng bừng tổ chức lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) tại Phú Đình (Định Hóa). Đây là một lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc Tày, Đây cũng là di sản phi vật thể quan trọng, là tài nguyên du lịch đặc sắc tạo nên sản phẩm du lịch lễ hội cho ATK Định Hóa.. Đến với lễ hội Lồng Tồng, khách du lịch sẽ đƣợc tận mắt những nghi lễ truyền thống của dân tộc nhƣ: nghi lễ cầu mùa, cầu phúc, xuống đồng,... đƣợc thƣởng thức những tiết mục nghệ thuật dân gian: hát sli, hát lƣợn, múa rối cạn,... và ẩm thực đặc sắc nhƣ thƣởng trà, các món ăn nhƣ xôi ngũ sắc, măng rừng,....Đồng thời, du khách còn đƣợc hòa mình vào các trò chơi dân gian: Tung còn, múa lân, bịt mắt bắt dê, thi cấy,... Ngoài ra, trên cùng địa bàn có lễ hội xuân Chùa Hang (xóm Đồng Chùa, chợ Chu, Định Hóa) vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch, cũng là một lễ hội độc đáo, kết hợp với lễ hội Lồng Tồng là hai lễ hội đƣợc khôi phục ngoài việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, mà còn thu hút
khách du lịch đến thẩm nhận giá trị của các di tích lịch sử cách mạng tại ATK Định Hóa.
Du lịch homestay dựa vào cộng đồng
Đồi Khau Tý không những đƣợc biết đến là địa danh đã đƣợc cấp bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi Hồ Chủ Tịch chọn là điểm dừng chân đầu tiên khi đến ATK Định Hóa, mà còn đƣợc biết đến với bản Quyên – làng văn hóa dân tộc Tày tiêu biểu, nơi vẫn gìn giữ đƣợc nhiều bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể của dân tộc Tày nhƣ nhà sàn, ngôn ngữ, nếp sinh hoạt, công cụ lao động nhƣ cày bừa, dao, cuốc, cung, nỏ, bẫy thú, khung cửi và các công cụ phục vụ sinh hoạt nhƣ cối giã gạo bằng gỗ, mâm gỗ, đồ chƣng cất rƣợu,... Bản Quyên có 36 mái nhà, trong đó có 20 ngôi nhà sàn đƣợc xây dựng theo kiểu nhà sàn truyền thống dân tộc Tày, Bản Quyên hiện có 135 nhân khẩu với 97% là ngƣời dân tộc Tày, nét văn hóa truyền thống vẫn chƣa bị pha tạp, ngƣời dân sống hồn hậu và mến khách. Năm 2009, 15 nhà sàn đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ tiền sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo an toàn khi đón các đoàn khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến tham quan, ăn uống, nghỉ ngơi. Đến đây du khách sẽ đƣợc tham quan, nghỉ ngơi tại nhà sàn, đƣợc xem biểu diễn nghệ thuật truyền thống của đồng bào Tày, cùng tham gia hoạt động sản xuất, hay tự tay nấu những món ăn truyền thống nhƣ xôi ngũ sắc, nộm hoa chuối, gà đồi, khẩu nhục, rau bồ khai, ngót rừng hay đƣợc ngƣời dân dẫn đƣờng lên núi chọn nguyên liệu, đặc biệt du khách sẽ đƣợc trải nghiệm cuộc sống thƣờng ngày của các dân tộc nhƣ cùng nấu những món ăn của đồng bào, cùng đi cấy lúa, gặt lúa, thu ngô, hay hái chè… tất cả sẽ làm cho du khách thật sự hài lòng về những gì trong chuyến đi.
Giá nghỉ tại bản Quyên khá hợp lý, giao động chỉ từ 50 – 70.000đ/1 đêm phù hợp với mức độ chi tiêu của nhiều đối tƣợng khách, tuy nhiên vẫn chƣa thu hút du khách lƣu trú tại bản. Tuy nhiên số khách hằng năm đến bản cũng rất hạn chế, theo khảo sát thì một trong những lý do là đƣờng vào bản quá chật hẹp, chỉ vừa đủ một làn xe, nên nhiều đoàn khách ngại dừng chân đi bộ đã lên xe đi ngay; ngoài ra, việc phục
vụ nhu cầu ăn uống thƣờng xuyên của du khách gần nhƣ vẫn chƣa đáp ứng: nếu du khách muốn thƣởng thức ẩm thực phải đặt trƣớc, vì theo các hộ dân, ở đây không có khách du lịch thƣờng xuyên nên đồng bào không thể mua thực phẩm, chế biến sẵn món ăn để chờ đợi. Đồng thời, phong cách phục vụ tại đây cho thấy, mặc dù rất cởi mở và chân thành nhƣng chƣa đƣợc chuyên nghiệp, bởi nhân lực hầu hết đều là ngƣời dân bản địa không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Do đó, ngƣời dân tại đây vẫn sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp là chính.
