Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ từ sau sự kiện Buôn Ma

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 98 - 104)

3.1 .Tình hình sau Hiệp định Paris

3.3. Sự kiện Buôn Ma Thuột và tác động của nó đối với quan hệ Việt Nam

3.3.2. Quan hệ Việt Nam Cộng hò a Hoa Kỳ từ sau sự kiện Buôn Ma

Sau sự kiện Buôn Ma Thuột, một số dân biểu, nghị sĩ HK đến Việt Nam quan sát tình hình để tăng sự biểu quyết ngân quỹ phụ trội cho VNCH. Chính quyền Sài Gòn chờ đón cuộc viếng thăm với nhiều hi vọng và lạc quan.

Ngay từ khi Mỹ cắt giảm viện trợ, VNCH đã lâm vào cảnh lao đao vì phải gánh chịu hậu quả của sự lệ thuộc trong một quá trình lâu dài. Để bớt lệ thuộc, họ tranh thủ đi tìm những nguồn viện trợ khác, trong đó có việc gõ cửa Ngân hàng thế giới. Chủ tịch Ngân hàng thế giới lúc bấy giờ là người quá quen thuộc - cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Robert S.Mc NcNamara. Trên thực tế, Mc Namara chính là người đề đạt đưa quân Mỹ vào chiến đấu trực tiếp tại miền Nam Việt Nam, là “cha đẻ” của “Chiến tranh cục bộ”. Nhưng trong khoảng thời gian hơn vài năm, Mc Namara đã sớm nhận ra sai lầm nghiêm trọng đó, ông xin

từ chức và chuyển sang làm Chủ tịch ngân hàng thế giới. Mặc dù không còn dính dáng đến vấn đề Việt Nam nữa, nhưng Sài Gòn vẫn tin ông còn chút cảm tình đối với VNCH. Tuy nhiên họ đã nhận được sự từ chối: “Tôi muốn giúp nước ông lắm chứ, nhưng nếu Quốc hội không chấp thuận ngân khoản cho Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thì tôi cũng đành chịu bó tay”[27, tr.182]. Như vậy, Ngân hàng thế giới đóng cửa đối với VNCH. Với Mc Namara, Việt Nam đã thuộc về quá khứ!. Hướng về Paris thì, với số vốn ít ỏi mà họ lại đòi đầu tư vào canh nông và giao dịch hàng với Pháp, như thế làm sao có khoản nào có thể nhanh chóng cứu trợ được vấn đề quân sự đang nguy ngập. Các nước châu Á giàu có như Nhật Bản cũng ra điều kiện đòi mua hàng hóa của họ. Tìm các nguồn viện trợ song phương khác cũng không khả quan vì khoản vay không nhiều mà những điều kiện kèm theo quá phức tạp. Một tia hi vọng lóe sáng khi ông vua dầu lửa xứ Arabia hứa cho chính phủ VNCH vay với số tiền mấy trăm triệu đô-la với lãi suất thấp. Nhưng vay chưa được thì vua Faisal bị cháu mình hại, tia sáng nhanh chóng vụt tắt!.

G.Ford lên làm tổng thống đã tái xác nhận viện trợ bổ sung cho VNCH, nhưng khi tình hình nguy cập đến nơi mà vẫn chưa thấy khoản viện trợ. Để cho mối quan hệ không tiếp tục xấu đi tổng thống Ford cố trấn an Thiệu: “Thủ tục của Quốc hội chúng tôi phức tạp, rờm rà, nhưng chưa phải là kết thúc. Tuy phải đợi một thời gian nữa, nhưng tôi muốn nói để Ngài yên tâm rằng cuối cùng viện trợ sẽ được đầy đủ cả hai mặt (quân sự lẫn kinh tế)”[27, tr.197-200].

Trước sự kiện Phước Long, Thiệu vô cùng lo lắng về viện trợ Mỹ sẽ bị cắt; tình hình ngày càng khó khăn, chưa buông xuôi, Thiệu nhờ Đại sứ Martin và yêu cầu các phái đoàn Quốc Hội VNCH sang cầu viện tại Washington. Đồng thời, Thiệu có thái độ cởi mở, cho phỏng vấn nhiều hơn hơn với báo chí Mỹ. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975 chính phủ Sài Gòn tiếp đón một số nghị sĩ, dân biểu Mỹ để nhờ chuyển lời cho Quốc hội nương tay. Cho đến thời điểm này, mặc dù hoài nghi và có cả sự tức giận nhưng Thiệu vẫn cố an ủi rằng hai nước đã sát cánh chiến đấu với nhau trong hai mươi năm và đã có tới năm đời Tổng thống đều ủng hộ VNCH (Thiệu đã cố kiềm chế không nhắc tới những cam kết của Tổng thống Nixon để đổi lấy Hiệp định Paris).

