Công tác bảo tồn, tôn tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 49 - 52)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích

2.2.4. Công tác bảo tồn, tôn tạo

Xác định công tác bảo tồn, tôn tạo là hoạt động chính, quan trọng và đầu tiên trong việc phát huy, gìn giữ di tích, Ban quản lý di tích phối hợp với huyện Định Hóa, tỉnh Thái nguyên thực hiện nhiều hoạt động bảo tồn, tôn tạo có hiệu quả.

Năm 2010, Ban quản lý đã lập quy hoạch liên thông bảo tồn, phát huy di tích ATK Việt Bắc gắn với dự án bảo vệ, tôn tạo Di tích lịch sử ATK và phát triển kinh tế - xã hội huyện Định Hóa giai đoạn 2010 đến năm 2020. Trong đó, kinh phí đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo giá trị các di tích ATK là rất lớn (xem Phụ lục ).

Sau khi triển khai, các hoạt động này đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định. Cụ thể, trong 5 năm qua (2010 – 2015), Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa đã hoàn thành việc tôn tạo một số di tích lịch sử quan trọng nhƣ: Di tích Tỉn Keo, Văn phòng Bộ Tổng tƣ lệnh, Di tích thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Kiểm tra Trung ƣơng,... với tổng kinh phí đầu tƣ hơn 6 tỷ đồng.

Cũng với định hƣớng trên, huyện Định Hóa cũng rất quan tâm đến hoạt động bảo tồn, tôn tạo di tích: Giai đoạn từ năm 2006 – 1010 nguồn vốn đầu tƣ của nhà nƣớc cho khu di tích lịch sử cách mạng ATK là 790 triệu đồng, trong đó, số vốn dành riêng cho việc trùng tu các hạng mục chính của khu di tích lịch sử là 650 triệu đồng chiếm 82,27%, còn lại dành cho các công việc nhƣ: Tổ chức hội thi hƣớng dẫn viên của ATK, xây dựng dịch vụ lƣu trú ngắn ngày tại cộng đồng vùng ATK,….là 140 triệu đồng chiếm 17,73%. Điều này cho thấy trên tổng số vốn đầu tƣ, vốn dành cho hoạt động bảo tồn, tôn tạo các di tích lớn hơn so với các hạng mục phát triển du lịch, cho thấy sự quan tâm đặc biệt của huyện nói chung và ban quản lý nói riêng tới công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích.

Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tƣ cho bảo tồn và du lịch tại khu di tích ATK giai đoạn 2006 - 1010

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch của huyện Định Hóa

Trong năm 2010, Ban quản lý di tích ATK đã phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các bộ, ngành, cơ quan chức năng xây dựng và triển khai “Đề án bảo tồn, phát huy Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc - Thái Nguyên gắn với phát triển du lịch”. Sau khi triển khai, Ban quản lý Khu di tích lịch sử - sinh thái ATK Định Hóa đã sƣu tầm đƣợc hơn 400 tài liệu, hiện vật, trên 500 ảnh tƣ liệu, 4.200 sách hồi ký, lịch sử. Trong đó, có nhiều tƣ liệu, hiện vật giá trị liên quan đến quãng thời gian Bác Hồ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc tại ATK Định Hóa trong những ngày hoạt động cách mạng thời kỳ kháng chiến 1946 – 1954. Riêng trong năm 2015, Ban quản lý Khu di tích lịch sử ATK Định Hóa tiếp tục hoàn thiện hồ sơ xếp hạng 2 di tích quốc gia, 2 di tích cấp tỉnh trong khu vực ATK Định Hóa làm cơ sở để đầu tƣ bảo tồn, phát huy giá trị di tích, sƣu tầm thêm 300 tài liệu, hiện vật dân tộc học và cách mạng kháng chiến tại ATK Thái Nguyên, khởi công xây dựng công trình Nhà lƣu niệm Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp tại di tích đồi Phong Tƣớng, xã Phú Đình, huyện Định Hóa.

