Chủ trương, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 41)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích

2.2.1. Chủ trương, chính sách

Ý thức đƣợc tầm quan trọng của ATK Định Hóa, tại Quyết định số 784/TTg vào ngày 22 tháng 09 năm 1997 của Thủ tƣớng Chính phủ “Về việc xây dựng Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng Chiến khu Việt Bắc” đã nêu rõ: Chiến khu Việt Bắc, trong đó, ATK Định Hóa là một trong những vùng trọng tâm, “là một quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX” và nhận thấy cần “bảo tồn, tôn tạo và phát huy Khu di tích lịch sử cách

mạng nhằm giáo dục các thế hệ về truyền thống lịch sử, cách mạng và kháng chiến của dân tộc ta... giới thiệu với khách nước ngoài về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam”.

Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ, tỉnh Thái Nguyên cũng xác định “...để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, việc tôn tạo và quản lý tốt các di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch là một nhiệm vụ quan trọng...” (Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI - 2001). Vì vậy, đối với vùng di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên chủ trƣơng “tiếp tục tổ chức sưu tầm, phổ biến, bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể và tổng điều tra văn hóa phi vật thể vùng ATK” (Văn kiệnĐại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVI - 2001) và “làm tốt công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cách mạng trên địa bàn gắn với phát triển du lịch, nhất là khu di tích lịch sử ATK”

(Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XVIII - 2010). Theo đó, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc và tỉnh Thái Nguyên đƣợc cụ thể hóa bằng những chính sách xoay quanh 3 nội dung trọng tâm sau:

Thứ nhất, Luôn xác định hoạt động bảo tồn, phát huy di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa cần gắn liền với các giá trị văn hóa của địa phương. Điều này không chỉ góp phần bảo vệ, gìn giữ lâu dài cho di tích mà còn tạo ra nền tảng động lực để phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện Định Hóa. Hoạt động này cần số vốn đầu tƣ rất lớn. Vì vậy, chủ trƣơng, chính sách của huyện Định Hóa và tỉnh Thái Nguyên luôn đƣa ra phạm vi bảo tồn theo từng thời kì. Ví dụ, trong “Đề án phát triển kinh tê – xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020” (Quyết định số 1318/QĐ-TTg do Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ngày 06/08/2013) đã xác định giai đoạn từ năm 2013 -2020 các hạng mục chủ yếu nằm trong khu trung tâm, ƣu tiên các điểm nằm trong danh mục 14 điểm di tích đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia và 6 điểm di tích cấp xếp hạng cấp tỉnh.

Thứ hai, Tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật. Đặc biệt là sƣu tầm hiện vật, tài liệu để xây dựng dự án trƣng bày bổ sung tại các điểm di tích đặc biệt quan trọng liên quan đến thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và làm việc ở ATK Định Hóa, nhằm tạo thêm sự sinh động, hấp dẫn du khách khi hành hƣơng về nguồn thăm lại chiến khu xƣa.

Thứ ba, Hoạt động bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích khu di tích lịch sử ATK Định Hóa – Thái Nguyên cần gắn với phát triển du lịch. Đây cũng là chủ đề của Hội thảo khoa học do Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa và bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức từ ngày 12 –

13/05/2015 tại xã Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên. Tại hội thảo, các ý kiến thống nhất vấn đề xây dựng lộ trình bảo tồn, phát huy di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa một cách khoa học, bền vững, gắn kết với phát triển du lịch, sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa cùng với ATK Tân Trào (Tuyên Quang) và ATK Chợ Đồn (Bắc Kạn), tạo cơ sở để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển, khai thác triệt để tiềm năng du lịch sẵn có tại các địa phương.

2.2.2.Bộ máy tổ chức

2.2.2.1. Quá trình hình thành

Sau khi chiến tranh qua đi, để ghi nhận vai trò của các di tích đối với lịch sử dân tộc, Bộ Văn hóa Thông tin đã ra Quyết định số 10-VHTT/QĐ ngày 09/02/1981 với nội dung xếp hạng cấp Quốc gia một số điểm di tích tại Định Hóa. Đây là một dấu ấn quan trọng cho việc hình thành khu di tích về sau.