Du lịch thưởng thức nghệ thuật dân gian
Định Hóa là nơi tập trung nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của ngƣời Tày, ngƣời Sán Chay, ngƣời Nùng... nhƣ hát Soọng Cô (dân tộc Sán Dìu), hát Sli (Dân tộc Nùng), hát Lƣợn (dân tộc Tày), hát Then (dân tộc Nùng, Tày), múa rối cạn (dân tộc Tày), hát Sình Ca (dân tộc Sán Chí), hát Páo Dung (dân tộc Dao),.... Du khách có thể tìm đến và thƣởng thức những loại hình nghệ thuật trên trong những dịp lễ hội nhƣ Lồng Tồng, Cầu Mùa,... đƣợc tổ chức tại ngay trung tâm khu di tích ATK Định Hóa. Đặc biệt, có một số loại hình nghệ thuật nhƣ hát Sli, hát Lƣợn, hát Then,... đã đƣợc tổ chức thành đội văn nghệ phục vụ khách du lịch, vì vậy, du khách có thể đƣợc thƣởng thức bất cứ khi nào khi đến với ATK Định Hóa. Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên cũng đã rất quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy và khai thác nghệ thuật dân gian các dân tộc nhằm phục vụ vào du lịch. Đầu năm 2007, Câu lạc bộ Dân ca các dân tộc huyện Định Hóa đƣợc hình thành dựa trên cơ sở nhóm nghệ nhân hát Then, hình thành các tổ, đội văn nghệ phục vụ du khách nhƣ đội văn nghệ dân gian ATK, đội văn nghệ Tỉn Keo (Phú Đình), tổ văn nghệ dân gian thôn Khau Diều (Định Biên),... đã đóng góp rất lớn cho công tác bảo tồn, phát huy các loại hình nghệ thuật dân gian. Ban quản lý Khu di tích lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa cũng từng bƣớc quan tâm, gắn bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian với phát triển du lịch: thành lập phòng Di tích, du lịch và Văn hóa phi vật thể, làm công tác nghiên cứu, bảo tồn, phối hợp với các đội và câu lạc bộ văn nghệ, đƣa các làn điệu dân ca truyền
thống tham gia phục vụ, giao lƣu với các đoàn khách. Hoạt động này đã mở ra triển vọng trong việc phát huy, gìn giữ giá trị của các loại hình nghệ thuật truyền thống gắn với phát triển du lịch tại ATK Định Hóa.Tuy nhiên hoạt động này vẫn rất hạn chế.
Du lịch làng nghề
Với đặc điểm là vùng tập trung nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, Định Hóa có nhiều nghề thủ công truyền thống mang những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc nhƣ: Dệt mành cọ, chè, mỳ gạo, rƣợu nếp,... đƣợc nhận diện là một trong những tiềm năng phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của huyện Định Hóa. Nhận thức đƣợc điều này, tháng 8/ 2011, huyện Định Hóa đã xây dựng Đề án “Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ phục vụ du lịch giai đoạn 2011 – 2015” đƣa ra nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ, khôi phục một số làng nghề tại huyện Định Hóa. Kết quả có 7 làng nghề dệt mành cọ (làng Bầng, Co Quân, Ru Nghệ 1, Ru Nghệ 2), 4 làng nghề chè (Phú Hội 1, Phú Hội 2, Sơn Phú, Quỳnh Hội) đã đƣợc khôi phục và trở thành những làng nghề sản xuất có quy mô. Ngoài ra, trên mảnh đất chiến khu xƣa còn rất nhiều nghề truyền thống cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ, phát triển nhƣ: làm mỳ gạo, nuôi cá ruộng, du lịch cộng đồng, làm bánh, nấu rƣợu nếp, ẩm thực truyền thống dân tộc… Hiện nay, một số làng nghề đã đón tiếp khách du lịch nhƣ: dệt mành cọ làng Bầng, chè Bộc Nhiêu, chè Quỳnh Hội, mì gạo Cao Lầu,... Khi đến tham quan, du khách sẽ đƣợc tham gia vào các công đoạn sản xuất nhƣ: sao chè, tráng bột mỳ, dệt mành,... và mua các sản phẩm thủ công về làm quà cho bạn bè, ngƣời thân.
