Hệ thống điểm di tích thuộc khu di tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 35 - 38)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Khái quát về khu di tích

2.1.2. Hệ thống điểm di tích thuộc khu di tích

Tháng 5/2012, khu Di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hóa đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt với 108 điểm di tích lịch sử cách mạng. Trong đó có 14 điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia, 6 di tích xếp hạng cấp tỉnh thuộc địa phận các xã Phú Đình, Điềm Mặc, Thanh Định, Định Biên, Bảo Linh, Đồng Thịnh, Quy Kỳ,

Kim Phƣợng, Bình Thành và thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Trung tâm của khu di tích là nơi đặt trụ sở của Ban quản lý khu di tích tại đèo De, xã Phú Đình.

2.1.2.1. Các di tích xếp hạng quốc gia

Bộ văn hóa thông tin đã xếp hạng 14 điểm di tích cấp quốc gia giao cho Ban quản lý ATK quản lý thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch gồm:

Bảng 2.1 : Hệ thống điểm di tích cấp quốc gia thuộc ATK Định Hóa S

TT

TÊN DI TÍCH NỘI DUNG

1. Nhà tù Chợ Chu (thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa)

Nhà tù Chợ Chu do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1916, nâng cấp năm 1942, từng làm nơi giam giữ các chiến sĩ Việt Nam yêu nƣớc và cách mạng. Hiện nay, di tích còn hai nền nhà dài, chạy song song (bên ngoài là nhà giam, bên trong là nhà ăn), nền nhà gác và bốt gác.

2. Địa điểm thành lập Việt Nam Giải phóng quân (xã Định Biên, huyện Định Hóa)

Đây là địa điểm gi dấu lễ thành lập đội Việt Nam giải phóng quân (sáng ngày 15/05/1945) tại thửa ruộng Nà Nhậu (phía trƣớc ngôi đình làng Quặng). Tại đây đã dựng bia ghi dấu sự kiện và phục dựng lại đình làng Quặng.

3. Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Khau Tý năm 1947 (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

Đây là nơi ở và làm việc của Bác từ trung tuần tháng 5 năm 1947 đến đêm ngày 20/5/1947. Di tích đƣợc phục dựng vào năm 2004, 2005, với các hạng mục: nhà sàn, nhà bếp, giao thông hào...

4 Địa điểm Bác ở và làm việc tại đồi Tỉn Keo (1948 - 1954) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

Tại đây, Bác đã soạn thảo, ký nhiều văn kiện quan trọng và cùng Bộ Chính trị đƣa ra những quyết định quan trọng, đem lại thắng lợi thắng lợi cho chiến cuộc Đông Xuân (1953 - 1954). Hiện tại, lán ở của Bác, lán họp Bộ Chính trị và một số hạng mục khác đã đƣợc phục dựng lại bằng gỗ, vầu, mái lợp lá cọ. 5 Cụm di tích Bác ở

Khuôn Tát: Cây đa, đoạn suối Khuôn Tát - nơi Bác tắm, giặt và câu cá, nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

Tại địa điểm này, Bác đã từng ở và làm việc từ ngày 20/11/1947 đến tháng 1/1954

Năm 2000, đã phục dựng nhà sàn Bác ở, làm việc, hệ thống đƣờng hầm và một số hạng mục khác trong di tích.

6 Địa điểm Tổng Bí

thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng làm việc tại Phụng Hiển (1947 – 1949) (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

Đây là nơi làm việc trong thời kỳ đầu của Tổng Bí thƣ Trƣờng Chinh, Văn phòng Trung ƣơng Đảng và Báo sự thật tại ATK Định Hóa.

7 Địa điểm Cơ quan Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam (1949 - 1954)(xã Bảo Linh, huyện Định Hóa)

Đây là trụ sở làm việc của đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, văn phòng Tổng Quân ủy và địa điểm văn phòng Bộ Tổng Tƣ lệnh trên đồi Khau Cuội. Năm 2004, Bộ Quốc phòng dựng lại lán làm việc của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, hầm, hào bảo vệ,... lập nhà bia di tích Cơ quan Bộ Tổng Tƣ lệnh.

