Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian
3.2.1. Nhân vật Thánh Tản Viên trong lễ hội dân gian
Các lễ hội về nhân vật Thánh Tản Viên trong “Tứ bất tử” được sử dụng để khảo sát trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ Hội Việt Nam đó là:
-Hội Dô của tác giả Kiều Thu Hoạch [46, tr.377 – 381].
-Hội làng Khê Thượng của tác giả Lê Hồng Lý [46, tr.602 – 607]. -Hội đền Măng Sơn của tác giả Hưng Minh [46, tr.722 – 725].
-Hội đánh cá làng Me của tác giả Kiều Thu Hoạch [46, tr.725 – 726]. -Hội Đền Và của tác giả Nguyễn Hữu Thức [46, tr.1017 -1026].
-Hội Tản Viên Sơn Thánh [70, tr.446-448].
Mối quan hê ̣ qua la ̣i giữa truyền thuyết – lễ hô ̣i thể hiê ̣n r ất rõ qua các sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân trong các lễ hội dân gian. Gắn với truyền thuyết về Thánh Tản Viên là những lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ, tôn vinh Đức Thánh Tản được diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng hàng năm được tổ chức ở khắp các làng quê vùng núi Ba Vì.
Truyền thuyết giải thích các nghi lễ linh thiêng cũng như những trò diễn trong các lễ hội về Thánh Tản Viên. Ở mỗi vùng, nơi có dấu chân Thánh Tản Viên đi qua thì ở đó đều có các lễ hội về ngài, hiện nay rất nhiều nơi nhân dân
lập đền thờ và tổ chức lễ hội hàng năm. Những lễ hội độc đáo về Thánh Tản Viên phải kể đến đó là: Hội Dô, hội làng Khê Thượng, hội đền Măng Sơn, hội đánh cá làng Me, hội Tản Viên Sơn Thánh và đặc biệt phải kể đến lễ hội Đền Và.
Hội Đền Và tổ chức lễ hội lớn vào ngày rằm tháng giêng, là hội về Thánh Tản Viên lớn nhất, nổi tiếng Xứ Đoài, cứ 3 năm tổ chức đại hội một lần vào các năm: Tý, Mão, Ngọ, Dậu. Vào năm đại hội, 8 làng có liên quan đến truyền thuyết về Thánh Tản là: Vân Gia, Thanh Trì, Nghĩa Phủ, Mai Trại, Dạm Trại (xã Trung Hưng), Phù Sa, Phú Nhi (xã Viên Sơn), và làng Di Bình (xã Vĩnh Thịnh – huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc) đều tập trung về đền Và. Hội bắt đầu từ ngày 13 đến hết 15 tháng giêng, với đám rước lớn ngày 14. Phần tế lễ được diễn ra trang nghiêm, long trọng. Tục rước nước là nghi thức đặc trưng nhất của lễ hội. Đám rước nước gồm: kiệu chính rước long ngai bài vị Tam Vị Đức Thánh Tản, kiệu hương hoa, oản quả với sự tham gia của tất cả các trai đinh được tuyển trọn trong 8 làng. Xuất phát từ đền Và vào khoảng 2- 3 giờ sáng, đến cổng thành Sơn Tây, các cỗ kiệu quay một vòng rồi rước qua làng Phù Sa, Phú Nhi ra bến sông. Tại đây, những chiếc thuyền đinh đã được dân vạn chài là làng Phú Nhi dùng xích sắt ghép lại với nhau, trên lát ván gỗ phẳng phiu thành một chiếc phao lớn. Khi đám rước qua sông, thuyền bè từ các nơi kéo về phù giá, giúp chuyên chở người hành lễ và khách thập phương. Đặc biệt vào ngày này, những người chở đò đưa khách thập phương qua sông là để làm phúc chứ không lấy tiền, bởi theo quan niệm của họ, làm được nhiều điều phúc trong ngày này sẽ được Tam vị Đức Thánh Tản ban lộc cho cả năm.
Ngày 15, các trò diễn được diễn ra với sự hào hứng của toàn thể nhân dân. Trong số các trò chơi dân gian được tổ chức, đáng chú ý có trò vật chầu bóng thánh và sau đó là vật giải để cho các đô vật xứ Đoài - nơi nổi tiếng là có nhiều lò vật nhất cả nước tranh tài và thể hiện tinh thần thượng võ của
mình. Bên cạnh đó, trò đấu vật trong lễ hội nhằm ghi nhớ công đức của Thánh Tản gắn với truyền thuyết Sơn Tinh dạy nhân dân luyện võ.
Lễ hội đền Và rằm tháng chín còn được gọi là lễ hội Đả Ngư với trò đánh bắt cá. Từ ngày 14, người dân các thôn mang theo những dụng cụ đánh bắt cá ra sông Tích, đoạn từ cầu Vang (thuộc xã Đường Lâm) đến Mả Mang (thuộc xã Trung Hưng), tổ chức đánh bắt cá tập thể để làm tiệc tế thánh. Theo quy định, người tham gia đánh được cá trắng, to thì nộp cho làng, còn cá đen hoặc cá nhỏ thì lấy, số cá làm tiệc tế thánh phải đủ 99 con. Vì vậy, không kể thời gian, khi nào đủ số cá thì cuộc đánh bắt mới dừng lại. Theo quan niệm của người dân ở đây, những ai có cá trong số 99 con được chọn để tế thánh là người trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn. Do đó ai cũng mong có cá để góp cho làng và lễ hội. Đặc biệt, trong ngày này cỗ cúng ở đây không có muối và sau khi thụ lộc xong, có tục ăn trầu không có vôi, nên mới có câu: “Hội đền Và trầu không vôi, xôi không muối”.
Như vậy, có thể thấy sự thờ phụng cũng như các nghi thức trong lễ hội là tấm gương phản chiếu truyền thuyết về Đức Thánh Tản. Sự thờ phụng Đức Thánh Nguyễn Tuấn – Tản Viên Sơn Thánh, bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần núi kết hợp với tục thờ người có công với dân, với nước. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân Việt Nam một lòng tôn kính, ngưỡng mộ Thánh Tản Viên, bởi họ tìm thấy ở ngài phẩm chất và truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quê hương mình. Lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ công ơn Đức Thánh Tản và là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng, gửi gắm khát vọng về hòa bình và no ấm của người dân xứ Đoài trong suốt dọc dài lịch sử.