Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ những năm 1969 1972

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 48 - 53)

2.1.1 .Mỹ rút quân về nước

2.1.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ những năm 1969 1972

Thất bại trong chiến lược Chiến tranh cục bộ buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Nhưng với bản chất hiếu chiến, Mỹ tiếp tục có những kế hoạch mới cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam thời kỳ “sau Mậu Thân”. Để VNCH có thể đứng vững khi Mỹ rút dần quân khỏi chiến trường Việt Nam, HK đã giúp đồng minh xây dựng quân đội theo kiểu mẫu của mình với các loại vũ khí chiến tranh tối tân nhất cùng cơ sở hậu cần chiến tranh của họ để lại. Và theo đó, trong các cuộc giao tranh với quân Giải phóng, HK sẽ yểm trợ về không lực tối đa cho quân đội VNCH.

Với lời hứa chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong vòng 6 tháng sau khi lên làm tổng thống - Nixon đã thắng cử trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng năm 1969. Ngay sau khi trúng cử, Nixon đã cho ra đời học thuyết mang tên mình “Học thuyết Nixon”, học thuyết này được thí điểm ở Việt Nam và Đông Dương. Ở Việt Nam là chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh; ở Lào - “Lào hóa” chiến tranh; ở Campuchia - “Khơme hóa” chiến tranh và trên toàn Đông Dương là “Đông Dương hóa” chiến tranh. Chiến lược chiến tranh này được đề ra trên cơ sở chiến lược “Phi Mỹ hóa” của Johnson: rút dần hết quân Mỹ ra khỏi Đông Dương, tránh những tổn thất về người đối với quân viễn chinh Mỹ, nhưng vẫn bám giữ được MNVN.

“Phi Mỹ hóa” hay “Việt Nam hóa” chiến tranh được tiến hành bằng QLVNCH với cố vấn, vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ. Theo dự tính, Lầu Năm Góc định thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” qua 3 giai đoạn [58, tr.629]:

Giai đoạn 1: Chuyển giao nhiệm vụ chiến đấu trên bộ cho quân lực Việt Nam Cộng hòa, rút quân chiến đấu trên bộ của Mỹ đi đôi với việc làm suy yếu đối phương; Giai đoạn 2: Chuyển giao nhiệm vụ trên không cho quân lực Sài Gòn sau khi đã đã tăng cường trang bị cho họ loại F5A rồi F5E, hoàn chỉnh việc xây dựng quân lực Việt Nam Cộng hòa, để họ đủ sức đương đầu với lực lượng còn lại của lực lượng quân Giải phóng, giữ được Việt Nam trong quỹ đạo của thế giới tự do; Giai đoạn 3: Hoàn thành và củng cố mọi mặt kế hoạch Việt Nam hóa, đạt tới mục tiêu: địch suy yếu không đủ sức phục hồi được nữa và chiến tranh đi đến tàn lụi.

Để thực hiện chương trình Việt Nam hóa chiến tranh: “Hoa Kỳ đã phải chi ra hơn 10 tỷ Mỹ kim, trao lại cho Việt Nam Cộng hòa trên một triệu vũ khí hạng nhẹ, 46.000 xe tự động, 1.100 trực thăng và phi cơ. Đồng thời 350 đoàn cố vấn Hoa Kỳ (mỗi đoàn 5 người) đã được huy động để huấn luyện cho nghĩa quân và địa phương quân Việt Nam Cộng hòa trong việc sử dụng những vũ khí mới. Ngoài ra, hơn 12.000 sĩ quan Việt Nam Cộng hòa đã được gửi sang Hoa Kỳ tu nghiệp cao cấp tại Trường chỉ huy và tham mưu”[166, tr.223]. Từ năm 1969 trở đi, Mỹ vẫn tiếp tục viện trợ cho MNVN, QLVNCH được hỗ trợ tối đa về không quân và trọng pháo.

Ngày 30 tháng 4 năm 1970, QLVNCH kết hợp cùng quân đội HK tiến vào khu căn cứ của các Lực lượng kháng chiến tại Campuchia nhưng đã bị sa lầy. Ngày 30 tháng 6 năm 1970, dưới sức ép của dư luận và của cơ quan lập pháp, chính phủ HK phải ra lệnh rút quân khỏi Campuchia. Sau khi quân Mỹ và quân Đồng minh thất bại trong việc đánh phá căn cứ của các Lực lượng kháng chiến tại Campuchia, tiếp tế của VNDCCH đã nối thông từ Lào đến Đông Bắc Campuchia và đổ vào các khu căn cứ Tây Ninh.