Ngày 17/05/1997, là một phần nội dung trong dự án “Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng và phát triển kinh tế - xã hội vùng ATK Định Hóa, tỉnh Bắc Thái” (1995 – 2000), Thủ tƣớng Võ Văn Kiệt cắt băng khánh thành Nhà trƣng bày ATK Định Hóa trên cơ sở nâng cấp Phòng trƣng bày do một bộ phận cán bộ, nhân viên Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên quản lý. Hoạt động này đã mở ra giai đoạn phát triển mới cho khu di tích.

Để phát huy hết tiềm năng du lịch của ATK Định Hóa trong năm Du lịch quốc gia 2007 đƣợc tổ chức tại Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã cho xây dựng và khai trƣơng Trung tâm dịch vụ di sản văn hoá và du lịch ATK tại đỉnh đèo De, xã Phú Đình, huyện Định Hoá.Công trình này do Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Thái Nguyên quản lý sử dụng.

Tuy nhiên, nhận thức đƣợc tầm quan trọng đặc biệt của Khu di tích đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta trong bối cảnh phát triển của đất nƣớc hiện nay, UBND tỉnh Thái Nguyên nhận thấy cần phải tổ chức lại hệ thống quản lý khu di tích để có thể phát triển bền vững khu di tích, vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn, vừa thu hút khách du lịch mang lại các lợi ích kinh tế xã hội cho nhân dân. Vì vậy, vào ngày 05/01/2010, UBND tỉnh ra Quyết định số 23/QĐ – UBND, thành lập Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh, trên cơ sở chuyển đổi Ban quản lý Di tích và Danh thắng Thái Nguyên. Quyết định này mang ý nghĩa bƣớc ngoặt, đánh dấu sự thay đổi trong phƣơng hƣớng phát triển và cách thức quản lý tại DTLSCM ATK Định Hóa.

2.2.2.2. Cơ cấu tổ chức

Ban Quản lý Khu di tích đƣợc thành lập trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn: Nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách hạn chế; Chƣa có trụ sở làm việc độc lập, phải ghép chung với Trung tâm dịch vụ Du lịch và Bảo tồn di tích ATK; Cán bộ, viên chức, lao động thiếu số lƣợng, thiếu cả kinh nghiệm trong các hoạt động bảo tồn, bảo tàng, du lịch, dịch vụ,...

Tuy nhiên, sau 5 năm xây dựng và phát triển (2010 – 2015), Ban quản lý Khu di tích đã hình thành nên hệ thống cơ cấu tổ chức tƣơng đối khoa học, tách riêng từng bộ phận với nhiệm vụ quản lý khác nhau, nhằm tăng cƣờng hiệu quả trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích. Đặc biệt, từ khi đƣợc thành lập, Ban quản lý có chủ trƣơng gắn liền phát triển du lịch với hoạt động của di tích. Vì thế, hoạt động du lịch cũng nhƣ bảo tồn, tôn tạo tại các điểm di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa đã có nhiều khởi

sắc, trở thành một trong những khu di tích trọng điểm Quốc gia, thu hút nguồn vốn đầu tƣ lớn từ Chính phủ và Nhà nƣớc.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức

Ban quản lý Khu di tích lịch sử sinh thái – ATK Định Hóa

Nguồn: Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa

Hiện nay, Ban quản lý khu di tích đƣợc chia thành 10 bộ phận trực thuộc, thực hiện các chức năng khác nhau. Ngoài những bộ phận chuyên trách một số điểm di tích nhƣ phòng Quản lý nhà tƣởng niệm Hồ Chí Minh và phòng Trƣng bày ATK Định Hóa, Ban quản lý còn xây dựng hệ thống quản lý chung các hoạt động du lịch và bảo tồn di tích. Tuy nhiên, nhìn trên sơ đồ tổ chức cơ cấu, có thể thấy, việc cơ cấu tổ chức còn chƣa phân chia tách bạch nhiệm vụ cũng nhƣ nội dung hoạt động của từng bộ phận, có

những đơn vị còn chồng chéo về nhiệm vụ, chức năng nhƣ: Phòng Di tích, Du lịch và văn hóa phi vật thể với Trung tâm dịch vụ du lịch và bảo tồn di tích ATK. Có thể thấy, cơ cấu tổ chức chƣa mang tính chuyên biệt hóa và chuyên môn hóa. Một cơ cấu tổ chức nhƣ vậy sẽ không tạo ra tính chủ động trong quá trình hoạt động.

