Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
3.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian
3.2.4. Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lễ hội dân gian
Các lễ hội về nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong “Tứ bất tử” được sử dụng để khảo sát trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam và Lễ Hội Việt Nam đó là:
- Lễ hội đền Bắc Lệ [46, tr.262-266].
- Hội Phủ Giầy của tác giả Ngô Đức Thịnh [46, tr.812 – 819]. - Lễ hội Phủ Tây Hồ [80; tr.141-144].
- Hội Phủ Giầy [80, tr.744-755].
Hội đền Sòng, hội đền Bắc Lệ, hội Phủ Tây Hồ, hội Phủ Giầy đều là những lễ hội lớn về Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Quy mô nhất, trọng đại nhất và thu hút đông đảo khách hành hương nhất là lễ hội Phủ Giầy. Hội Phủ Giầy nổi tiếng vì nhiều lý do, trong đó phải kể đến chương trình lễ hội phong phú trong suốt 10 ngày đầu tháng 3 âm lịch hàng năm. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Giầy là nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ chính lên chùa Gôi vào ngày mồng 6 và hội kéo chữ vào ngày mồng 7.
Nghi lễ rước Thánh Mẫu trong ngày tổ chức lễ hội Phủ Giầy là một nghi thức quan trọng. Nghi lễ rước Thánh Mẫu từ phủ đến chùa là sự tái hiện lại truyền thuyết về nhân vật Thánh Mẫu. Trong cuộc chiến giữa Liễu Hạnh và triều đình, Liễu Hạnh được Phật tổ cứu giúp, ban cho mũ áo nhà Phật, từ đó nàng hứa chỉ làm việc thiện, ban phát ân đức. Vì thế, vào ngày mùng 6, với sự tham gia của các vị bô lão, chức sắc, các nam nữ thanh đồng cùng toàn thể nhân dân, đặc biệt là có các xe tay chở sư chùa Thiên Hương tập trung ở Phủ Vân, Phủ Hương. Trong đám rước còn có sự xuất hiện của các đội múa rồng, múa sư tử, múa tứ linh, múa võ rước Thánh Mẫu từ phủ đến chùa, làm lễ xong lại rước về phủ. Lễ rước được diễn ra rất náo nhiệt với màu sắc nổi bật tạo nên bức tranh đặc sắc của lễ hội.
Trò kéo chữ là nét đặc sắc nhất trong các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội Phủ Giầy. Trò kéo chữ là sự trả ơn Liễu Hạnh của Vương phi thời chúa Trịnh, gắn với truyền thuyết Thánh Mẫu Liễu Hạnh hiển linh giúp đỡ để nàng Ngọc Đài trở thành Vương phi. Trò kéo chữ thường được tiến hành vào ba ngày 7, 8, 9 tháng 3 hàng năm. Trước khi tổ chức kéo chữ, lý kỳ lý dịch phải lên lễ Mẫu để xin kéo chữ. Mỗi làng cử từ 20 - 30 thanh niên được gọi là phu cờ, họ thường quấn khăn đỏ, mặc áo vàng, bụng thắt khăn đỏ, quần trắng, chân quấn xà cạp đỏ. Mỗi phu cờ cầm một gậy xếp chữ dài khoảng 4 thước
dán giấy xanh, đỏ, trắng, vàng và buộc nhiều tua rua. Dưới sự điều khiển của tổng cờ, phu cờ chạy thành hàng một, vòng theo đường quanh hồ trước cửa Phủ rồi trở về sân và đứng vào vị trí đã định hình, hình thành dần cả nét chữ cho đến khi xếp xong. Nhìn từ xa trên đỉnh núi hay ngồi ở phương du cũng đều thấy nét chữ vàng nổi bật trên nền của những màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp mắt. Chữ xếp thường là 4 chữ: “Mẫu nghi thiên hạ”, “Quang phục thánh thiện” hoặc “Hòa cốc phong đăng”, “Thiên hạ thái bình”. Người dân Phủ Giầy cho rằng, tuỳ theo chữ kéo đầu năm mà năm đó Mẫu sẽ “gia ân” hay “gia uy” cho con nhang đệ tử. Có thể nói đây là một hình thức vừa là lễ nghi, nhưng cũng vừa là trò chơi thể thao quy mô và đẹp mắt thu hút được hàng nghìn người tham gia, cổ vũ tán thưởng.
Một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Giầy là hát chầu văn và hầu đồng. Hầu đồng gắn với hát văn và múa thiêng là nghi lễ phổ biến nhất ở Phủ Giầy. Đây là hình thức diễn xướng tổng hợp giữa thờ cúng, âm nhạc, hát, nhảy múa. Dân gian quan niệm rằng một số người “có căn” có khả năng giao tiếp với thần linh, có thể được Thánh nhập và quản thân xác họ. Chính vì thế, người lên đồng phải là người có căn duyên, nhập vào vai các vị thần khác nhau trong Tứ Phủ, thay đổi trang phục, tiến hành các nghi lễ phù hợp với tư cách, địa vị của các vị thần.
Nét đặc sắc của lễ hội Ph ủ Giầy gắn liền với sự giàu có , phong phú của truyền thuyết về nhân vâ ̣t Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bắt nguồn từ niềm kính phục, ngưỡng mộ sâu sắc của nhân dân đối với Thánh M ẫu. Tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và Mẫu Liễu Hạnh ở phủ Giầy nói riêng là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm linh Việt Nam. Lễ hội Phủ Giầy là sự kết tinh, biểu hiện rõ nét nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu tới đời sống tâm linh của cộng đồng.