Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và sự gia tăng viện trợ và cố vấn Mỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 29 - 33)

7. Bố cục của Luận văn

1.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt

1.2.1. Chiến lược Chiến tranh đặc biệt và sự gia tăng viện trợ và cố vấn Mỹ

cho Việt Nam Cộng hòa

Phong trào Đồng khởi ở miền Nam 1960 đã đẩy chính quyền Sài Gòn bước vào thời kỳ khủng hoảng triền miên và đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới, đằng sau nó là quan hệ VNCH - HK trước những thử thách và khó khăn nghiêm trọng.

Theo tính toán của HK lúc đó, sự thất bại ở MNVN sẽ dẫn tới trình trạng sụp đổ của “đô-mi-nô” mà trước hết trong khu vực Đông Nam Á. Bởi “Sự nắm lấy Nam Việt Nam cũng được gắn với những quan hệ của Mỹ với các nước khác trong khu vực, nhất là In-đô-nê-xi-a, nơi mà Oa-sinh-tơn xem Xu- các-nô là một đe dọa quan trọng đối với lợi ích của Mỹ”[76, tr.164]. Nếu Mỹ rút khỏi Việt Nam lúc này thì sự sụp đổ sẽ diễn ra ở cả khu vực Đông Nam Á. Vì thế, HK quyết tâm không bỏ cuộc, tiếp tục ủng hộ đồng minh, giúp VNCH bằng một bước tiến mạo hiểm: Thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt nhằm đánh bại phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam, duy trì “tiền đồn chống Cộng” của HK ở MNVN.

Giới chức HK lúc bấy giờ nhìn nhận Nam Việt Nam như một trọng điểm của toàn bộ quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á. Vì thế, trong năm 1961, các phái

đoàn nghiên cứu của Mỹ lần lượt tới Nam Việt Nam: Phái đoàn của phó Tổng thống Mỹ Johnson (tháng 5), Phái đoàn của tiến sĩ kinh tế Eugene Staley thuộc Viện nghiên cứu Stanford (tháng 6), hai phái đoàn của Maxwell D.Taylor và Walt Whitman Rostow trong Bộ quốc phòng Mỹ (tháng 10)... Kết quả là Nam Việt Nam trở thành nơi thí điểm điển hình của chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” vừa ra đời.

Tướng Maxwell D. Taylor được phái sang Việt Nam để hành động gấp rút giúp VNCH “đẩy lùi lực lượng Cộng sản”. Kế hoạch Staley-Taylor (Chiến tranh đặc biệt) sử dụng chủ yếu quân lực VNCH được trang bị bằng vũ khí tối tân do Mỹ cung cấp, thực hiện các kế hoạch quân sự do cố vấn Mỹ tư vấn, bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: thực hiện từ giữa năm 1961, nội dung chủ yếu là bình định miền Nam bằng biện pháp Ấp chiến lược; Giai đoạn 2: thực hiện từ đầu năm 1963, khôi phục kinh tế, tăng cường lực lượng quân đội, hoàn thành công cuộc bình định; Giai đoạn 3: thực hiện đến cuối năm 1965, phát triển kinh tế, ổn định miền Nam và kết thúc chiến tranh. Để cứu nguy chế độ Diệm, Mỹ đưa 19.000 quân chiến đấu dưới tên gọi cố vấn quân sự sang miền Nam Việt Nam. Quan hệ VNCH - HK càng được thắt chặt thêm trong việc cùng chung tay thực hiện một chiến lược chiến tranh thực sự cụ thể để chống lại đối phương.

Theo dự tính, để đảm bảo cho quân đội VNCH giành thế chủ động trên chiến trường Miền Nam, kế hoạch sẽ được triển khai trong 4 năm (1961-1965) với 3 biện pháp chiến lược: Một là, tăng cường sức mạnh quân đội VNCH, sử dụng nhiều máy bay, xe tăng để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang Cách mạng, sử dụng cố vấn Mỹ trong các đơn vị chiến đấu; Hai là, giữ vững thành thị, đồng thời dập tắt Cách mạng ở nông thôn bằng “bình định” và lập “ấp chiến lược”; Ba là, ra sức ngăn chặn biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt nguồn chi viện từ miền Bắc vào, cô lập cách mạng miền Nam.

Trong vòng 18 tháng, kể từ khi thực hiện kế hoạch trên, Quân lực VNCH đã có 354 ngàn quân, trong đó 200 ngàn là quân chủ lực được trang bị hiện đại: 257

máy bay chiến đấu, 346 xe thiết giáp, 2.630 cố vấn Mỹ hoạt động trong quân đội chính quyền Sài Gòn và 8.280 binh sĩ Mỹ thuộc các lực lượng đặc nhiệm.

Đầu năm 1962, Bộ tư lệnh quân sự Mỹ ở Việt Nam (MACV) được thành lập thay thế cho Cơ quan viện trợ quân sự (MAAG). Cuối năm 1962 đã có gần 4.000 cuộc hành quân càn quét phục vụ cho chương trình “ấp chiến lược”, trong đó có nhiều cuộc càn quét quy mô lớn như “Chiến dịch mặt trời mọc”, “Chiến dịch Bình Tây”, “Chiến dịch Sao mai”, “Chiến dịch Thu Đông”... Mục tiêu xây dựng 17.000 ấp chiến lược với 10.000.000 dân được triển khai thực hiện (năm 1962 đã có 4.248 ấp hình thành, năm 1963 đã có 9.095 ấp được xây dựng gom giữ khoảng 8.000.000 dân). Với khả năng cơ động cao, chính sách thắt chặt “Ấp chiến lược” nhằm cách ly “Cộng sản” với dân chúng của chính phủ Nam Việt Nam thu được những kết quả nhất định.