Không phong tỏa được tiếp tế của miền Bắc Việt Nam đi qua Campuchia, tháng 1 năm 1971, quân đội VNCH dưới sự yểm trợ không quân của HK, tiến

hành chiến dịch Lam Sơn 719: đánh từ Quảng Trị cắt ngang sang Hạ Lào nhằm cắt đứt hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc - Nam, thử sức “Việt Nam hóa” chiến tranh, cố gắng phá cơ sở hậu cần của đối phương ở địa bàn này. Nhưng kết quả là toàn bộ chiến dịch và mọi ý đồ của VNCH đều bị thất bại thảm hại. Khoảng một nửa lực lượng đã bị thương vong; đội quân tinh nhuệ và lính dù bị thiệt hại nặng, đây là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của VNCH.

Trước đó, phần nhiều những cuộc hành quân đều mang tính chất liên quân Việt - Mỹ, QLVNCH có trực thăng mau lẹ, lệ thuộc nhiều vào sự yểm trợ của pháo binh Mỹ; giờ đây họ phải dần đảm nhiệm vai trò chính trong các cuộc chiến đấu trong khi Không lực Nam Việt Nam vẫn còn ở thời phôi thai và phần lớn còn lệ thuộc sự yểm trợ chiến thuật của Không lực Mỹ. Vì vậy, việc thực hiện các chiến dịch nhằm phá hỏng các căn cứ của Lực lượng kháng chiến ở biên giới nước láng giềng của QLVNCH đã gặp phải thất bại thảm hại.Mặc dù phía Mỹ cho rằng việc tiến hành các chiến dịch đó là nhằm củng cố niềm tin cho quân đội Nam Việt Nam để họ có thể tự chiến đấu được thì với những tính toán của HK trong việc thực hiện kế hoạch “Việt Nam hóa” cũng đã cho thấy sự thất bại nghiêm trọng trong chiến lược.

Thất bại ở chiến trường Việt Nam của quân đội HK và quá trình mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào của Nixon lại thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh phản chiến tại Mỹ. Quốc hội HK trong một phiên họp đặc biệt vào năm 1971 đã quyết định hủy bỏ “đạo luật Vịnh Bắc Bộ” mà họ đã thông qua vào năm 1964. Sự kiện này có nghĩa là Nixon đã bị rút “phép thông công” - không thể tự do đưa quân đội HK ra chiến đấu ở ngoài lãnh thổ trong thời gian dài nếu không được Quốc hội chuẩn y. Trong chừng mực nào đó, có thể nói, việc hủy “đạo luật Vịnh Bắc bộ của Quốc hội HK đã đẩy quan hệ Sài Gòn - Washington về mốc xuất phát điểm trước năm 1964.

Đầu năm 1972, Quân Giải phóng tiếp tục mở ra một chiến dịch tiến công mới - Chiến dịch mùa Hè năm 1972. Phản ứng lại, ngày 16 tháng 4 năm 1972, Mỹ ném bom trở lại miền Bắc với cường độ rất ác liệt: dùng máy bay B-52 rải

thảm bom xuống Hải Phòng, cho hải quân thả thuỷ lôi phong toả các hải cảng của Bắc Việt Nam.

Cùng với việc tiến hành mở rộng chiến tranh sang các nước láng giềng của Việt Nam, HK có một kế sách mới là cải thiện quan hệ với các nước lớn là Liên Xô và Trung Quốc nhằm giảm bớt sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho VNDCCH, tìm cách cô lập cách mạng Việt Nam. HK triển khai ngoại giao ba bên (tam giác chiến lược), thúc đẩy hòa hoãn với Liên Xô, cải thiện quan hệ với Trung Quốc nhằm kéo hai nước giảm viện trợ, ép VNDCCH nhận một giải pháp trên bàn đàm phán có lợi cho Mỹ. Triển khai “chiến lược mới vì hòa bình” để gỡ khó khăn cho Mỹ trong vấn đề nội bộ và dư luận quốc tế.

