Sự kiện Phước Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 87 - 90)

3.1 .Tình hình sau Hiệp định Paris

3.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ sau sự kiện Phước Long

3.2.1. Sự kiện Phước Long

Sau Hiệp định Paris thế và lực của quân đội Sài gòn sa sút, sức chiến đấu của QLVNCH yếu hẳn do thiếu vũ khí, phương tiện chiến tranh, đặc biệt do

nguồn viện trợ Mỹ cả kinh tế và quân sự đều bị cắt giảm lớn, Tổng thống Thiệu đã phải kêu gọi quân đội Sài Gòn “đánh theo kiểu con nhà nghèo”. Tuy nhiên với việc xâm phạm tái chiếm những vùng đất đã mất nhằm xóa bỏ hình thái “da báo”, VNCH vẫn ôm ấp hi vọng Mỹ có thể can thiệp trở lại.

Ở HK, sau khi quân Mỹ rút về, khủng hoảng vẫn chưa dịu đi do hậu quả của vụ bê bối Watergate. Trước sức ép của dư luận và khó khăn về nhiều mặt, Nixon buộc phải từ chức Tổng thống vào giữa nhiệm kỳ thứ hai của mình. G. Ford lên thay đã tuyên bố cam kết chấm dứt việc tham chiến của Mỹ ở Nam Việt Nam. Đồng thời, Quốc hội Mỹ ra quyết định cấm các lực lượng Mỹ có những hoạt động trên bộ ở Nam Việt Nam. Viện trợ của Mỹ cho chính quyền Sài Gòn giảm hàng chục lần. Đây là yếu tố chủ chốt tác động mạnh đến sự hoang mang và mất sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn trước nguy cơ bị Mỹ bỏ rơi.

Trong khi đó VNDCCH không ngừng tăng cường đưa người và vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam, để chuẩn bị cho những chiến dịch lớn. Cuối năm 1974, tương quan chiến lược trên chiến trường đã nghiêng hẳn về phía LLCM, quân Giải phóng đã có khả năng chủ động mở các cuộc tiến công lớn trên một số hướng chiến lược, một trong số đó là Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.

Vấn đề đặt ra với phía Cách mạng là nếu mở các cuộc tiến công lớn trên một số hướng chiến lược liệu Mỹ sẽ phản ứng thế nào?, Mỹ có khả năng quay lại miền Nam nữa hay không?. Tuy phán đoán là Mỹ khó có khả năng trở lại, và nếu có thì trong chừng mực nào đó cũng khó xoay chuyển tình thế, song, để chắc chắn quân Giải phóng miền Nam quyết định tiến hành trận đánh thăm dò phản ứng của HK.

Phước Long là địa bàn có tầm chiến lược quan trọng đối với cả hai phía LLCM và VNCH. Mất Phước Long thì tuyến phòng thủ Đông Bắc Sài Gòn của miền Nam chẳng những bị phá vỡ ở một khâu quan trọng mà quốc lộ số 13 và các vùng trung tuyến như Bình Phước - Bình Dương - Bến Cát còn lâm vào thế bị uy thị trực tiếp. Nói cách khác mất Phước Long là mất đi thế đánh, thế giữ

Quân khu 3 của chính quyền và quân đội Sài Gòn. Trong ý nghĩa đó, Phước Long được VNCH - Mỹ đánh giá là cửa ngõ của 44 tỉnh Nam Việt Nam.

Ngày 13 - 12 - 1974, Chiến dịch tiến công đường số 14 - Phước Long của quân Giải phóng bắt đầu. Chiến dịch này diễn ra 3 đợt: Đợt 1, từ ngày 13 - 12 đến 17 - 12 năm 1974. Trong 5 ngày chiến đấu quân Giải phóng chiếm toàn bộ các mục tiêu trong khu vực chiến dịch gồm 2 chi khu, 1 yếu khu, 50 đồn bốt và phân chi khu, thắng lợi bước đầu làm thay đổi tương quan chiến dịch trên địa bàn Phước Long, tạo thuận lợi cho việc bao vây cô lập Đồng Xoài. Đợt 2, từ ngày 23 - 12 đến 28 - 12 - 1974. Sau 4 ngày, lực lượng Kháng chiến giải phóng hoàn toàn đường 14, thắng lợi này làm cho tương quan chiến dịch thay đổi đột biến, khu vực cuối cùng Phước Bình (thị xã Phước Long) nằm trong thế cô lập hoàn toàn và cách xa lực lượng quân đoàn 3 quân Cộng hòa. Đợt 3, từ ngày 31 - 12 - 1974 đến 6 - 1 - 1975, quân Giải phóng tiêu diệt phòng thủ cuối cùng, giải phóng thị xã Phước Long bao gồm các chi khu Phước Bình (Phước Lộc, Vạn Kiếp, Bà Rá) và nhanh chóng kết thúc tiến công đường số 14 - Phước Long.

Sau 25 ngày chiến đấu, LLCM đã đánh tan rã hầu hết quân VNCH ở Phước Long, thu toàn bộ vũ khí và phương tiện chiến tranh, giải phóng toàn tỉnh Phước Long. Đây là tỉnh đầu tiên được giải phóng hoàn chỉnh trên chiến trường Nam Bộ.

Đối với LLCM, điều quan trọng không phải là lần đầu tiên giải phóng được một tỉnh trọn vẹn mà điều cốt yếu nằm ở chỗ là dò xét xem thái độ phản ứng của Mỹ như thế nào?. Nếu Mỹ có phản ứng thì còn nhiều vấn đề cần đặt ra và cần tính lại kế hoạch giải phóng miền Nam; còn nếu Mỹ không có phản ứng hay phản ứng ở chừng mực nào đó thì có thể quan sát khả năng đánh lớn nhanh chóng. Đó là mục đích chính của chiến dịch Phước Long. Thắng lợi này cho thấy quân đội VNCH suy yếu rõ rệt, không đủ sức đối phó cùng một lúc với nhiều hướng tiến công của LLCM và không đủ khả năng chiếm lại một thị xã đã bị đánh chiếm sát nách Sài Gòn mặc dù chúng luôn nhấn mạnh Phước Long là tỉnh “cửa

ngõ của 44 tỉnh Nam Việt Nam”. Phước Long thất thủ là một đòn giáng mạnh vào tinh thần chính quyền và quân đội VNCH đang trên đà suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)