Thái độ của Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 90 - 94)

3.1 .Tình hình sau Hiệp định Paris

3.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ sau sự kiện Phước Long

3.2.2. Thái độ của Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ

Thất bại Phước Long và sự phản ứng yếu ớt sau đó chứng tỏ quân đội VNCH đã không còn khả năng và quyết tâm tổ chức lực lượng phản kích mà chỉ trông chờ vào phản ứng của HK, nhưng thực sự Mỹ đã buông lơi vấn đề này.

Trên thực tế, “để tái chiếm Phước Long” theo lời tuyên bố của Thiệu và tính toán của nhiều sĩ quan VNCH cần từ 2 đến 3 sư đoàn chủ lực. Thế nhưng vào lúc đó, các quân đoàn đã phải giãn ra để giữ chốt các nơi khác, Thiệu không thể nào điều phối lực lượng từ các chỗ khác nên với Phước Long, quân VNCH đành bó tay và mong chờ sự phản ứng mạnh mẽ của phía HK. Thiệu quyết định không bảo vệ Phước Long vì thực lực của VNCH không còn có thể chiếm lại được nơi này. Xét thấy có quá nhiều vấn đề khó khăn không thể thực hiện được, nên Thiệu cho rằng tốt nhất là dành lực lượng để phòng thủ các khu vực khác có nhiều giá trị chiến lược hơn. Bất lực trước Phước Long, Thiệu kêu gọi “dành 3 ngày nguyện cầu cho Phước Long”.

Trước những quyết định của Sài Gòn, Bửu Viên nói rằng: “Trong lúc hô hào dân chúng biểu tình khắp nơi đòi hỏi phải chiếm lại Phước Long thì bản thân chính quyền lại không có hành động nào cụ thể để đáp ứng. Dân chúng bắt đầu mất niềm tin vào những gì chính quyền nói, mất tin vào khả năng bảo vệ đất đai của quân đội. Việc Phước Long thất thủ và sau đó bị bỏ rơi là dấu hiệu suy yếu của quân đội (Sài Gòn) và điều này sẽ khích lệ đối phương trong các quyết định tiến lên nữa”[21, tr.29 - 30].

Ba ngày trước khi Phước Long thất thủ, báo chí Sài Gòn có tin tàu chiến của Mỹ rời cảng Philipines chạy về phía bờ biển Việt Nam và 3 sư đoàn lính thủy đính bộ Mỹ trên đất Nhật được lệnh báo động… Sài Gòn mừng thầm chờ đợi phản ứng mạnh mẽ của HK. Mặc dù bị cắt giảm viện trợ, nhưng chính quyền Sài Gòn, đặc biệt là Nguyễn Văn Thiệu vẫn tin vào sự can thiệp trở lại của Mỹ vào Nam Việt Nam theo lời hứa trong thư khi thúc ép Sài Gòn ký Hiệp định,

Thiệu tin lời hứa Tổng thống HK là bảo đảm chắc chắn nhất. Nhưng rồi chính quyền Sài Gòn đã thất vọng khi người phát ngôn Nhà trắng tuyên bố: “Tổng thống G.Pho không có ý vi phạm những điều cấm chỉ (của Quốc hội Mỹ) về việc sử dụng lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam”[13, tr.28].

Tại Washington, sự kiện Phước Long đặt chính quyền Mỹ vào thế lúng túng khó xử. Bởi lẽ, việc đưa quân chiến đấu trở lại tham gia các hoạt động trên bộ ở Nam Việt Nam đã bị Quốc hội Mỹ ngăn cấm. Nhưng nếu không có những hành động quân sự đáp lại mạnh mẽ thì vô tình Mỹ đã thừa nhận sự thất bại hoàn toàn của mình ở MNVN, hơn nữa đó cũng là lời hứa với Đồng minh của mình: “sẽ can thiệp mạnh mẽ khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xâm hại”. Do vậy Mỹ đã “thả” ra hành động hăm dọa và gây áp lực từ xa như báo động khẩn cấp Sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ, dọa sẽ ném bom trở lại nếu LLCM tiếp tục tiến công, rồi cho tàu sân bay từ Philipines vào Biển Đông (Nam Việt Nam). Nhưng mặt khác, ngày 9 - 1 - 1975, Đại sứ quán Mỹ cho Thiệu biết: “Việc yểm hộ bằng máy bay Mỹ lúc này chưa được phép”. Ngày 22 - 1 - 1975, Tổng thổng Ford tuyên bố: “Không có hành động nào khác ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn; sẽ không can thiệp vào Việt Nam mà không qua thủ tục hiến pháp và lập pháp”[6, tr.38].

