Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 34 - 35)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về khu di tích

2.1.1. Lịch sử hình thành

Ngay sau khi Chủ tích Hồ Chí Minh đƣa ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc vào ngày 19/12/1946, nhận thấy có sự chênh lệch giữa ta và địch, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trƣơng tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trƣờng kỳ, tự lực cánh sinh chống lại đội quân xâm lƣợc nhà nghề, trang bị hiện đại của thực dân Pháp. Theo đó, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định dựa vào nhân dân các dân tộc và núi rừng Việt Bắc (gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên) để xây dƣng căn cứ địa kháng chiến. Tháng 11/1946, Trung ƣơng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thành lập Đội công tác đặc biệt, do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách, chuyên lo việc nghiên cứu di chuyển và chọn địa điểm an toàn đặt cơ quan Trung ƣơng trong trƣờng hợp xảy ra chiến tranh.

Giữa tháng 11/1946, một số cán bộ trong Đội công tác đặc biệt lần lƣợt lên vùng Việt Bắc làm nhiệm vụ khảo sát thực tế. Sau khi căn cứ vào báo cáo của Đội công tác và cân nhắc kỹ lƣỡng mọi mặt, Trung ƣơng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định chọn nơi đây để xây dựng An toàn khu (ATK) của Trung ƣơng, gọi là căn cứ địa ATK Việt Bắc, bao gồm các ATK bộ phận thuộc các huyện Định Hóa, Đại Từ, Phú Lƣơng, Võ Nhai (Thái Nguyên) cùng với các huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn, Chiêm Hóa (Tuyên Quang) và Chợ Mới, Chợ Đồn (Bắc Kạn). Đây là những nơi có đủ những yếu tố địa lợi và nhân hòa, đảm bảo sự an toàn cho các cơ quan đầu não kháng chiến hoạt động. Đến đầu năm 1947, hầu hết các cơ quan Trung ƣơng, Chính phủ, Mặt trận, Bộ Quốc phòng, các cơ quan kinh tế, văn hóa, giáo dục… đều có mặt tại căn cứ địa ATK Việt Bắc.

Nằm trong tầm quan trọng của Trung ƣơng kháng chiến ATK Việt Bắc, các vùng của ATK Định Hóa đƣợc xác định là một trong những “vùng lõi” của Trung ƣơng

kháng chiến. Đây là nơi “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, có địa thế hiểm yếu, có nền kinh tế tự cung tự cấp, giao thông vừa đảm bảo an toàn, vừa thuận lợi cho việc lãnh đạo, liên lạc và hậu cần, tiếp tế về đồng bằng, Hà Nội hay sang Bắc Kạn, sang Tuyên Quang, lên Cao Bằng, Lạng Sơn. Đồng thời, nhân dân các dân tộc đƣợc tôi luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng của “một huyện mà cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội vượt trội nhất trong vùng” (Võ Nguyên Giáp). Vì vậy, trong suốt 9 năm kháng chiến, các hoạt động lãnh đạo kháng chiến, kiến quốc của Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh chủ yếu diễn ra ở ATK Định Hóa.

Khi chiến tranh qua đi, các điểm di tích ghi dấu nơi làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ƣơng Đảng, Chính phủ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) phân bố trên 24 xã, thị trấn của huyện Định Hóa đƣợc Chính phủ công nhận là ATK Định Hóa – trung tâm của Thủ đô kháng chiến trong căn cứ địa Việt Bắc. Các di tích lịch sử thuộc ATK Định Hóa, cùng hệ thống ATK Việt Bắc đã đƣợc Chính phủ đánh giá là một phần của “quần thể di tích quan trọng bậc nhất của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX” ( Theo Điều 1, Quyết định số 784/TTg, do Thủ tƣớng Chính phủ ký ngày 22 tháng 09 năm 1997).

Căn cứ vào giá trị của khu di tích với dân tộc ta, ngày 05/01/2010, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định số 23/QĐ – UBND, thành lập Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên trực thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, thực hiện chức năng bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng gắn liền với hoạt động du lịch của địa phƣơng. Đây là bƣớc ngoặt quan trọng cho sự nghiệp bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 34 - 35)