Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch tại khu di tích
3.3.5. Giải pháp về bảo tồn di tích
- Tập trung thống kê, rà soát lại tất cả các di tích có liên quan có tại địa bàn, từ đó phân loại, xác định thứ tự ƣu tiên trong đầu tƣ khai thác phục vụ du lịch. Ƣu tiên quy hoạch xây dựng, bảo tồn những điểm di tích xuống cấp và điểm di tích trọng điểm.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Định Hóa có một số điểm di tích gần nhƣ bị “bỏ quên” nhƣ: địa điểm nơi đặt trƣờng Đảng Nguyễn Ái Quốc ở làng Luông, xã Bình Thành; địa điểm thành lập Nhà xuất bản Sự Thật tại xã Quy Kỳ,... cần quan tâm đầu tƣ khôi phục bảo tồn, với đặc điểm của các di tích, có thể kêu gọi tài các đơn vị có liên quan đến điểm di tích nhƣ Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ CHí Minh hỗ trợ về vật chất, di vật,... từng bƣớc khôi phục giá trị của điểm di tích theo hƣớng phục vụ hoạt động du lịch để phát triển bền vững.
- Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di tích vào phát triển du lịch: Đặc biệt là những thành tựu về công nghệ thông tin phục vụ cho việc xây dựng, cũng nhƣ quản lý hệ thống dữ liệu về di tích và bảo tàng, ứng dụng hoá chất vào việc bảo quản và sử dụng vật liệu hiện đại cho việc tu bổ di tích sao cho vẫn giữ đƣợc nguyên vẹn hình ảnh, giá trị của di tích; Ứng dụng công nghệ 3D, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh trong việc phục dựng không gian di tích; Tiến hành xây dựng nhà chiếu phim tƣ liệu tại Nhà Tƣởng niệm Hồ Chí Minh để cung cấp cho khách du lịch những thƣớc phim cảm động về Bác tại ATK.
- Bảo tồn và khai thác theo vùng của cụm di tích.
Để có thể phát huy đƣợc tối đa giá trị của di tích vào phát triển du lịch, cũng nhƣ bảo tồn toàn vẹn giá trị của di tích, cần phải có những biện pháp cụ thể trong việc tổ chức bảo tồn và khai thác di tích. Cụ thể, tiếp tục nghiên cứu tổ chức bảo tồn và khai thác di tích theo 3 vùng, cụ thể:
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt
Là khu vực phân bố những di tích gốc, những di tích chủ chốt. Do đó, vùng này chỉ nên có những hoạt động phục chế, tôn tạo chống xuống cấp, nhằm bảo tồn tính nguyên bản của di tích. Khi khai thác, tôn tạo, Ban quản lý cần chú ý một số điểm sau:
+ Ban quản lý cần nghiên cứu kỹ lƣỡng giá trị lịch sử của di tích để bảo tồn nguyên gốc giá trị di tích, tránh sai lệch lịch sử, tiến hành phục dựng các di tích quan trọng nhƣ: Phục dựng sân khấu và nhà hội trƣờng tại đồi Phong Tƣớng (ở đây trƣớc kia có sân khấu rộng khoảng 4m x 5m, cao gần 2m, gần vị trí bờ suối, đã bị phá đi để xây dựng nhà trẻ và nhà văn hóa và có nhà hội trƣờng là ngôi nhà 03 gian, với hệ thống cột gỗ, sàn làm bằng những tấm ván, kết cấu vì kèo bẳng tre nứa; mái gồm 04 mái trên và 04 mái dƣới); khôi phục không gian “Phủ chủ tịch” đầu tiên tại đồi Khau Tý (bao gồm hai căn nhà sàn dựng lên với cột bằng gỗ, có ván lát sàn, vỉ kèo bằng tre và vầu, bốn mái lợp bằng lá cọ; bên cạnh có bếp lợp lá cọ, sân tập thể dục với xà đơn là hai cây to có chạc đôi, thanh xà ngang bằng vầu đặt ngang buộc bằng dây mây rừng).
