Nhân vật Thánh Gióng trong lễ hội dân gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 82 - 85)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Truyền thuyết về các nhân vật “Tứ bất tử” với lễ hội dân gian

3.2.2. Nhân vật Thánh Gióng trong lễ hội dân gian

Các lễ hội về nhân vật Thánh Gióng trong “Tứ bất tử” được sử dụng để khảo sát trong Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam Lễ Hội Việt Nam đó là:

- Hội Thánh Gióng Phù Đổng [80, tr.183-194]. - Hội Phù Gióng Chi Nam [80, tr.194-195]. - Hội Gióng đền Sóc Xuân Đỉnh [80, tr.195-196]. - Hội Gióng Sóc Sơn [80, tr.196-197].

Lễ hội Thánh Gióng đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một lễ hội địa phương, hội Gióng đã trở thành nơi để mọi người tưởng nhớ đến vị thánh của dân tộc và cầu an, cầu hạnh phúc cho gia đình. Hội Gióng cũng mang đầy đủ những yếu tố như thế để trở thành lễ hội đặc sắc có một không hai trong cả nước.

Truyền thuyết Thánh Gióng được lưu truyền trong dân gian bao thế hệ người Việt vẫn giữ được những nét đặc thù của lễ hội truyền thống, thể hiện sự thống nhất, đồng lòng và đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Hình tượng Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân là một hình tượng đẹp được nhân dân thờ phụng.

“Lên ba tuổi, rõ anh hùng

Dẹp xong giặc biến lên không lạ thường Linh sơn núi dằng không di tích Áo nhung treo, ngựa sắt dấu tiên

Xã Phù Đổng dựng miếu đền Hằng năm mở hội lưu truyền công ơn”.

Lễ hội về Thánh Gióng là những lễ hội lớn được tổ chức ở những nơi có dấu chân Gióng, đặc biệt, hai lễ hội rất lớn được tổ chức tại nơi Thánh Gióng được sinh ra và bay về trời như trong truyền thuyết. Gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc ngoại xâm, nét đặc trưng nhất của lễ hội về Thánh Gióng là trò diễn Thánh Gióng đánh giặc Ân trong lễ hội làng Phù Đổng. Bên cạnh đó, hội Gióng Phù Đổng có sức hấp dẫn trong việc hoàn thiện nhân cách con người, được dân gian ghi nhận bằng câu ca dao:

Không đi Hội Gióng thì hư mất người”

Truyền thuyết Thánh Gióng - tài sản văn hoá của truyền thống yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, được bảo tồn và lưu truyền trong dân gian bằng hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng dưới dạng lễ hội dân gian thấm sâu vào trong tiềm thức của mỗi người dân đất Việt. Ðến với hội Gióng, người ta thấy được mối quan hệ giữa làng với nước, giữa cá nhân với cộng đồng, quá khứ với hiện tại như hoà nhập vào nhau. Truyền thuyết Thánh Gióng đóng vai trò là nội dung cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nơi diễn ra lễ hội.

“Tháng Giêng giỗ Thánh Sóc Sơn Tháng Ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về”.

Trò diễn mang tính chất tái hiện lại lịch sử, kể lại cuộc đời và chiến công đánh giặc Ân của Thánh Gióng như trong truyền thuyết. Có thể thấy rõ, các hoạt động lễ hội được tiến hành qua nhiều đời bởi niềm tin vào cội rễ được kể lại trong truyền thuyết Thánh Gióng, các nghi thức đó lại làm nên nét đặc sắc riêng của từng địa phương. Độc đáo nhất trong lễ hội Gióng là ngựa trắng, ông hiệu cờ, 28 thiếu nữ đóng tướng giặc, thực chất tượng trưng cho tinh tú. Trong hội Gióng các ông “Hiệu” là hệ thống tướng lĩnh của ông Gióng; “Phù Giá” - đội quân chính quy của ông Gióng; các “Ông Hổ” - đội quân tổng hợp; “Làng áo đen” - đội dân binh; “Cô Tướng” - tượng trưng các đạo quân xâm lược. Hội Gióng là một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa từ xa xưa để lại.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc như một bảo tàng văn hóa, lưu giữ nhiều lớp phù sa của văn hóa - tín ngưỡng, như nhận xét của cố GS.TS Nguyễn Văn Huyên trước Cách mạng tháng Tám năm 1945: “Lễ hội này ẩn tàng cả hệ tư tưởng đạo lý và triết học, nhằm thể hiện sự hòa hợp trong gia đình, trong quốc gia. Lễ hội cũng hướng vào một ước mong thiên hạ thái bình. Đây thực sự là một lễ hội của hòa bình và an lạc” [16, tr.178]. Ước

mong về một đất nước thái bình, khát vọng về một thiên nhiên mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu là thông điệp của cư dân Việt gửi gắm trong hội Gióng có khả năng đưa di sản đến với nhân loại.

Thánh Gióng là hiện thân của vị anh hùng dân tộc đánh giặc ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam. Thánh Gióng là biểu tượng của sức mạnh, biểu tượng của ngọn cờ để thế hệ sau có ý thức nối nghiệp, giữ gìn non sông, đất nước. Năm 2010, hội Gióng được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Truyền thuyết về Tháng Gióng có cốt truyê ̣n phong phú , sống động qua lời kể của dân gian. Tư tưởng tình cảm mà nhân dân g ửi gắm vào vị anh hùng Thánh Gióng khỏe mạnh, tài giỏi đại diện cho sức mạnh của cả dân tộc được thể hiện rất rõ nét và sâu sắc. Mối quan hê ̣ giữa truyền thuyết Thánh Gióng và lễ hô ̣i Gióng không chỉ là một lễ hội đơn thuần mà lễ hội đó còn với mục đích làm sống dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó cũng là ý nghĩa chung của truyền thuyết, tín ngưỡng và lễ hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)