8 Thắng cảnh thác

Khuôn Tát (xã Phú Đình, huyện Định Hóa)

Khi làm việc tại đồi Tỉn Keo, Bác từng ngồi câu cá và cùng anh em bảo vệ và tắm, giặt tại thác này. Hiện nay, thác vẫn giữ đƣợc cảnh đẹp tự nhiên, môi trƣờng trong sạch.

9 Địa điểm thành lập

Hội Nhà báo Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

Đây là nơi đã diễn ra Hội nghị quyết định việc đổi tên Hội Nhà báo Việt Nam thành Hội Những ngƣời viết báo Việt Nam (ngày 21/4/1950). Tại đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số cơ quan khác xây dựng nhà bia lƣu niệm. 1

0

Địa điểm thành lập

Ủy ban hòa bình

Việt Nam (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

Nơi đây đã diễn ra Hội nghị thành lập Uỷ ban Bảo vệ hòa bình Việt Nam. Tại đây, Liên hiệp Các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam đã cho dựng bia đá, khắc thƣ của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị.

1 1

Địa điểm thành lập Ủy ban Kiểm tra Trung ương (xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa)

Đây là nơi đặt trụ sở của Ban Kiểm tra Trung ƣơng - cơ quan kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng. Hiện nay, tại khu vực này đã dựng nhà bia để ghi dấu sự kiện lịch sử.

1 2

Địa điểm Báo

Quân đội nhân dân ra số đầu (20/10/1950) ( xã Định Biên, huyện Định Hóa)

Hiện nay, Báo Quân đội nhân dân đã lập bia ghi dấu sự kiện tại di tích.

1 3

Địa điểm đồi Pụ Đồn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì lễ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (1948) (xã Phú Đình, huyện Định Hóa).

Di tích là nơi lƣu niệm sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 110/SL phong quân hàm Đại tƣớng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp (20/01/1948) và chủ trì lễ phong quân hàm Đại tƣớng cho đồng chí (28/5/1948). Năm 2008, đã xây dựng nhà bia ghi dấu sự kiện tại di tích.

1 4

Địa điểm thành lập trường Đảng Nguyễn Ái Quốc (làng Luông, xã Bình Thành, huyện Định Hóa).

Hiện nay, nơi đây đã lập bia ghi dấu sự kiện tại di tích.

2.1.2.2. Các di tích xếp hạng cấp tỉnh

Gồm 5 di tích:

Bảng 2.2 : Hệ thống điểm di tích cấp tỉnh thuộc ATK Định Hóa ST

T

TÊN DI TÍCH NỘI DUNG

1 Địa điểm khai sinh ngành Điện

ảnh và Nhiếp ảnh cách mạng Việt Nam 1953, xã Điềm Mặc, Định Hóa, Thái Nguyên.

Di tích đƣợc công nhận theo quyết định 17220/QĐ-UBND ngày 22/7/2004 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

2 Địa điểm di tích Nơi thành lập Chính quyền huyện Định Hóa (1945) xã Kim Phượng, huyện Định Hóa

Di tích đƣợc công nhận theo quyết định số 858/QĐ-UBND, ngày 15/4/2010 của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

3 Địa điểm di tích Nơi làm việc của Nhà xuất bản Sự Thật (Chính trị quốc gia Sự Thật), xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa.

Di tích đƣợc công nhận theo quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 13/8/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

4 Di tích thắng cảnh chùa Hang,

thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hóa.

Di tích đƣợc công nhận theo quyết định số 181/UB- QĐ ngày 31/03/1994 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

5 Địa điểm di tích lịch sử Ban

Nông vận Trung ương và Hội Nông dân cứu quốc huyện Định Hóa.

Di tích đƣợc công nhận theo quyết định số 11/QĐ- UBND ngày 4/1/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Hệ thống các điểm di tích trong khu di tích đƣợc phân bố rải rác tại các xã khác nhau của huyện Định Hóa. Do đó, việc khai thác phục vụ du lịch gặp rất nhiều khó khăn, nhiều điểm di tích hầu nhƣ du khách không quan tâm đến. Điều này đặt ra vấn đề quy hoạch, tổ chức hoạt động và sản phẩm du lịch cho ATK Định Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 35 - 38)