7. Bố cục của Luận văn
1.3. Chiến tranh cục bộ bước ngoặt trong quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa
Hoa Kỳ
Những vấn đề chính trị của nội bộ chính quyền Sài Gòn đã tạo cơ hội cho sự HK can thiệp ngày càng sâu vào MNVN. Thất bại trong “Chiến tranh đặc
biệt”, Johnson quyết định tiến hành “Chiến tranh cục bộ” nhằm “tìm lấy một thắng lợi về quân sự” bằng cách sử dụng những lực lượng quân sự khổng lồ với những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ (trừ vũ khí hạt nhân). Tư tưởng cơ bản của Johnson là “Chiến tranh tiêu hao”, nghĩa là với hoả lực tối đa, áp đảo của Mỹ nhằm đẩy Cách mạng Việt Nam vào con đường duy nhất là đầu hàng vô điều kiện.
“Chiến tranh cục bộ” bắt đầu từ giữa năm 1965, được tiến hành bằng lực lượng quân viễn chinh Mỹ, quân một số nước thân Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quân của chính quyền Sài Gòn. Trong đó, khác với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” trước đây, lần này quân Mỹ giữ vai trò chủ lực và không ngừng tăng về số lượng và trang bị. Vào cuối năm 1964 lính Mỹ có mặt tại miền Nam là 26.000 người, đến cuối năm 1965 lên tới 180.000 người và 20.000 lính của các nước thân Mỹ. Cùng với 70.000 lính hải quân và không quân trên các căn cứ của Mỹ ở Guam, Philippines, Thái Lan và Hạm đội 7 luôn sẵn sàng tham chiến ở miền Nam[20, tr.201].
Bảng 1.3: Quân số Mỹ và Đồng Minh tại miền Nam Việt Nam
(Đơn vị: người)
Năm Quân Mỹ Đồng Minh
1955 685 cố vấn 1961 3.200 1962 11.300 1963 16.300 1964 23.300 1965 184.314 1966 335.000 53.000 1967 486.000 59.000 1968 537.000 66.000
Nguồn: Đặng Phong, Kinh tế miền Nam Việt Nam thời kỳ 1955-1975, tr.87.
Số liệu thống kê trên cho chúng ta thấy, vào thời kỳ chiến tranh ác liệt diễn ra ở MNVN, từ 1965 đến 1968 thường xuyên có từ 200.000 đến gần 600.000 quân đội nước ngoài. Theo ước tính, dân số miền Nam lúc đó vào khoảng 16 triệu, riêng vùng chính quyền Sài Gòn kiểm soát chỉ độ 7 - 8 triệu người, tính bình quân hơn 10 người dân thì có 1 người lính nước ngoài. Cùng với việc đưa ồ ạt quân Mỹ vào miền Nam thì “những khoản chi phí trực tiếp cho chiến tranh cũng tăng lên hàng chục lần. Năm 1965 là 4,6 tỷ đô-la. Năm 1966: 25 tỷ. Năm 1968: 27 tỷ. Năm 1969 là 29 tỷ”[48, tr.115]; và đây cũng là “một trong những yếu tố gây ra sự “méo mó” rất lớn trong đời sống kinh tế và xã hội”[96, tr.88].
Tiến hành “Chiến tranh cục bộ” ở MNVN, Mỹ nhằm nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh và hỏa lực, áp đảo đối phương bằng chiến lược quân sự mới “Tìm - diệt”. Đồng thời, mở rộng và củng cố hậu phương, lập đội quân “bình định”, kết hợp hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị xã hội; đổ tiền vào chiến tranh nhiều hơn nữa, cố thực hiện cho kỳ được “mặt trận thứ hai” nhằm tranh thủ “trái tim của nhân dân” mà thực chất là giành lại dân để tạo thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng vũ trang Giải phóng.
Ngay sau khi quân đội HK ồ ạt đổ bộ vào MNVN thì tình hình chiến sự thay đổi có lợi cho phía Mỹ và VNCH. Với sức mạnh áp đảo về quân sự (lực lượng đông, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, cơ động nhanh), quân Mỹ đã mở cuộc hành quân “Tìm - diệt” tiến công lực lượng quân Giải phóng ở Vạn Tường (8 - 1965). Tiếp đó, Mỹ mở liền hai cuộc phản công chiến lược trong hai mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967) nhằm giành lại thế chủ động và cố gắng nhanh chóng kết thúc chiến tranh trước khi dư luận HK thức tỉnh.
Tuy nhiên, càng mở rộng chiến tranh, HK càng sa lầy ở chiến trường miền Nam. Chính sách “tìm” và “diệt” của quân Mỹ bị thất bại. “Trải qua hai mùa khô không đạt được mục tiêu, ngược lại bị tổn thất khá nặng nề, Mỹ và VNCH bị
thương vong 151.000 quân, trong đó có 68.200 lính Mỹ, máy bay bị bắn rơi và phá hủy là 1.231 chiếc, 1.627 xe tăng và bọc thép, 2.107 ô tô, 308 khẩu pháo, 42 tàu…[20, tr.205]. Thất bại của Mỹ trong hai cuộc phản công chiến lược mùa khô, đặc biệt trong mùa khô thứ hai (1966 - 1967), tiêu biểu với ba cuộc hành quân lớn Attleboro, Cedar Falls và Junction City đã cho thấy sự phá sản sâu xa trong chiến lược chiến tranh của Mỹ. Sự thất bại này không chỉ phản ánh con số thiệt hại to lớn trên chiến trường, mà điều quan trọng đằng sau nó là sự phá sản hoàn toàn các mục tiêu “tìm - diệt” và “bình định” mà chúng đề ra cho hai cuộc phản công chiến lược này.
Đại sứ Henry Cabot Lodge từng cho rằng sự thất bại của chiến lược chiến tranh của Mỹ là do Westmoreland đã áp dụng chiến thuật thời Chiến tranh thế giới thứ hai để đối phó với một cuộc chiến tranh du kích hiện đại, và bởi vị tướng này cũng không có khả năng kết hợp những biến đổi chính trị vào tư duy chiến lược.
1.4. Sự kiện Mậu thân 1968 và ảnh hưởng của nó đối với quan hệ Việt Nam Cộng hòa - Hoa Kỳ