Đồng thời, HK cũng tăng thêm nguồn viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm nhằm đáp ứng các khoản chi phí quân sự. Đầu năm 1961, Tổng thống Kennedy gửi thêm 400 cố vấn quân sự đến miền Nam Việt Nam. Tháng 5 - 1961, Mỹ quyết định tăng gấp hai lần viện trợ quân sự cho chính quyền Diệm.

Bảng 1.2: Viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Nam Việt Nam Tài khóa 1960-1966 (triệu đô-la Mỹ)

Năm tài khóa Viện trợ kinh tế Mỹ Viện trợ quân sự Mỹ

Toàn bộ viện trợ quân sự và kinh tế của Mỹ 1960 180,3 70,9 251,2 1961 144,1 65,0 209,1 1962 142,9 144,0 286,9 1963 186,0 190,0 376,0 1964 216,1 186,9 403,0 1965 268,2 274,7 512,9 1966 729,2 170,8 900,0

Nguồn: The U.S. AgencyforInternational Development. Overseas Loans and Grands and

Năm 1962, viện trợ của Mỹ đã tăng lên 286,9 triệu đô la so với 209,1 triệu đô-la năm trước đó, năm 1963 là 376,0 triệu đô-la. Với sự viện trợ đó, Việt Nam cộng hòa đã có được sự hậu thuẫn rất lớn từ Mỹ, Quân lực Nam Việt Nam phát triển nhanh chóng, gây không ít khó khăn cho lực lượng Cách mạng.

Tuy nhiên, sau gần hai năm đối phó với Chiến tranh đặc biệt, Quân Giải phóng miền Nam đã đúc kết kinh nghiệm đối phó với chiến thuật “Trực thăng vận”, “Thiết xa vận” của quân đội VNCH. Điều này đã tạo ra thắng lợi cho quân Giải phóng trong trận Ấp Bắc (ngày 2 tháng 1 năm 1963 tại tỉnh Mỹ Tho). Thất bại ở Ấp Bắc vừa báo hiệu sự sụp đổ của “Chiến tranh đặc biệt”, mặt khác cũng bộc lộ những dấu hiệu bất đồng trong quan hệ Sài Gòn - Washington về một số vấn đề quân sự. Trước đó, bản thân Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu chỉ muốn HK duy trì cố vấn Mỹ ở cấp trung đoàn trong khi phía Mỹ muốn đưa cố vấn xuống cấp đại đội. Chính quyền Sài Gòn không tán thành nhưng chiều hướng trên chiến trường ngày càng bất lợi cho “Chiến tranh đặc biệt” nên buộc Ngô Đình Diệm phải chấp nhận sức ép của HK.

Trong trận Ấp Bắc, khi cố vấn HK ở Ban chấp hành vùng IV chiến thuật (trung tá J.Ponval) muốn điều quân Sài Gòn tấn công và bao vây Quân Giải phóng từ nhiều hướng, viên tư lệnh quân đội Sài Gòn chỉ huy trực tiếp trận đánh đã cự lại Trung tá cố vấn Mỹ một cách gay gắt và nhất định không nghe lời. Khi Diệm - Nhu biết chuyện, lại tỏ ra vui mừng và tự hào cho rằng đó mới đúng là “sĩ quan của QLVNCH”, thậm chí còn thăng chức cho viên tư lệnh chỉ huy đó mặc dù trận Ấp Bắc phía Sài Gòn và HK đã thất bại. Trong con mắt của tướng lĩnh HK, dấu hiệu này chứng tỏ Diệm khá “cứng đầu” và đây là một trong những lí do để mấy tháng sau đó, HK “bật đèn xanh” đảo chính lật đổ Diệm.

Trong hai năm 1963 và 1964, quân Giải phóng thắng thế trên toàn chiến trường, chiến dịch Bình Giã (tháng 12 năm 1964) làm thiệt hại các chiến đoàn thiết giáp cơ động và các đơn vị dự bị chiến lược của quân đội Nam Việt Nam. Từ đó, Quân đội VNCH trở nên yếu thế buộc phải lui về thế thủ gần các thành phố lớn.

Qua các trận đụng độ với quân Giải phóng miền Nam, năng lực chiến đấu của QLVNCH cho thấy chưa đủ để thực hiện công cuộc “bình định”. Trên thực tế, hệ thống các “ấp chiến lược” - biện pháp xương sống để ly khai LLCM với dân chúng đã không thực hiện đúng như kế hoạch đề ra: 2.895 trong số 6.164 ấp bị phá bung, số còn lại bị phá đi, lập lại cả 5.000 lần.

1.2.2. Thất bại của Chiến tranh đặc biệt và ảnh hưởng của nó đến quan hệ Việt Nam Cộng hòa - Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)