Về chương trình “Việt Nam hóa” chiến tranh, chính Nixon cũng đã thừa nhận rằng “Việt Nam hóa” là một kế hoạch hòa bình có phần lừa bịp nhằm “biến cuộc chiến tranh (của Mỹ) thành cuộc xung đột lâu dài giữa người Việt Nam với nhau”[103]. Với việc rút hơn nửa triệu quân Mỹ đã để lại một “khoảng trống khổng lồ” trong lĩnh vực quân sự lẫn đời sống kinh tế miền Nam. “Việt Nam hóa” với nhiều chiến dịch và chính sách đi kèm đã không tỏ ra hiệu quả trong khi quân Giải phóng miền Nam lại chủ động tổng tiến công chiến lược năm 1972. Viện trợ của Mỹ đã không thể lấp được chỗ trống về mọi mặt ở Nam Việt Nam sau khi quân họ rút đi. Cả giới cầm quyền VNCH lẫn dân chúng ở miền Nam đều cảm nhận rõ sự hụt hững đó. Chương trình “Việt Nam hóa” tồn tại nhiều khuyết điểm, một sĩ quan VNCH nói: “Ỷ lại vào không lực đã trở thành một tâm trạng. Mỗi khi đụng độ với địch, những binh sĩ trong đơn vị tôi bao giờ cũng nêu câu hỏi: Máy bay đâu!”[166, tr.223]. Bằng cách huấn luyện quân nhân Nam Việt Nam theo hình ảnh HK, người Mỹ đã tạo nên những trở lực mới cho Sài Gòn trong việc tự túc trên chiến trường. Một viên chức HK nhìn nhận: “Lúc đầu tôi nghĩ rằng người Việt Nam có thể chặn đứng được. Nhưng quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy còn quá kém phải cần chúng tôi sử dụng, và như vậy có nghĩa là chương trình Việt Nam hóa đã không thành công như điều chúng ta mong muốn”[166, tr.225]. Nhà bình luận Wanter Lipman đầu năm 1970 trên tờ Tuần tin tức cũng cho rằng có lẽ

đây là lần đầu tiên trong lịch sử các cuộc chiến tranh, một nước nghĩ rằng mình có thể thắng trận bằng cách giảm quân số, tức bằng cách rút quân chiến đấu khỏi chiến trường.

Sự hiện diện trực tiếp của quân Mỹ ở MNVN gắn liền với những yếu kém về quân sự và chính trị của VNCH trong một thời gian dài sau Tết Mậu Thân khiến Washington phải xem xét lại hoạt động và khả năng của QLVNCH. Họ phải tính toán, cân nhắc lại liệu việc chuẩn bị cho chiến lược chiến tranh mới mà HK sắp áp dụng tại đây có khả năng thực thi hay không?. Vì vậy, mặc dù quan hệ đồng minh giữa VNCH với HK đang có chiều hướng xấu đi nhưng chiến lược “Phi Mỹ hóa” và “Việt Nam hóa” vẫn được thực hiện với sự hỗ trợ đặc biệt của HK là tăng viện về quân sự và kinh tế.

Từ bối cảnh lịch sử trên, có thể thấy rằng: mối quan hệ Sài Gòn - Washington trong thời kỳ thực hiện “Việt Nam hóa” chiến tranh, dù đã có phần lỏng lẻo hơn trước, nhưng mặt khác lại trở nên khá phức tạp, “nhiều lang lớp” như dư luận HK đã nhận định về mối quan hệ này.

Không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống mới Nixon là một người mưu mô, xảo quyệt, tính chất “diều hâu” của ông ta thâm độc không giống “võ biền”, “bộc trực” của cựu tổng thống Johnson. Bản chất của “học thuyết Nixon” và “Việt Nam hóa” chiến tranh không phải là từ bỏ Chiến tranh Việt Nam, không phải là bỏ rơi Sài Gòn mà nó vẫn tiến hành mưu đồ cũ nhưng theo phương sách mới. Vì vậy, một mặt, Washington thúc ép Sài Gòn phải đi chấp nhận các giải pháp về vấn đề Việt Nam mà Washington hoạch định trên tất cả mọi khía cạnh (quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao). Dù có lúc Sài Gòn tỏ ra “ngang bướng” nhưng rốt cuộc cuối cùng đều phải chấp nhận kế hoạch của HK. Mặt khác, về phía mình, chính quyền Sài Gòn cùng “đọc” được ý đồ của HK nên đã không ít lần lên tiếng phản đối xu hướng HK đang “bỏ rơi” đồng minh. Vào những năm cuối 1960 và đầu thập kỉ 1970 chiều hướng trên càng bộc lộ rõ ràng và vì thế Nguyễn Văn Thiệu đã nhiều lần hậm hực với Washington. Để trấn an, Washington đã tiếp sức cho Sài Gòn nhiều đô-la và súng đạn, nhưng mặt khác, ép

Sài Gòn phải đi đúng con đường HK đã vạch ra và, như lịch sử đã ghi nhận, trong mối quan hệ Sài Gòn - Washington thì Sài Gòn nằm ở vị thế bị động, HK mới thực sự là chủ thể!.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)