2.2.2.3. Công tác tổ chức phát triển nhân sự

Thực hiện “Đề án tổ chức lại cán bộ tại Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa Thái Nguyên” đƣợc UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1523/QĐ – UBND ngày 13/08/2013, Ban quản lý khu di tích vừa xây dựng tổ chức bộ máy, phân bố lại hoạt động nhân sự đi vào nề nếp, vừa xây dựng các kế hoạch trung hạn, dài hạn, hàng năm, kết nối với các Sở, Ngành, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,... nhằm hoàn thành những mục tiêu đề ra. Kết quả trong những năm vừa qua cho thấy, mọi chỉ tiêu đặt ra, Ban quản lý luôn hoàn thành vƣợt mức. Có đƣợc điều này là do hoạt động điều phối vị trí nhân sự, bố trí công việc của Ban quản lý khá hợp lý, có hiệu quả.

Hiện nay khu di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa có 64 cán bộ nhân viên (Biên chế sự nghiệp: 41, Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 23). Trong đó, tỉ lệ tốt nghiệp đại học: 70%, cao đẳng: 20%, trung cấp và trình độ khác: 10%, chủ yếu đều tốt nghiệp chuyên ngành văn hóa. Có một đặc thù trong hệ thống cán bộ viên chức ở đây là tỉ lệ cán bộ ngƣời Tày chiếm khoảng 77% (49 ngƣời), trong khi đó, cán bộ viên chức ngƣời Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 23% (15 ngƣời). Nguyên nhân do khu di tích nằm trên địa bàn có mật độ quần cƣ của dân tộc Tày cao nhất tỉnh Thái Nguyên. Điều này cho thấy cộng đồng các dân tộc ở đây ngày càng quan tâm đến hoạt động giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản của quê hƣơng mình, đƣa giá trị di tích vƣợt ngoài tầm địa bàn.

Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực tại khu di tích còn khá thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động du lịch. Số lƣợng cán bộ là hƣớng dẫn viên/thuyết minh viên là 11 ngƣời/128 điểm di tích là quá ít ỏi; cán bộ làm nhiệm vụ khai thác di tích

vào phát triển du lịch chỉ có 1 ngƣời, không có cán bộ chuyên trách nhƣ marketing du lịch, thiết kế - điều hành tour,... Số lƣợng cán bộ vệ sinh môi trƣờng còn hạn chế (03 ngƣời/128 điểm di tích và các công trình xây dựng khác) (Phụ lục Bảng c) là lý giải cho thực trạng vệ sinh môi trƣờng tại khu di tích; nguồn nhân lực cho các lĩnh vực khác cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị di tích.

Thực tế, Ban quản lý khu di tích đã thực hiện rất nhiều các hoạt động nhằm tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng, tuy nhiên, quá trình thu hút và phát triển nguồn nhân lực tại khu di tích gặp rất nhiều khó khăn: Đặc điểm của khu di tích là nằm trên địa bàn vùng núi, điều kiện sống còn thiếu thốn, chính vì thế, khả năng thu hút nguồn nhân lực có trình độ còn hạn chế, đặc biệt là nguồn nhân lực trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ - du lịch. Hơn thế nữa, do hoạt động kinh doanh du lịch còn mới, hiệu quả chưa cao, chưa đem lại nguồn thu lớn nên mức độ chi trả cho lao động còn khá thấp so với mặt bằng chung những đơn vị kinh doanh du lịch (mặc dù ở đây, cán bộ viên chức còn được hưởng mức phụ cấp khu vực là 70%), vì vậy, cũng làm hạn chế đến khả năng thu hút nguồn lao động có trình độ. Mặt khác, do điều kiện đường sá, phương tiện hạn chế, cán bộ viên chức tại khu di tích chưa thực sự quan tâm đến công tác nâng cao trình độ năng lực, điều này là cản trở không nhỏ đến công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ lao động ở khu di tích.