+ Một số di tích đã đƣợc phục dựng bằng những “vật liệu giả gốc” nhƣ lán Tỉn Keo, đƣờng hầm đồi Nà Đìn,... nhƣng qua thời gian, đã bị bong tróc, gây mất thẩm mỹ, đồng thời, một số điểm di tích đƣợc phục dựng nhƣng không đảm bảo tính nguyên gốc của di tích: bếp ở lán Tỉn Keo,... cần đƣợc tôn tạo, phục dựng bằng những vật liệu có độ bền cao hơn, tuy nhiên, vẫn đảm bảo tính phù hợp với không gian và giá trị di tích.
+ Đối với các di tích đặt bia hay phù điêu nhƣ di tích Hội Nhà báo Việt Nam,... cần dựng bia hoặc phù điêu tại những vị trí là điểm nhấn của không gian, hình thức và vật liệu đơn giản, hài hòa với cảnh quan. Cần loại bỏ bia hay phù điêu bằng bê tông, thay vào đó là làm bằng thanh đá liền khối, chạm khắc theo phong cách nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Trƣờng hợp có nhà bia, cần xây dựng theo kiến trúc truyền thống bên trong đặt bia đá.
Vùng khai thác chuyên biệt:
Chức năng sử dụng của vùng khai thác chuyên biệt là nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ và khai thác di tích. Vì vậy, chỉ có thể xây dựng các công trình mang tính phụ trợ nhƣ: khu nhà vệ sinh, nhà trƣng bày, nhà đón tiếp,... xây dựng không gian ngắm cảnh phù hợp với đặc điểm di tích và cảnh quan thiên nhiên. Khi quản lý và xây dựng, Ban quản lý cần chú ý những điểm sau:
+ Các công trình xây dựng cần phù hợp với quy mô cụm di tích, tránh phá vỡ cảnh quan chung của cụm di tích. Ví dụ nhƣ nhà trƣng bày tại Tỉn Keo có khối tích quá lớn, lại bố trí quá gần điểm di tích lán Tỉn Keo, làm lấn át di tích.
+ Các công trình cần tuân thủ kiến trúc phù hợp với văn hóa bản địa (nhà sàn). Thực tế, nhà trƣng bày tại Tỉn Keo có xây dựng mô phỏng kiến trúc nhà sàn, nhƣng vật liệu lại bằng bê tông, gạch, sơn màu hiện đại,... làm mất đi tính địa phƣơng của điểm di tích. Hoặc thùng rác, bờ rào,... không sơn giả gỗ, ảnh hƣởng đến cảnh quan chung.
+ Hiện nay, chỉ có cụm di tích Tỉn Keo là có các hạng mục nhƣ: Khu đón tiếp, nhà trƣng bày, nhà vệ sinh, thùng đựng rác,... còn các cụm di tích khác đều thiếu các hạng mục này. Vì vậy, Ban quản lý nên gấp rút quy hoạch và triển khai xây dựng.
+ Cần khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên nhƣ núi đồi, sông suối,... nhằm nâng cao giá trị của di tích nhƣ di tích đồi Phong Tƣớng, cây đa Khuôn Tát,... có vị trí
“trên núi, dưới sông” rất đẹp nhƣng hiện nay vẫn chƣa đƣợc khai thác. Vùng phát triển dịch vụ:
Chức năng sử dụng của vùng này là hỗ trợ các nhu cầu bổ sung của du khách khi tới tham quan di tích. Tùy thuộc vào quy mô, vị trí và sự tương quan với các điểm di tích mà có thể xây dựng các công trình hỗ trợ du khách như: Nhà khách phục vụ ăn uống, nhà nghỉ, khu vui chơi – giải trí, bán hàng lưu niệm, trạm y tế, bãi để xe, bưu điện. Hiện nay, hầu như các điểm di tích trong khu di tích chưa xây dựng các hạng mục trong Vùng khai thác, chỉ có điểm di tích đèo De núi Hồng mới có một số hạng mục như: Khu nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh, khu dịch vụ, nghỉ ngơi, ăn uống và khu sân tổ chức lễ hội. Tuy nhiên, dịch vụ ở đây vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng về ăn – nghỉ - giải trí của du khách, dịch vụ lại chỉ tập trung tại đây nên không thuận tiện cho du khách khi đi tham quan các cụm di tích khác. Chính vì vậy, cần bổ sung thêm các hạng mục thuộc Vùng khai thác cho các điểm di tích trong cụm di tích.