Trên thực tế, cho dù Thiệu có nói ra cam kết mật với người tiền nhiệm và lời tái xác nhận của tân Tổng thống mới, nhưng hầu như người Mỹ đều đã muốn chạy trốn trách nhiệm. Người ta hoài nghi về cam kết mật, rồi tân Tổng thống chỉ xác nhận lời hứa đơn thuần của người Mỹ đối với Nam Việt Nam chứ không hề biết về chuyện Nixon hứa riêng với Thiệu. Thượng nghị sĩ Kenedy, người lãnh đạo phong trào cắt viện trợ đối với MNVN cho rằng: “Nếu không đặt trọng tâm vào việc thi hành những mục tiêu chính trị của thỏa ước ngưng chiến… thì mục đích của những món tiền chi tiêu khổng lồ ở Việt Nam không phải là để… cứu nạn nhân chiến tranh, hay kiến thiết xứ sở mà chỉ là để mua thời gian cho chính phủ Thiệu kéo dài chiến tranh”[27, tr.204].

Sự kiện Buôn Ma Thuột làm cho VNCH trượt dốc một cách nhanh chóng, “con bệnh” càng ngày nặng hơn mà không có tiền cứu chữa. Trước khi quyết định triệt thoái khỏi Tây Nguyên, chính quyền Sài Gòn tính toán: “Nếu mức viện trợ là 1,4 tỷ đô-la thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn vùng chiến thuật; nếu là 1,1 tỷ thì Quân khu I phải bỏ; Nếu là 900 triệu thì khó lòng mà giữ được Quân khu I và II và khó đương đầu với cuộc tổng tấn công của Bắc Việt; nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc, và khó điều đình được với Bắc Việt; nếu quân viện dưới 600 triệu thì chính phủ Việt Nam Cộng hòa chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long”[27, tr.235].

Chiến sự càng ngày càng bất lợi cho VNCH. Từ sự kiện Phước Long đến sự kiện Buôn Ma Thuột đã làm cho lời lẽ của Tổng thống Ford nhẹ dần và trở nên sáo rỗng. Quốc hội Mỹ quay mặt, muốn lẩn tránh trách nhiệm. Xung quanh mối quan hệ đồng minh này, người ta tự vấn: nước Mỹ không đủ sức viện trợ cho VNCH vì những khó khăn kinh tế? vì Quốc hội chán ghét chiến tranh?. Phải chăng Mỹ đã hoàn toàn bỏ mặc VNCH. Bằng chứng là mức viện trợ ban đầu bị cắt xén đã chuyển qua Do Thái*

:

* Từ 1972-1973 trở đi, Mỹ quan tâm vấn đề Trung Đông thông qua cuộc chiến tranh Ả Rập – Do Thái (tháng 9- 1972) vì những nguồn lợi dầu lửa ở khu vực này. Lúc này, Mỹ đã chuyển hướng ngoại giao với Trung Quốc, thương lượng vũ khí nguyên tử (SALT, ICBM với Liên Xô), Việt Nam và Đông Nam Á không còn là một chú trọng của Hoa Kỳ.

Bảng 3.8: So sánh tiến trình quân viện Mỹ cho Việt Nam và Do Thái

Tài khóa Việt Nam Do Thái

Tỷ Đô-la Cho không Cho không Cho vay

1972/1973 2,1 0,0 0,3

1973/1974 1,4 0,0 0,3

1974/1975 0,7 1,5 1,0

Nguồn: Nguyễn Tiến Hưng, Khi Đồng minh tháo chạy, tr.242.