2.2.3. Công tác quy hoạch

Từ khi đƣợc thành lập, Ban quản lý Khu di tích lịch sử cách mạng – sinh thái ATK Định Hóa đã phối hợp với huyện Định Hóa, đã triển khai thực hiện những biện pháp quy hoạch cụ thể. Trong đó đã đạt đƣợc những hiệu quả đáng khích lệ. Cụ thể, đã định hƣớng quy hoạch khu di tích theo hƣớng di tích lịch sử cách mạng kết hợp với cảnh quan sinh thái,. Tuy nhiên, hoạt động quy hoạch cần thời gian và số vốn lớn, do vậy, ATK Định Hóa xác định vấn đề quy hoạch sẽ đƣợc triển khai theo hai hƣớng trƣớc mắt và lâu dài. Khu ATK sẽ tập trung cho vấn đề trƣớc mắt là khai thác giá trị lịch sử cách mạng tại các di tích, sau đó đi vào khai thác cảnh quan sinh thái nhƣ thác

Bảy tầng, các đồi cọ, đồi chè…. Trong đó, nội dung quy hoạch cụ thể đƣợc thể hiện thông qua những dự án, đề án nhƣ:

- Quy hoạch xây dựng vùng chiến khu cách mạng ATK liên tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Bắc Kạn đến năm 2030;

- Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng trung tâm ATK Định Hoá, Thái Nguyên, giai đoạn 2013-2020;

- Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010, định hƣớng đến năm 2015, tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020;

- Đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy di tích giai đoạn 2012-2020,...

Trong định hƣớng phát triển của huyện, UBND Định Hóa cũng phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử cách mạng – sinh thái ATK Định Hóa tập trung sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhà nƣớc cấp để tôn tạo, trùng tu các di tích lịch sử cách mạng trên phạm vi toàn huyện, xây dựng hồ chứa nƣớc sinh thái và đập ngăn nƣớc dƣới chân đèo De, nơi có nhà tƣởng niệm Bác Hồ, xây dựng các làng du lịch dân tộc của Thái Nguyên tại Khuôn Tát tại xã Phú Đình,...; quy hoạch các khu vui chơi giải trí, đặc biệt là các trò chơi dân gian truyền thống; phát triển dịch vụ ẩm thực trên cơ sở phát huy những món ăn truyền thống có thế mạnh của địa phƣơng nhƣ các món gà, dê, cơm lam đựng trong ống nứa, bánh chƣng; đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch nhƣ hàng mây tre, chế tác đá, đồ gỗ mỹ nghệ, hàng thổ cẩm,... nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách du lịch.

Hiện nay, hoạt động tại khu di tích lịch sử cách mạng ATK chủ yếu là các hoạt động tập trung vào giải quyết các vấn đề trƣớc mắt, bao gồm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích vào phát triển du lịch, bƣớc đầu đƣa du lịch trở thành hoạt động quan trọng cho công tác phát huy, gìn giữ giá trị di tích, tạo tiền đề để quy hoạch tổng thể, phối hợp giá trị cảnh quan với giá trị di tích nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách. Có thể nói, đây là định hƣớng mang tính lâu dài, nhằm xây dựng và bảo tồn giá trị cốt lõi trở thành nền móng để phát huy toàn diện giá trị khu di tích.

2.2.4. Công tác bảo tồn, tôn tạo

Xác định công tác bảo tồn, tôn tạo là hoạt động chính, quan trọng và đầu tiên trong việc phát huy, gìn giữ di tích, Ban quản lý di tích phối hợp với huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, tôn tạo có hiệu quả.

Năm 2010, Ban quản lý đã lập quy hoạch liên thông bảo tồn, phát huy di tích ATK Việt Bắc gắn với dự án bảo vệ, tôn tạo Di tích lịch sử ATK và phát triển kinh tế -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 41)