Thất bại của Chiến tranh đặc biệt và ảnh hưởng của nó đến quan hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 33 - 35)

7. Bố cục của Luận văn

1.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ trong thời kỳ chiến tranh đặc biệt

1.2.2. Thất bại của Chiến tranh đặc biệt và ảnh hưởng của nó đến quan hệ

Kennedy chính là người mở đường cho các bước leo thang trong cuộc chiến tranh Việt Nam và thắt chặt HK với VNCH bằng đô-la, súng đạn: phía VNCH nhận được tiền và súng từ Mỹ, đổi lại, HK ấn định cuộc chiến bằng “Chiến tranh đặc biệt” mà người chịu trách nhiệm chính là QLVNCH.

Cùng với sự sa lầy của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, chính quyền Kennedy bắt đầu nhận lấy những chỉ trích và phản đối chiến tranh: “Do cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Nam Việt Nam mà chính quyền Ken-nơ-đi đang bôi nhọ danh dự nước Mỹ”[102]. Và con đường đi tìm lối thoát của chính quyền Mỹ đã bắt đầu mở ra nhưng ở một cách khác, đó là làm thế nào mạnh tay hơn để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến chứ không phải là từ bỏ nó. Cuối cùng, Kennedy chưa kịp có hành động gì hơn thì đã phải “đứt gánh nửa đường”.

Trong khi đó, tại MNVN, từ cuối năm 1959 đầu năm 1960, nhận thấy chính quyền Ngô Đình Diệm không thể đối phó nổi trước làn sóng Cách mạng đang dâng lên mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, Mỹ gây sức ép buộc Diệm phải có một số thay đổi trong chính sách “chống Cộng”; trong đó có cả sự thay đổi về nhân sự trong chính phủ, mà trước hết Ngô Đình Nhu - em ruột và là cánh tay phải, trợ thủ đắc lực của Diệm phải rời khỏi chính trường. Hơn ai hết, Diệm biết rõ, nếu loại bỏ Nhu thì sớm muộn gì ngai vàng của Diệm cũng bị lung lay, cho nên Diệm cố sức bảo vệ Nhu.

Trước những biểu hiện bất tuân sự chỉ đạo - “qua mặt HK” của Diệm, và sự chuyên quyền, độc đoán của gia đình họ Ngô cũng như sự mất lòng tin của chính quyền Sài Gòn trong dân chúng, HK đã nhiều lần cảnh báo Diệm. Ngày 11 - 11 - 1960, được Mỹ “bật đèn xanh”, đại tá Nguyễn Chánh Thi (Tư lệnh Lữ đoàn Dù quân đội Sài Gòn) làm cuộc đảo chính lật đổ Diệm. Nhưng, Mỹ muốn

đây chỉ là đòn răn đe đối với Diệm, nên cuộc đảo chính này bị thất bại. Dù thất bại, nhưng trong lịch sử quan hệ Sài Gòn - Washington thì đây là cú va chạm chính trị đầu tiên giữa người bao thầu về chính trị (HK) và bên kia là đối tác - phụ thuộc nhận thầu (VNCH).

Sự kiện trên chứng tỏ mâu thuẫn giữa Diệm và chính quyền Washington ngày càng trở nên bất đồng, gay gắt và quan hệ VNCH - HK đang dần xấu đi. Kể từ đây, cuộc khủng hoảng trong nội bộ chính quyền Sài Gòn cũng bắt đầu xuất hiện và dẫn đến hàng loạt các cuộc đảo chính, ly khai sau đó.

Việc chính phủ Ngô Đình Diệm bất lực trong đấu tranh chống “Cộng sản”, lại mất uy tín trong nước và trên thế giới làm méo mó hình ảnh “thế giới tự do” trong chiến lược toàn cầu chống “Cộng sản” của HK, tất yếu sẽ làm HK phải xem xét lại quan hệ với chính phủ này. Ngày 20 tháng 8 năm 1963, Sài Gòn lại dùng vũ lực tấn công Phật giáo, ngay sau đó HK cử đại sứ mới là Cabot Lodge đến Sài Gòn mang theo chính sách hoàn toàn mới đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Một số tướng lĩnh trong QLVNCH liên hệ với các lực lượng chính trị bất mãn và tình báo HK để tham khảo một giải pháp loại bỏ anh em Diệm - Nhu - Cẩn. “Con bài trong tay áo” của HK (Ngô Đình Diệm từng được dư luận HK gọi như thế) đã bị chính những người chủ loại bỏ không thương tiếc. Sự kiện này phản ánh sâu sắc bản chất của HK trong cách hành xử với các đồng minh, nhất là đối với quốc gia nhỏ, yếu hoàn toàn phụ thuộc HK.