Một trong số cố gắng mang ý nghĩa tượng trưng hơn là thực chất, Tổng thống Mỹ G. Ford cho mở lại các chuyến bay trinh thám trên không phận Bắc Việt Nam; yều cầu Quốc hội Mỹ viện trợ bổ sung 500 triệu đô-la cho chính quyền Sài Gòn. Thế nhưng, yêu cầu đó đã bị Quốc hội thẳng thừng bác bỏ. Điều đó chứng tỏ không còn khả năng Mỹ can thiệp trở lại Việt Nam để cứu nguy cho chế độ Sài Gòn. Với Phước Long, HK chỉ phản ứng bằng những lời tuyên bố song không có hành động gì đáng kể và “Việc Quốc hội Mỹ không cho viện trợ bổ sung đã đẩy Việt Nam Cộng hòa vào một cuộc khủng hoảng tâm lý và chính trị trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời nó”[6, tr.38].

Phước Long đã cho thấy rõ ràng, Mỹ chẳng có hành động gì hữu hiệu hơn ngoài những phản ứng có tính chất tượng trưng. Đại sứ Martin đích thân về

Washington báo cáo tình thế nguy cấp của chế độ Sài Gòn cũng không được nhà Trắng đáp lại lời kêu gọi cầu cứu đó. Dư luận phương Tây đánh giá rằng “Washington đã quan tâm đến vấn đề khác” chứ không phải là Việt Nam nữa. Sau này nhiều nhà chiến lược Mỹ đã nhận xét là Bắc Việt Nam đã “nắn được gân” của Mỹ ở trận Phước Long.

Phước Long là một dẫn chứng tiếp nối sau sự kiện Tống Lê Trân, bộc lộ rõ thế và lực đi xuống nhanh chóng của quân đội Sài Gòn, đồng thời cũng cho thấy sự thay đổi thái độ của Mỹ với cuộc chiến ở Việt Nam, rút dần sự ủng hộ đối với đồng minh của mình. Quan hệ VNCH và HK lại một lần nữa căng thẳng. Nguyễn Văn Thiệu cay cú và hằn học: “Cộng sản đánh Tống Lê Trân là xét nghiệm sự cương quyết của Mỹ, nói là phải phản ứng mà có dám phản ứng không? Mỹ không dám phản ứng, Cộng sản càng không sợ. Từ sau vụ Tống Lê Trân, cái này qua cái kia, những căn cứ như vậy không yểm trợ bằng quân sự, bằng không quân được, thì Cộng sản tiến dần mà chúng ta không có phương tiện đầy đủ, không quân để yểm trợ, mà chúng ta không thể không rút… Như vậy căn cứ nhỏ đến căn cứ lớn rồi đến các quận lỵ đều xét nghiệm, thử lấy sự kiên quyết và phản ứng của Mỹ thì Mỹ cũng nín thinh. Rồi đến tỉnh lỵ Mỹ cũng nín thinh, Mỹ không dám đả động gì… Cho đến Phước Long cũng không có phản ứng”[21, tr.287]. Việc tổng thống G.Ford cho các chuyến bay do thám, Thiệu mỉa mai trong chua chát, đó “chẳng khác gì dùng bồ câu thay thế cho B.52”. Thiệu lên án Mỹ, bởi trong khi Mỹ có khả năng đáp ứng sự cầu cứu của Do Thái một cách nhanh chóng, còn VNCH - một người bạn đồng minh hàng thập kỷ lại bị Mỹ bỏ rơi. Thực tế, đúng như dư luận bàn tán: Quốc hội và chính phủ Mỹ giờ đã hướng sang Trung Đông nơi có nguồn dầu lửa khổng lồ, đặt trọng tâm vào mối quan hệ với các nước châu Âu để tìm kiếm những vấn đề “cộng sinh” hơn là chỉ chăm chú vào một vùng đất xa xôi mà hơn 10 năm chiến đấu họ không “thu hoạch” được cái gì ở đó.