Tuy nhiên, hiện nay, các điểm di tích đang có hiện tƣợng xuống cấp: Tại lán Họp Tỉn Keo, các cột gỗ chống lán bị ăn mòn bởi mọt, nền lán bị mối xông thành đụn; Nƣớc mƣa, chất thải dƣới giao thông hào ở Tỉn Keo đọng thành vũng tù, chƣa có hệ thống điện, khiến khách du lịch không thể trải nghiệm đƣợc; Hệ thống đƣờng hầm đồi Nà Đình cũng trong hoàn cảnh tƣơng tự, bị xuống cấp nghiêm trọng, hệ thống điện bị hỏng, cản trở du khách tham quan; Tại các điểm di tích quan trọng (lán họp, lán Bác ở, lán Cảnh vệ,...) chƣa có hệ thống rào chắn bảo vệ, điều này làm hạn chế sự bền vững của di tích khi bị khách du lịch tác động, cụ thể, chuông và khánh tại Nhà tƣởng niệm Bác Hồ đã bị du khách khắc tên, ghi dấu... ; Khu nhà vệ sinh tại khu trung tâm di tích mới xây dựng không đƣợc dọn dẹp, gây mất vệ sinh, có hiện tƣợng xuống cấp; Rác thải xuất hiện khá nhiều tại di tích suối Khuôn Tát và một số điểm di tích khác; Các bia lƣu niệm tại một số điểm di tích lân cận bị hỏng, mất chữ, gây mất thẩm mỹ và cảnh quan, có một số di tích còn chƣa đƣợc dựng bia lƣu niệm nhƣ: Di tích nơi Tổng bí thƣ Trƣờng Chinh và di tích Văn phòng Trung ƣơng Đảng làm việc tại Phụng Hiển; di tích thành lập trƣờng Đảng Nguyễn Ái Quốc ở Bình Thành,...

Bên cạnh đó, trong quá trình phục dựng các điểm di tích cũng còn hiện tƣợng làm sai lệch, mất đi tính gốc của di tích: lán Bếp ở Tỉn Keo đƣợc phục dựng nhƣng không nguyên bản, bị bê tông hóa; Với mục đích chống mọt, các cột gỗ chống lán ở đồi Tỉn Keo đƣợc sơn màu cánh gián, điều này làm mất đi tính nguyên bản di tích; Hệ thống đƣờng hầm đồi Nà Đình đã đƣợc phục dựng, nhƣng sơ sài, qua quýt (hệ thống gỗ gia cố đƣờng hầm sơn màu lá cây, bị bong tróc ảnh hƣởng đến mỹ quan), không có biển chỉ dẫn,...

Bảng 2.3: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động bảo tồn di tích tại ATK Định Hóa (Đơn vị:%)

Nội dung Mức độ hài lòng

K hó nói Khô ng hài lòng nh thƣờng H ài lòng R ất hài lòng Tính nguyên bản của di 1 54.1 22 2 1

tích .02 .4 1.5 .02 Hệ thống công trình xây dựng bổ sung 2 .04 24.5 40 .8 2 2.4 1 0.2 Hệ thống công trình xây dựng thay thế 3 .06 51.0 2 30 .6 1 5.3 0 Hoạt động bảo vệ môi

trƣờng di tích 1 .02 30.6 34 .7 2 4.48 9 .2 Hệ thống cung cấp thông

tin của di tích (biển chỉ dẫn, bia di tích,...) 2 .04 30.6 36 .7 2 6.5 4 .1

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ quá trình điều tra bảng hỏi tại ATK Định Hóa

Thông qua bảng số liệu điều tra, cho thấy phần lớn du khách đánh giá thấp hoạt động bảo tồn di tích tại ATK Định Hóa, điều này thể hiện ở tỷ lệ khách du lịch không hài lòng về tính nguyên bản của di tích lên tới 54.1% và hệ thống công trình xây dựng thay thế chiếm 51.02%, trong đó, mức độ hài lòng với các công trình xây dựng bổ sung chỉ là 22.4%. Đối với hoạt động bảo vệ môi trường di tích và cung cấp thông tin di tích, khách du lịch cũng chỉ hài lòng ở mức độ 24.48% và 26.5%. Đặc biệt, mức độ rất hài lòng đối với các hạng mục trên rất thấp. Điều này chứng tỏ vấn đề bảo tồn di tích ở ATK Định Hóa trên phương diện đánh giá của du khách đang là vấn đề cần các cơ quan quản lý, các thành phần tham gia hoạt động du lịch nghiên cứu, đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm khai thác, bảo tồn di tích hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử cách mạng ATK định hóa – thái nguyên (Trang 49 - 52)