Những tín hiệu được bật lên từ Nhà trắng để cho Ngô Đình Diệm thay đổi một số nhân vật lãnh đạo và cách thức điều hành chiến tranh, nhưng Diệm tỏ ra càng quyết liệt và khăng khăng theo cách của mình. Việc mạnh tay đàn áp để bảo vệ cái lợi ích cá nhân và bắt nguồn từ sự kỳ thị tôn giáo của chính phủ Ngô Đình Diệm làm cho phong trào Phật Giáo bùng nổ và hậu quả không lường đã đến với Diệm. Sự kiện đàn áp Phật Giáo của chính phủ Diệm đã làm chấn động toàn thế giới, cũng như đã tạo ra phong trào phản đối sự lộng hành “gia đình trị” của chính phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Diệm không kiểm soát nổi khủng hoảng chính trị và ngày 1 tháng 11 năm 1963, QLVNCH, dưới sự chỉ huy của tướng Dương Văn Minh cùng sự im lặng không phản đối của HK (Một số tài liệu của VNCH và HK đều cho rằng chính Mỹ đã bật đèn xanh cho cuộc đảo chính này) đã làm đảo chính lật đổ, giết chết hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu.

Với những chính sách độc đoán, “khó bảo” của Diệm khiến tình hình mất ổn định, HK đã loại bỏ Diệm để mong có một chính quyền bình ổn để tập trung vào việc “chống Cộng”. Nhưng sau đó, tình hình ngày càng tồi tệ hơn. Giới tướng lĩnh tay sai mới của Mỹ lại đấu đá, tranh giành quyền lực, từ tháng 11 - 1963 đến tháng 6 - 1965, đã xẩy ra hơn 10 cuộc đảo chính, thanh trừng lẫn nhau. Chính quyền Sài Gòn - công cụ chủ yếu thực hiện chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo triền miên. Điều đó đã làm quan hệ Sài Gòn - Washington căng thẳng, Đại sứ Mỹ tại MNVN - Taylor đã phải cảnh báo thẳng với họ rằng: người Mỹ đã chán ngấy về những cuộc đảo chính đó và HK không thể nào ủng hộ họ nữa nếu chính quyền Sài Gòn tiếp tục đảo chính thanh trừng lẫn nhau. Thực tế, những tháng cuối đời, Tổng thống Kennedy đã từng nghĩ đến việc tìm lối giải thoát trong chiến tranh Việt Nam, nhưng không lâu sau đó ông bị ám sát, người kế nhiệm - phó Tổng thống Johnson lại tiếp tục muốn chứng tỏ sức mạnh của người Mỹ. Với mục đích lớn nhất là ngăn chặn “Cộng sản”, HK cố gắng kiên trì trong việc giúp Nam Việt Nam, tiếp tục ủng hộ, viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

VNCH rơi vào cuộc khủng hoảng lãnh đạo trầm trọng và chỉ tạm ổn định lại khi Hội đồng lãnh đạo Quốc gia - đứng đầu bởi hai tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ lên nắm quyền (tháng 6 năm 1965). Trong khi đó, trước các thất bại liên tiếp trên chiến trường và tình hình chính trị rối loạn tại MNVN, chính phủ HK quyết định hủy bỏ kế hoạch Staley Taylor và đưa quân đội HK sang trực tiếp tham chiến để giữ miền Nam khỏi rơi vào tay “Cộng sản”.

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, Mỹ đưa 3.500 lính thủy đánh bộ đổ bộ xuống Đà Nẵng; chiến tranh Việt Nam bước sang giai đoạn mới với sự tham chiến trực tiếp của lính Mỹ ở Nam Việt Nam. Quan hệ VNCH - HK từ đây cũng bước sang một thời kỳ mới, phát triển toàn diện và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)