Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Nhân vật truyền thuyết
2.1.1.2. Thánh Tản Viên – người anh hùng chiến trận
Kiểu truyện về Thánh Tản Viên – Sơn Tinh không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh trị thủy của người Việt mà còn phản ánh cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lược của các vua Hùng từ thời dựng nước Văn Lang với các bộ tộc, bộ lạc khác. Ở một số truyền thuyết, Sơn Tinh - Thánh Tản Viên giữ vai trò là người anh hùng liên minh các bộ tộc, giương cao ngọn cờ đoàn kết dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Trong tình hình các thị tộc, bộ lạc có khuynh hướng cắt cứ, phân tranh và kình địch lẫn nhau, việc thống nhất lực lượng của Sơn Tinh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển dân tộc trong buổi bình minh của lịch sử. Trong truyền thuyết Sơn Tinh đánh giặc để giữ gìn bờ cõi, Sơn Tinh lại được ngợi ca như một người anh hùng bảo vệ đất nước. Sơn Tinh đã thu phục được những vị thủ lĩnh ở các vùng xa tìm đến kết giao, như truyền thuyết về các ông thánh Miễu, ông Ba Bể cảm phục đức tài Thánh Tản. Những truyền thuyết kể về Thánh Tản Viên – Sơn Tinh đánh giặc còn lưu truyền qua các bản kể: Truyện Tản Viên Sơn thánh (Kinh), Sơn Tinh đánh giặc, Sự tích hai anh em sinh đôi Cao Sơn – Quý Minh, Sự tích Thánh Tản Viên và Quý Minh, Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiến Công, Minh
Công và Phan Hiến, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục, Truyền thuyết Sơn Tinh [21]. Hình tượng Sơn Tinh nổi lên là một thủ lĩnh tài ba, liên kết được các tướng lĩnh, phát huy sức mạnh của quân dân đánh giặc.
Truyện kể về Sơn Tinh của người Mường ở Phú Thọ kể về chiến thắng của Sơn Tinh trước giặc Thục và giặc Tề Nguyên. Giống như nhiều nơi khác, ở Ba Vì cũng có truyền thuyết về Sơn Tinh đánh giặc Thục. Trong các trận giao chiến với quân Thục, Sơn Tinh trực tiếp cầm quân đánh giặc, cùng với nhiều tướng lĩnh tài giỏi như: Đại Hải, Hiển Công, Sùng Công, Trần Giới, Trần Hà,.. đặc biệt là hai vị tướng lỗi lạc là Cao Sơn và Quý Minh. Sơn Tinh được sự tin tưởng, ủng hộ, chung sức, đồng lòng của toàn thể dân chúng để đánh giặc Thục. Mặc dù, quân Thục nổi tiếng hùng mạnh, đông đảo với sự lãnh đạo tài tình của Thục Phán nhưng Sơn Tinh luôn giành chiến thắng vẻ vang, cuối cùng chúa Thục phải cầu hòa và rút quân.
Truyền thuyết vùng Tản Lĩnh kể rằng, Sơn Tinh đem quân đánh giặc, gấp đến nỗi phải cho quân ăn nồi cơm sống dở. Sau này, trong những ngày lễ hội, đồ hiến tế bao giờ cũng có ván sôi tráng lớp mật, trên rắc ít hạt gạo sống tượng trưng cho nồi cơm đánh đuổi giặc chưa kịp chín năm xưa. Dân gian còn lưu truyền khúc dân ca kể rằng, dân làng gói bánh chưng giữa tháng mười khao quân để ăn tết sớm kịp đi đánh giặc. Sau mỗi chiến thắng, Sơn Tinh luôn trở về đất mẹ, làm lễ khao quân. Sức mạnh kết tinh từ tướng lĩnh tài giỏi và sức mạnh toàn dân đã tạo nên chiến thắng oai hùng. Sơn Tinh đánh tới đâu thắng tới đó, xứng đáng là vị thủ lĩnh tối cao, đảm nhiệm trọng trách và sứ mệnh bảo vệ nền độc lập, giữ gìn những giá trị tốt đẹp của nền văn hiến Văn Lang.
Hình tượng Sơn Tinh – người anh hùng chiến trận thể hiện sức mạnh liên kết giữa các tướng lĩnh, bộ lạc, ý chí đoàn kết, kiên cường giữ nước của nhân dân. Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh: “Tản Viên là sức mạnh liên
kết: đất và núi. Lạc Việt và Âu Lạc, con người và thánh thần. Ông khẳng định sức sống Việt Nam trước thiên nhiên hùng vĩ, đã sáng tạo nên những giá trị văn hóa sinh tồn” [30, tr.417].
Truyền thuyết về Sơn Tinh đánh giặc thể hiện rất rõ ý chí kiên cường bất khuất và lòng tự hào về khả năng bảo vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng bất khả xâm phạm của dân tộc.