Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Chử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 94 - 96)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3. Truyền thuyết dân gian về “Tứ bất tử” với di tích và danh lam thắng cảnh

3.3.3. Di tích và danh lam thắng cảnh gắn với truyền thuyết về nhân vật Thánh Chử

Đức Thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa được thờ phụng ở nhiều nơi trên địa bàn vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ, chủ yếu là các làng ven sông Hồng, sông Đuống.

Quanh vùng tả ngạn sông Hồng có 72 nơi thờ Đức Thánh Chủ Đồng Tử, các di tích thờ tự này là minh chứng cho truyền thuyết về Đức Thánh Chử Đồng Tử. Một trong những nơi thờ tự chính, nổi tiếng sầm uất nhất là đền Đa

Hòa cạnh bờ sông Hồng nhìn thẳng sang bãi Tự Nhiên. Bãi Tự Nhiên là nơi đã diễn ra cuộc gặp gỡ và nảy sinh mối tình nên thơ, diễm lệ giữa chàng trai đánh cá nghèo với nàng công chúa xinh đẹp. Đền do Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh đứng ra vận động nhân tài vật lực của nhân dân tám thôn thuộc tổng Mễ Sở cùng thập phương công đức để xây dựng, tôn tạo năm 1894 trên nền một ngôi đền cổ. Năm 1962, đền Đa Hòa đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Tổng thể kiến trúc đền Đa Hòa gồm 18 công trình lớn nhỏ, mái lợp ngói với các bờ nóc, đầu đao được vát cong tựa như những mũi thuyền, tượng trưng cho 18 đời vua Hùng, Tiên Dung khi gặp Chử Đồng Tử vừa tròn 18 tuổi. Diện tích được chia làm ba khu: khu ngoài rộng 7200 m2, khoáng đạt không có tường bao quanh, kiến trúc chủ yếu của khu ngoài là nhà bia; khu giữa của đền rộng 3400m2 hai bên có lầu chuông, gác khánh. Trong đền Ða Hòa còn bảo tồn được nhiều di vật quý hiếm, đặc biệt là đôi lọ Bách Thọ (một trăm chữ thọ không chữ nào giống chữ nào, khắc trên thành lọ bằng gốm), đây là một cổ vật vô giá của dân tộc. Ngoài ra, ở hậu cung có đặt tượng Đức Thánh Chử Ðồng Tử và nhị vị phu nhân, được đúc bằng đồng rất đẹp.

Nếu như đền Đa Hòa được mọi người biết đến là nơi gặp gỡ, kết duyên, an cư, lập nghiệp của Đức Thánh Chử Đồng Tử thì đền Dạ Trạch cách đó không xa (thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu) là nơi gắn với truyền thuyết về Đầm Nhất Dạ nơi vợ chồng Chử Đồng Tử đã hóa về trời. Đền Dạ Trạch tại Hưng Yên là một phần không thể tách rời của di tích đền Chử Đồng Tử, ngôi đền Dạ Trạch nằm giữa không gian thoáng đãng cạnh đầm Dạ Trạch. Kết cấu chính của đền từ ngoài vào trong gồm có: lầu chuông, hồ bán nguyệt, qua sân là đến điện thờ gồm ba tòa nhà, toàn bộ nội, ngoại thất, kiến trúc ngôi đền toát lên vẻ cổ kính, rêu phong. Năm 1988, Đền Dạ Trạch đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

Đức Thánh Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa đã bay về trời nhưng tình yêu của họ vẫn còn mãi với thời gian và bất tử trong tâm linh các thế hệ

truyền thuyết về Thánh Chử Đồng Tử mãi mãi trường tồn và là một trong những điểm tựa cho sức sống bất tử ấy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Truyền thuyết về các nhân vật Tứ bất tửtrong không gian văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Trang 94 - 96)