Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1. Nhân vật truyền thuyết
2.1.4.1. Thánh Mẫu Liễu Hạnh – người phụ nữ với khát vọng về tình yêu và hạnh
và hạnh phúc gia đình
Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong truyền thuyết là con gái của Ngọc Hoàng, đầu thai vào nhà Lê Thái Công mang tên Giáng Tiên. Nàng là một người con gái xinh đẹp, thông minh, tài năng. Liễu Hạnh giỏi làm thơ, giỏi đàn sáo, ca hát. Lần giáng sinh đầu tiên, Giáng Tiên được gả cho chàng Đào Lang, “Đào Lang mặt mũi tuấn tú. Trần Công thấy Giáng Tiên tư chất khác phàm và lại nết na, có ý muốn kết duyên cho Đào Lang. Hai bên cha mẹ thuận lòng, mà hai người cũng tốt duyên phải lứa, mới gả cho nhau. Từ khi cưới về, Giáng Tiên một lòng hiếu thuận, năm sau sinh một mụm con trai, cửa nhà thêm vui
vẻ” [21, tập 5, tr.268]. Gia đình đang sống yên vui, hạnh phúc thì hết thời hạn ba năm đi đầy của Liễu Hạnh, “Ngày tháng thấm thoắt, chợt đã ba năm. Hôm mồng ba tháng ba, Giáng Tiên tự nhiên vô bệnh mà mất, bấy giờ mới hai mươi mốt tuổi. Ba nhà sầu thảm vô cùng” [21, tập 5, tr.268]. Khi trở về trời, Liễu Hạnh vẫn ngày đêm mong nhớ cuộc sống cõi trần gian nên lúc nào cũng buồn rầu, khóc thương vì nhớ cha mẹ, chồng con nên đã xin Ngọc Hoàng cho nàng trở lại cuộc sống trần gian. Ngọc Hoàng chỉ cho nàng trở lại thăm trần gian trong chốc lát mà không được sống cuộc sống của người trần gian một cách trọn vẹn. Khát vọng hạnh phúc gia đình đã khiến nàng đau xót khi phải xa chồng với ước nguyện sẽ được tái hợp: “Ân tình chưa trọn, ân ái chưa đầy, vài chục năm sau sẽ lại nối duyên cũ, chàng đừng nên quá thương tâm” [43, tr.125]. Dù nàng đã về trời nhưng ngày đêm vẫn luôn nhớ về gia đình ở trần gian, còn “Chàng Đào Lang từ khi uyên bay, trăm phần sầu não” [21, tập 5, tr.228], nàng đã khuyên giải chàng hết mọi điều rồi mới yên tâm chu du thiên hạ.
Khát vọng về tình yêu và hạnh phúc gia đình vẫn luôn rực cháy trong lòng Liễu Hạnh, đã dẫn đến cuộc tái ngộ giữa nàng và chàng Đào Lang năm xưa diễn ra thật lãng mạn và cảm động. Liễu Hạnh sau những ngày tháng rong ruổi đó đây tìm nơi vui thú thì đã gặp và kết duyên với một chàng thư sinh trẻ, chính là người chồng Đào Lang trước đây đã thác sinh. Liễu Hạnh lại một lần nữa trở thành người vợ hiền thục, đảm đang, khuyên bảo, động viên, giúp đỡ chồng rùi mài kinh sử. “Trước dẫu lấy văn chương tiến thân, sau phải đem tài kinh luân giúp đời”[43, tr.146]. Cuộc sống vợ chồng của Liễu Hạnh luôn hòa hợp, hạnh phúc, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn, rồi cũng đến lúc nàng lại phải ra đi, một cuộc chia ly đẫm nước mắt.
Nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong truyền thuyết mang đầy đủ vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Nàng là một người con gái đẹp, thông minh, tài giỏi với một tình yêu mãnh liệt, khát khao cuộc sống gia đình. Sau khi kết
hôn, nàng lại trở thành người con dâu hiếu thảo, người vợ hiền thục, đảm đang, hết lòng chăm lo cho chồng con, vun vén cho hạnh phúc gia đình. Qua nhân vật Thánh Mẫu Liễu Hạnh, nhân dân đã thể hiện khát khao tình yêu, hạnh phúc gia đình của người phụ nữ và cách nhìn nhận về người phụ nữ Việt Nam với đầy đủ: “Công – Dung – Ngôn – Hạnh”. Truyền thuyết về Thánh Mẫu Liễu Hạnh phản ánh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam tài hoa, đức hạnh, tận tâm, tận hiếu, chung thủy tình nghĩa vợ chồng.