Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 98 - 100)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.4. Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của truyền thuyết các nhân vật “Tứ bất tử”

3.4.2 Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bất

tử” đặc biệt là lễ hội về các nhân vật “Tử bất tử” được tổ chức nhằm tôn vinh bốn vị thần có công với nước , với cô ̣ng đồng. Cùng với các hoạt đô ̣ng tín ngưỡng dân gian khác, tiêu biểu cho những giá tri ̣ tốt đe ̣p về truyền thống li ̣ch sử, văn hóa, đa ̣o đức xã hô ̣i . Lễ hội về các nhân vật “Tứ bất tử” là sự cộng hưởng các giá trị về mặt lịch sử, phong tục, văn chương, nghệ thuật, là bảo tàng sống về các giá trị tinh thần, dân chủ, nhân văn đã được kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là sự thỏa mãn các nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh, giải trí. Những di sản về các nhân vật “Tứ bất tử” luôn mang tính thiêng với hạt nhân là sự sùng bái bốn vị thánh có công rất lớn với đất nước, con người Việt Nam. Qua đó, giáo dục cách ứng xử có văn hóa của con người với thiên nhiên, môi trường, với cội nguồn quá khứ và với con người.

Hệ thống di tích về “Tứ bất tử” không chỉ minh chứng cho sức lao động cần cù sáng tạo, mà còn cho thấy khát vọng, ý chí và nghị lực của các thế hệ người Việt. Việc lưu giữ, tôn tạo các giá trị di sản văn hóa không chỉ thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, mà còn góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của các thế hệ mai sau.

Giữ gìn và phát huy những di sản về “Tứ bất tử” là giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của người Việt, giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn” rất hiệu quả. Bên cạnh đó, những di sản về “Tứ bất tử” không chỉ mang ý nghĩa về mặt tinh thần, lịch sử mà nó còn đem lại lợi ích rất lớn về mặt kinh tế, phát triển du lịch nếu biết khai thác những di sản một cách hiệu quả.

3.4.2. Những thành tựu đạt được trong việc bảo tồn, phát huy các di sản về “Tứ bất tử” sản về “Tứ bất tử”

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã nhận thức sâu sắc về vai trò của di sản văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Việc đề cao vị trí của di sản văn hóa là đề cao những thành quả lao động cũng như đời sống tinh

thần của nhân dân trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Nhờ nguồn ngân sách được đầu tư kịp thời của Nhà nước và cộng đồng xã hội mà nhiều di tích về các nhân vật “Tứ bất tử” đã được trùng tu, tôn tạo, thoát khỏi tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.

Các di sản về các nhân vật “Tứ bất tử” đóng góp ngày càng tích cực cho sự phát triển kinh tế trên nhiều mặt. Tại các địa phương có di sản về các nhân vật “Tứ bất tử”, đã có rất nhiều sáng kiến trong hoạt động quảng bá di sản. Qua đó, góp phần quảng bá du lịch, thu hút du khách đến với di sản về các nhân vật “Tứ bất tử”.

Một số truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” như: Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết Thánh Gióng,… đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa để thế hệ trẻ được học, có những hiểu biết về những vị thánh có công rất lớn với dân tộc, đất nước. Bên cạnh đó, giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Nhờ vào việc từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với việc ban hành luật di sản và các quyết định có liên quan; việc tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lí nhà nước cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; huy động được sự tham gia của toàn xã hội đối với hoạt động giữ gìn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa; việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa,... Hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa về “Tứ bất tử” đã đạt nhiều thành tựu, không chỉ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và phong phú của nhân dân, mà còn góp phần đưa hình ảnh quốc gia tới bạn bè thế giới, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)