Cách hành xử của HK cho thấy đặc điểm nổi bật của một nước thực dụng. Vào thời điểm khủng hoảng kinh tế dầu mỏ nghiêm trọng, Mỹ đã chuyển ngay sang đầu tư cho vùng Trung Đông để kiếm lời. Và thực tế, không lẽ gì một nước tính toán như HK lại tiếp tục dấn thân vào nơi mà họ chẳng có được lợi ích gì ngoài việc bỏ tiền và của để đổi lấy sinh mạng. Đây là lúc họ muốn dứt hẳn ra khỏi cuộc chiến ở Việt Nam một cách dứt khoát nhất thông qua việc cắt hẳn viện trợ quân sự.

Bề ngoài, để bày tỏ trách nhiệm của mình với bạn đồng minh, Mỹ vẫn cử phái đoàn sang quan sát về tình hình miền Nam. Tuy nhiên quá trình hoạt động và quan điểm của các chính trị gia tới Việt Nam khác nhau: có người ủng hộ VNCH; người chống đối, có người quan tâm nhưng có người thờ ơ. Còn phía VNCH dẫu có phật ý, có tức giận vẫn phải chào đón nhiệt tình nhằm gây thiện cảm để tìm kiếm sự cứu vớt cuối cùng.

Những tia hi vọng bắt nhịp theo từng giai đoạn cuộc viếng thăm của phái đoàn HK. Nhưng bao trùm là bầu không khí ảm đạm và đầy thất vọng của các nhà lãnh đạo VNCH; những tin tức lọt ra ngoài đã làm ảnh hưởng đến tinh thần binh lính và dân chúng một cách nghiêm trọng, VNCH lao vào cuộc khủng hoảng tâm lý chưa từng thấy. Trong con mắt của người Mỹ, giới lãnh đạo của chính quyền Sài Gòn lúc này là một đội ngũ tham nhũng, đàn áp và độc tài. Họ cho rằng “Với những khủng hoảng về kinh tế và chính trị nội bộ đang xảy ra

trong lãnh thổ, Hoa Kỳ không còn khả năng tiếp tục tham gia vào cuộc chiến. Vấn đề viện trợ thêm cho Việt Nam không có nhiều hi vọng. Ngược lại, ngân sách viện trợ có thể bị cắt thêm vì Hoa Kỳ đang chuyển mục tiêu quân sự chính trị của họ về các vấn đề ở Trung Đông”[62, tr.127].

Bữa tiệc cuối cùng ở Dinh Độc lập trước khi tiễn phái đoàn Mỹ về nước, Thiệu nhắc lại lần nữa trong dịp ký kết Hiệp định Paris. “Vấn đề giản dị chỉ như thế này: Liệu những lời cam kết của Hoa Kỳ có còn giá trị nào không?. Đó là thông điệp tôi muốn quý vị chuyển tới Đại hội thứ 94 của Quốc Hội Hoa Kỳ”[27, tr.244]. Còn các đại biểu của phái đoàn Mỹ hình như không còn tập trung nghe đến vấn đề Thiệu nói. Chuyến thăm của họ để lại bầu không khí vô cùng ảm đạm, Dinh độc lập ngột ngạt chưa từng thấy. Đó cũng là bầu không khí quan hệ VNCH - HK trong thời kỳ này.

Trước tình hình tràn ngập khó khăn, Washington hay nói chính xác hơn là tổng thống Ford cố trấn an VNCH, nhưng trấn an đó không thể cứu được tình hình nguy ngập của Nam Việt Nam. Dù Quốc hội Việt Nam cầu cứu Tổng thống HK rồi đến Quốc hội với những lời lẽ hết sức thống thiết là trông chờ vào viện trợ của Mỹ, thậm chí, đến mức Thiệu phải đưa ra những cam kết mật của Nixon qua thư nhằm cứu vãn tình thế, nhưng Quốc hội và nhân dân HK không hay chuyện đó, còn Tổng thống Ford ấp úng: “Tôi có qua loa về sự trao đổi thư từ giữa Nich-xơn và Thiệu, nhưng tôi đã không được đọc hết”[27, tr.290]. Kissinger hoàn toàn phủ nhận khi Hồ sơ mật Dinh Độc lập qua hết tay người này rồi đến tay người khác mới tới lãnh đạo tối cao Hành Pháp sau đó lại chuyển sang cho Lập Pháp. Toàn bộ những văn kiện, cam kết trao đổi miệng, liên hệ tới sự sống còn của chế độ VNCH đã bị giấu nhẹm: 27 thư mật của Tổng thống Nixon gửi tổng thống Thiệu từ 1972 tới 1973; những cam kết bằng miệng giữa Kissinger với ngoại trướng Lắm lúc ký Hiệp định Paris tháng 1 năm 1973; 4 bức thư của Tổng thống Ford trấn an Thiệu từ giữa năm 1974 tới cuối tháng 3 năm 1975; Bức thư cầu cứu tổng thống Thiệu gửi cho tổng thống Ford ngày 25 tháng 3 năm 1975; thư Quốc hội VNCH gửi Tổng thống Hoa Kỳ ngày 24 tháng