Theo chuyên gia phân tích Frank Snepp: “Wasington đã biết rằng Bắc Việt tiến công Phước Long là để diễn tập cho cuộc tiến công cuối cùng và điều

này lúc đó là tùy thuộc việc Hoa Kỳ phản ứng như thế nào”[39, tr.42]. Lúc bấy giờ Thiệu phải giao dịch với đại sứ mới của HK là G.Martin, trong khi Martin đã nhận được chỉ thị đảm bảo “làm cho giới quân sự Việt Nam hiểu rõ việc tham chiến của Mỹ đã chấm dứt, và người Việt Nam phải hiểu rằng tự mình phải đảm nhiệm việc chiến đấu chống lại miền Bắc”[39, tr.42]. Phải nói rằng Martin là một nhà nhà ngoại giao tận tụy và có trách nhiệm với nghề nghiệp. Ông ta cũng cảm thấy HK có mọi nghĩa vụ đối với Nam Việt Nam từ nhiều năm, dài bằng cả cuộc đời công chức của ông, song “số mệnh dân tộc này đã bị người chủ Mỹ sửa đổi lại thành diễn viên trong một màn phụ của vở kịch”[39, tr.43]. Mặc dù tích cực tác động cứu giúp VNCH từ lá thư viết tay của Nixon đảm bảo “Hoa Kỳ sẽ trả đũa đối với việc Bắc Việt xâm lăng”, song Nixon đã từ chức trước đó 6 tháng.

Giờ đây, lòng tin từ lâu của Thiệu rằng nếu cần thì HK sẽ trở lại đã thay thế bằng sự trông đợi của ông ta vào Martin. Báo cáo ảm đạm của viên Đại sứ đã tác động mạnh tới “con bệnh” đang cần chạy chữa như một lời chẩn đoán “sắp chết”. Đối với Nam Việt Nam, cách nhìn về tương lai cũng như quá khứ đều là vay mượn, vì đã dựa, phụ thuộc quá lâu vào người Mỹ trong mọi thứ. Mất Phước Long, về mặt tâm lý là một đòn choáng váng đối với chính quyền, Thiệu đã cố nấn ná chờ phản ứng của người Mỹ, chờ Quốc hội Mỹ “xem xét lại” việc đã cấm các lực lượng Mỹ có những hoạt động trên bộ ở Nam Việt Nam. Có thể nói, ở một khía cạnh nào đó, đối với Thiệu và LLCM, trận Phước Long trở thành sự thử thách những phản ứng của Mỹ. Sau Phước Long, chính quyền Sài Gòn bị một đòn đau: mất núi Bà Đen ở phía Bắc Tây Ninh, một địa điểm quan sát trọng yếu. Quân đội và chính giới Nam Việt Nam bị dao động khi tỉnh đầu tiên của lãnh thổ VNCH bị mất hẳn vào tay quân Giải phóng. Thái độ dửng dưng của HK trước sự thất thủ Phước Long đã làm gia tăng sự hoài nghi về bản Hiệp định ngưng bắn, gây nên sự hoang mang trong dân chúng, “lòng tin của người dân vào quân đội và chính phủ không còn bền vững”[55, tr.113]. Tướng Cao Văn Viên, tổng tư lệnh quân đội VNCH cho rằng, đối với Bắc Việt: “Phước Long không chỉ là một chiến thắng đơn thuần về quân sự, họ đạt được

nhiều lợi điểm về tâm lý và chính trị trong chiến thắng đó”. Đây là bước chinh phục về quân sự đầu tiên mà lực lượng Bắc Việt sẽ càng phát huy khi không phải ngại ngần về sự cản trở của HK. “Cộng sản Bắc Việt không có một khuyến khích nào tốt hơn trước sự yên lặng của Hoa Kỳ”[62, tr.114].

Mất một tỉnh ngay tại đồng bằng Nam Bộ cách Sài Gòn chỉ khoảng 100 cây số (km) nhưng quân Nam Việt Nam không có phản ứng thích đáng nào để giành lại. Họ không còn quân dự bị cơ động để phản kích nữa. Và quan trọng nhất là HK chỉ phản ứng ở mức không có dấu hiệu là sẽ can thiệp mạnh. Chiến dịch này đã củng cố thêm nhận định của phía Cách mạng rằng HK sẽ không có khả năng can thiệp trở lại.

Sự kiện Phước Long được cả Hà Nội và Sài Gòn đặc biệt quan tâm. Phía Cách mạng xem Phước Long là trận trinh sát chiến lược tìm hiểu khả năng phản ứng của HK sẽ như thế nào nếu quân Giải phóng vượt Hiệp định, tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Về phía Thiệu, sự kiện Phước Long là “hàn thử biểu” quan hệ VNCH - HK.

3.3. Sự kiện Buôn Ma Thuột và tác động của nó đối với quan hệ Việt Nam Cộng hòa - Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)