Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch tại khu di tích
2.2.11. Những đóng góp của hoạt động du lịch đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị khu d
huy giá trị khu di tích
Hoạt động du lịch góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo tồn, bảo vệ di tích.
Nhìn thấy giá trị của di tích trong thu hút phát triển du lịch, cộng đồng đã tham gia ngay vào việc bảo tồn di tích. Doanh nghiệp du lịch, ngƣời hƣởng lợi trực tiếp từ thành quả bảo tồn cũng đã có đóng góp kinh phí cho bảo tồn.. Điển hình nhất tại đây là các công ty du lịch Hà Nội ETOCO hay LEAD TRAVEL là những công ty hay đƣa khách đến với ATK Định hóa và thƣờng xuyên tiến hành trích nguồn thu ủng hộ quỹ bảo tồn di tích. Đồng thời, thông qua các chƣơng trình du lịch của công ty, du khách biết đến, tìm hiểu và khám phá di tích..
Trên thực tế, số lƣợng Doanh nghiệp du lịch đƣa khách đến di tích ATK không nhiều. Do đó, vai trò của doanh nghiệp với di tích không đƣợc nổi bật nhƣ các điểm di tích khác. Vì vậy, Ban quản lý ATK cần có chiến lƣợc thu hút các dòng khách đến từ các doanh nghiệp du lịch nhằm đẩy mạnh vai trò của Doanh nghiệp với bảo tồn di tích. Do các điểm di tích phân bố rải rác khắp huyện, hoạt động bảo tồn di tích ATK Định hóa phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ của cƣ dân địa phƣơng. Thời gian vừa qua, cộng đồng địa phƣơng đã có một số hành động tích cực trong hoạt động bảo tồn di tích nhƣ: Tiến hành thu gom và tiêu hủy rác thải tại điểm di tích, quây hàng rào bảo vệ tránh trâu, bò xâm phạm,...
Đối với khách du lịch, hiện nay, ở ATK Định Hóa chƣa thu vé tham quan mà chỉ kêu gọi công đức từ khách du lịch. Trong thời gian tới, Ban quản lý ATK Định Hóa sẽ tiến hành lấy ý kiến của du khách về hoạt động của di tích, trong đó, có hoạt động
bảo tồn, tôn tạo di tích thông qua việc thu vé tham quan. Đây sẽ là một bƣớc tiến mới trong phƣơng hƣớng tôn tạo, bảo tồn di tích thông qua việc đề cao vai trò của khách du lịch.
Thúc đẩy hoạt động đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo di tích
Từ khi hoạt động du lịch đƣợc triển khai tại di tích, số lƣợng các Dự án, đề án, các công trình xây dựng,... lấy vốn từ ngân sách tỉnh và Trung ƣơng, cũng nhƣ nguồn vốn từ xã hội hóa trong việc bảo tồn di tích gắn liền với phát triển du lịch đƣợc triển khai theo cấp số nhân.
Cụ thể, theo đề án phân kì đầu tƣ và khai toán vốn thực hiện đề án thƣơng mại – dịch vụ từ năm 2006 – 2010, ngân sách tỉnh và Trung ƣơng đầu tƣ cho khu di tích là 11.900 triệu đồng. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến hoạt động trùng tu, tôn tạo di tích, xây dựng thêm sản phẩm mới… nhằm khai thác thu hút khách du lịch. Nguồn vốn này không hề nhỏ và tăng đều hàng năm. Điều này còn đƣợc thể hiện rõ trong kế hoạch đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ xây dựng, phục hồi, bảo tồn, tôn tạo giá trị các Di tích ATK (2012 – 2020) (Phụ lục Bảng a). Trong đó, các di tích đƣợc ƣu tiên đầu tƣ nhƣ: Đồi Phong Tƣớng, Di tích nhà tù Chợ Chu, di tích Tỉn Keo,...
Thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di tích
Nhằm đƣa di tích vào phục vụ phát triển du lịch, Ban quản lý di tích và các doanh nghiệp du lịch đã đƣa hình ảnh di tích đến du khách thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá di tích nhƣ: làm tờ rơi, tờ gấp, thiết kế website riêng,... Có thể nói, Du lịch giúp mở rộng giá trị và quảng bá hình ảnh di tích, nếu không có hoạt động du lịch, du khách trong và ngoài nƣớc không thể biết đến ATK Định Hóa, nơi có những chiến tích lịch sử, nhƣ Di tích Tỉn Keo, Đồi Phong Tƣớng, Di tích Nà Mòn, Nhà tù Chợ Chu…. Bởi thế, phát triển du lịch là một hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di tích hiệu quả nhất.