Du lịch ẩm thực
Nhƣ đã trình bày ở trên, với đặc điểm có sự cộng cƣ của 9 dân tộc anh em, Định Hóa lƣu giữ những món ăn độc đáo, tiêu biểu cho văn hóa ẩm thực miền núi: Xôi ngũ sắc, cơm lam, khẩu thuy, khâu nhục, bánh coóc mò, bánh trứng kiến, bánh ngải,...ngoài ra còn có các món ăn đƣợc chế biến từ những sản vật của địa phƣơng: gạo Bao thai, lợn cắp nách, lợn lửng, dê núi, rau sắng, rau bò khai,... Giá cả của mỗi bữa ăn giao động từ 60.000 đồng đến 250.000 đồng tùy vào nhu cầu của du khách. Khách du lịch có thể
thƣởng thức dễ dàng hoặc đặt làm quà những món ăn này ngay tại trung tâm dịch vụ của ATK Định Hóa hoặc các nhà hàng tập trung lân cận trung tâm khu di tích. Với sự đặc sắc, đa dạng ẩm thực và phong cách phục vụ linh động, hồn hậu, mến khách của ngƣời dân nơi đây chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
Du lịch sinh thái
Nằm giữa cảnh quan trùng điệp, núi rừng còn lƣu giữ những nét hoang sợ, xanh mƣớt màu cọ, màu chè, không gian thoáng đãng, mát mẻ,... ATK Định Hóa cơ sở để phát triển loại hình du lịch sinh thái với nhiều hoạt động du lịch khác nhau: Du khách có thể ngắm nhìn những cánh đồng lúa Nạ Vờ, Nạ Đút, Nạ Tra, Bản Quyên lúa vừa độ chín, khoe hạt mẩy vàng dƣới nắng, kề đó là các dòng khe Nà Lạng, Đồng Lá, Nạ Tra mải miết gom nƣớc đổ về Hồ Núi Cốc, và từng vạt đồi cọ Khau Tí, vầu Thẩm Tín, chè Đón Ngoén, chè Khau Hấu,... thằng tắp, xanh tốt, hoặc du khách có thể khám phá điểm du lịch thác Khuôn Tát, hang Chờ trong bức tranh thiên nhiên hùng vĩ giữa núi rừng ATK Định Hóa.... Đồng thời, tham gia những hoạt động nhƣ cắm trại, đạp xe, bắt cá,... cùng với ngƣời dân nơi đây sẽ là những trải nghiệm thú vị cho du khách. Trên thực thế, Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hóa đã chủ trƣơng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vào xây dựng các hoạt động du lịch. Tuy nhiên, vẫn chƣa thực sự khai thác có hiệu quả và xứng tầm.
Du lịch MICE
Ngày nay, với sự quan tâm của Nhà nước và tỉnh Thái Nguyên, đường quốc lộ 3 đi đến trung tâm ATK Định Hóa đã được trải nhựa hoàn toàn, đi từ thành phố Thái Nguyên lên trung tâm khu di tích chỉ mất khoảng 40 phút, giao thông đi lại đã dễ dàng. Mặt khác, Ban quản lý khu di tích cũng rất quan tâm đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đã xây dựng hoàn thiện Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK với hệ thống nhà nghỉ, nhà ăn, hội trường đủ điều kiện tổ chức các cuộc tọa đàm, hội nghị, hội thảo,... đủ điều kiện để đáp ứng cho các đoàn khách nhu cầu. Các đoàn khách đến đây có thể vừa hành hương, đồng thời thưởng thức các đặc sản miền núi, tận hưởng không gian
trong lành, mát mẻ, ngoài ra, còn có thể triển khai các hoạt động học tập, phục vụ công việc. Thực tế, Ban Quản lý khu di tích ATK Định Hóa mỗi năm hàng trăm đoàn khách có nhu cầu về du lịch MICE. Tuy nhiên, để du lịch MICE thực sự trở thành một sản phẩm du lịch chủ đạo, Ban quản lý ATK Định Hóa cần đẩy mạnh các hoạt động: Xây dựng các chiến lược marketing, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khách MICE,...