3 năm 1975; hai thư Quốc hội VNCH gửi thượng viện và Hạ viện HK ngày 25 tháng 3 năm 1975... Tất cả những văn kiện liên quan đến quan hệ VNCH và HK cho đến lời cầu cứu sau cùng của đại diện dân cử VNCH cũng không được nhân dân HK biết tới.

Thất vọng về người Mỹ, nhưng Thiệu không biết trông chờ vào đâu. Cuối cùng Thiệu quyết định đưa ra một “kế hoạch đi vay”. Kế hoạch này được dựng lên vào đúng lúc mối quan hệ giữa Sài gòn và Washington ngày càng trở nên bi đát hơn. Một cơ hội chót cho Thiệu là lấy tiềm năng dầu hỏa ngoài khơi thế chấp, Thiệu nói: “Tiềm năng dầu hỏa ngoài khơi Việt Nam rất tốt; Hoa Kỳ có thể lấy đó làm thế chân”[27, tr.309]. Ngoài ra Thiệu còn nhắc đến trong ngân khố quốc gia còn 16 tấn vàng, trị giá khoảng 120 triệu đô-la, vừa đủ để thế chấp cho một khoản vay mua đạn dược. Trong lá thư gửi Tổng thống Ford, Thiệu đã trình bày rất dài dòng về khó khăn VNCH gặp phải, cảm ơn những nỗ lực mà Ford cố gắng xin viện trợ: “Tôi trân trọng thỉnh cầu Ngài kêu gọi Quốc Hội cho Việt Nam Cộng hòa vay dài hạn 3 tỷ đô-la, chia làm 3 năm, lãi suất do Quốc hội ấn định… Tài nguyên dầu hỏa và canh nông của Việt Nam Cộng hòa sẽ dùng làm thế chân cho món nợ này… Chúng tôi kêu gọi lương tri và lòng trắc ẩn của nhân dân Hoa Kỳ hãy nghĩ đến một quốc gia Đồng minh trung thành trong hai mươi năm sóng gió vừa qua… Một dân tộc như vậy rất đáng được thiện cảm và giúp đỡ… Trong giờ phút khẩn cấp này, tôi xin kêu gọi Quốc hội Hoa Kỳ hãy cứu xét ngay lời yêu cầu của Việt Nam Cộng hòa. Đây là một hành động cuối cùng của chúng tôi kêu gọi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ với tư cách là một đồng minh”[27, tr.315]. Nhưng rồi Tổng thống Ford đã không ngần ngại trả lời thẳng rằng đó chỉ là những: “Cam kết về tinh thần chứ không phải pháp lý”. Khi một vị đứng đầu chính quyền đã buông lơi mọi chuyện thì còn sợi dây nào có thể níu kéo được mối quan hệ giữa hai nước? cho dù mối quan hệ đó đã có giai đoạn “thăng hoa”.

Có thể thấy, trong lúc VNCH đang trên đà không phanh lao xuống dốc thì, những cố gắng cứu vãn từ bám víu vào lời cam kết, cầu thỉnh viện trợ đến

xác nhận vay đề vô vọng. Tất cả đối với HK, chiến tranh Việt Nam đã lùi vào quá khứ, mối quan hệ Đồng minh “sống chết có nhau” đang đi vào hồi kết!.

Nếu ở thời kỳ đầu chiến tranh, trong những năm cuối thập kỷ 1950, HK cần một đối tác ở miền Nam để thực hiện ý đồ “chống Cộng” của mình và vì thế mối quan hệ giữa Sài Gòn - Washington được nhóm dựng từ phía “Chú SAM”, thì dường như, vào thời kỳ cuối của cuộc chiến, phía Sài Gòn chính là bên chủ động níu giữ mối quan hệ này và kết quả là thái độ thờ ơ của một “đồng minh vô nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ việt nam cộng hòa hoa kỳ (1969 1975) (Trang 98 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)