Công tác liên kết phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 68 - 69)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích

2.2.8. Công tác liên kết phát triển du lịch

Để hoạt động du lịch tại ATK Định Hóa nói riêng và du lịch Thái Nguyên từng bƣớc phát triển xứng tầm, từ nhiều năm gần đây, Ban quản lý khu di tích đã phối hợp với tỉnh Thái Nguyên có các hoạt động tăng cƣờng liên kết hợp tác phát triển giữa các tỉnh trong vùng Việt Bắc là: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang và Lạng Sơn; đồng thời, xác định hoạt động liên kết hợp tác là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của ngành du lịch, đặc biệt là với các tỉnh trong “Miền di sản Việt Bắc”. Ngoài ra, Điểm du lịch khu di tích lịch sử ATK Định Hóa cũng nằm trong kế hoạch của tỉnh Thái Nguyên mở rộng liên kết hợp tác phát triển du lịch với nhiều tỉnh trong cả nƣớc nhƣ: Chƣơng trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Thái Nguyên – Vĩnh Phúc – Tuyên Quang – Hà Nội (ký kết vào tháng 11/2010). Một trong số những nội dung hợp tác cơ bản trong xây dựng Đề án phát triển du lịch này là xây dựng đƣợc các tour du lịch kết nối các điểm, khu du lịch tạo thành tour kết nối nhƣ: Tour Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Khu di tích ATK Định Hóa (Thái Nguyên) – Khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) – Tam Đảo, Tây Thiên Trúc (Vĩnh Phúc) – Thái Nguyên; tour Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên) – Tam Đảo, Tây Thiên

Trúc (Vĩnh Phúc) – Khu di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) – Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên).

Đồng thời, tỉnh Thái Nguyên cũng đăng cai tổ chức Hội thảo Liên kết du lịch giữa Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Dƣơng và Quảng Ninh. Ở hội thảo này, Thái Nguyên đã thống nhất với các tỉnh về việc mở các tour du lịch mới gắn kết các điểm du lịch nổi tiếng trong vùng gồm: Hồ Núi Cốc, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Thái Nguyên), Khu di tích Yên Thế, chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dƣơng), danh thắng Yên Tử, vịnh Hà Long (Quảng Ninh)… Trong đó, di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ATK Định Hóa đƣợc xác định là một trọng những điểm du lịch quan trọng nhất.

Tuy nhiên, để hoạt động liên kết thực sự hiệu quả, tạo bước đột phá khởi sắc, Ban quản lý khu di tích ATK Định Hóa cần chủ động phối hợp với các điểm di tích trong và ngoài tỉnh, thực hiện các hoạt động triển khai liên kết một cách độc lập, cụ thể hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)