Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 92 - 94)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Truyền thuyết dân gian về “Tứ bất tử” với di tích và danh lam thắng cảnh

3.3.2. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh

vật Thánh Gióng

Tại Hà Nội, hiện thống kê được 5 làng có đền thờ Thánh Gióng: Đền Sóc (Phù Ninh, Sóc Sơn), đền Thánh Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm), đền Sóc (Xuân Đỉnh, Từ Liêm), đền Gióng (Đông Bộ Đầu, Thường Tín) và đền Gióng (Chi Nam - Gia Lâm).

Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay

còn mang cái tên là làng Cháy” [21, tập 4, tr.330]. Những nơi Thánh Gióng đi qua đều để lại dấu tích, những nơi mang dấu tích chiến công gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng đều được nhân dân lập đền thờ, gìn giữ. Ngoài đền thờ chính ở làng Phù Đổng, còn có đền thờ ở Sóc Sơn trên núi Vệ Linh, nơi Thánh Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt treo lên cây để về trời, nay còn di tích mô đá hình gốc cây, có tên là “cây cởi áo”. Ở làng Xuân Tảo, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội còn lưu giữ những vết chân ngựa trên đá, một phiến đá ở chỗ Thánh Gióng ngồi ăn cơm,…

Ngày nay, tại núi Đá Chồng tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tượng đài Thánh Gióng được xây dựng như một biểu tượng của sức mạnh, ý chí đấu tranh trước xâm lược ngoại lai. Theo truyền thuyết, đây là nơi Thánh Gióng cởi áo giáp cúi chào quê hương và thăng thiên hóa Thánh. Bức tượng miêu tả Thánh Gióng cầm bụi tre ngà cỡi ngựa hướng về trời xanh, một biểu tượng sức mạnh nhắc nhở con cháu phải biết giữ gìn thành quả do ông cha gây dựng nên. Thánh Gióng là vị thần duy nhất được thờ trong tư thế đứng, tư thế hiên ngang không khuất phục kẻ thù.

Theo những ghi chép và di tích còn để lại, Thánh Gióng được hai đời vua lập hai bát hương thờ tại đền Sóc Sơn. Khu di tích đền Sóc được xây dựng vào thời Tiền Lê năm 980 gồm 6 công trình kiến tạo, mỗi công trình mang giá trị lịch sử, nghệ thuật riêng biệt. Đền Sóc Sơn nằm trên đỉnh núi Vệ Linh nằm trong hệ thống sơn mạch từ Tam Đảo đi xuống, gồm nhiều ngọn núi nằm trên hai huyện Mê Linh, Sóc Sơn, tạo thành ranh giới thiên nhiên giữa Hà Nội với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Bắc Giang. Đây là nơi được cho là cái rốn tích tụ mọi linh khí của trời đất. Quần thể di tích này trải dài từ chân núi lên đỉnh núi Vệ Linh, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội. Tâm điểm của các di tích này là đền Thượng thờ Đức Thánh Gióng và các vị thánh thần. Khu di tích đền Sóc vẫn giữ được nhiều

giá trị lịch sử, văn hóa vô giá góp phần vào bảo tồn và phát huy nền văn hóa Việt Nam, được nhà nước công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia năm 1962. Bên cạnh đền Thượng, lăng bia đá Tám mặt là một trong những di tích có giá trị nhất được bảo tồn tại đền Sóc, có niên hiệu từ năm 1672, trên đó khắc toàn bộ thần tích về Đức Thánh Đổng Thiên Vương.

Khu di tích đền Sóc Sơn ngoài giá trị lịch sử - văn hoá còn một giá trị đặc biệt hiếm thấy trên đất thủ đô với cảnh quan trời đất, núi non hoà quyện, hữu tình. Nữ sĩ Ngô Chi Lan (thời vua Lê Thánh Tông) đã đến thăm đền và lưu lại những vần thơ được vua Lê Thánh Tông hết sức ngợi khen, đó là:

“Vệ linh cây cỏ lẫn mây ngàn Muôn tía ngàn hồng đẹp thế gian

Ngựa sắt lên trời danh sử chép Anh hùng còn mãi với giang san”.

Ngoài ra còn rất nhiều di tích, thắng cảnh liên quan đến truyền thuyết Thánh Gióng như: Miếu Ban,Cố viên, Giá Ngự, mộ Trần Đô Thống,… mang ý nghĩa rất lớn, lưu giữ những giá trị tinh thần, truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cũng như mang lại giá trị lớn về mặt du lịch. Những di tích, thắng cảnh liên quan đến truyền thuyết về nhân vật Thánh Gióng còn mãi với thời gian và trường tồn trong lòng người dân Việt.

3.3.3. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Chử Đồng Tử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 92 - 94)