Nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công bố tài liệu tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp 001 (Trang 73 - 79)

- Giúp đông đảo các nhà khoa học, quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ tiếp cận với tài liệu lưu trữ của Đảng : Hiện nay, ở Kho Lưu trữ Trung ương

2.4. Nhận xét, đánh giá

2.4.1 Ưu điểm

Về tổ chức công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng

cũng đã được quan tâm. Ban đầu (năm 1991) chỉ có 01 cán bộ làm chun trách làm cơng tác cơng bố tài liệu và tình hình này kéo dài trong một thời gian dài. Để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cấp bách của việc phát huy giá trị tài liệu lưu trữ của Đảng trong giai đoạn hiện nay, năm 2001, Cục đã tăng cường nhân sự làm cơng tác cơng bố, vì vậy số lượng cán bộ làm cơng tác công bố đã tăng lên, có lúc có tới 03 cán bộ làm cơng tác công bố. Các cán bộ công bố đều là những cán bộ có trình độ, được đào tạo bài bản về chuyên môn lưu trữ hoặc sử học. Đa số cán bộ đều có kinh nghiệm cơng tác lâu năm tại Cục hoặc trong ngành Lưu trữ.

Quy định số 212-QĐ/TW ngày 16/3/2009 về giải mật tài liệu của các cơ quan, tổ chức trước khi nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng và tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương được ban hành đã tác động sâu sắc tới công tác công bố tài liệu, tạo ra một nguồn tài liệu phong phú cho công bố tài liệu. Trên cơ sở Quy định, Văn phòng Trung ương đã xây dựng Hướng dẫn thực hiện quy định này và giải mật tài liệu đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên. Hàng trăm tài liệu mật, tối mật, tuyệt mật trong Kho Lưu trữ Trung ương đã được giải mật. Chính vì vậy, các tài liệu được đưa ra cơng bố càng phong phú hơn. Với một nguồn tài liệu phong phú như vậy địi hỏi các phương pháp cơng bố cũng cần phải đổi mới hơn để có thể phát huy giá trị khối tài liệu này một cách tốt nhất.

Quy trình khảo sát, lựa chọn tài liệu và trình duyệt tài liệu lưu trữ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng hết sức chặt chẽ, tuân thủ các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước về công tác công bố. Tất cả các tài liệu do Cục Lưu trữ đưa ra công bố đều thực hiện đúng quy trình, đảm bảo giữ gìn bí mật của Đảng, Nhà nước. Tài liệu lưu trữ khi đưa ra công bố phải qua nhiều cấp xem xét: Trưởng phịng, Cục trưởng, Phóng Chánh Văn phịng, Chánh văn phịng, Cục chỉ cơng bố những tài liệu được lãnh đạo văn phòng

73

duyệt. Đối với những bài viết dựa trên những tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng đều được Cục duyệt trước khi đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về kết quả công bố tài liệu: Số lượng tài liệu được công bố đã tăng dần

qua các năm. Nhân các ngày lễ lớn của dân tộc như ngày thành lập Đảng 3/2, ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, ngày chiến thắng Điện Biên phủ 7/5, ngày Quốc khánh 2/9 đều có những tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng được cơng bố… Cục đã phối hợp có hiệu quả với các cơ quan hữu quan trong việc xuất bản những cuốn văn kiện Đảng chuyên đề, từng bước đứng ra độc lập công bố tài liệu theo những chuyên đề khác nhau, gây được sự chú ý của dư luận, đặc biệt là các nhà nghiên cứu. Kết quả này đã thể hiện sự chủ động tìm tịi của cán bộ cơng bố, sự định hướng đúng đắn của lãnh đạo Cục. Nếu như trước đây công tác cơng bố dường như cịn trong thế bị động. Cán bộ công bố khi nghiên cứu tài liệu phát hiện ra tài liệu có giá trị mà phù hợp cho việc tuyên truyền trong một ngày lễ của dân tộc thì sẽ trình duyệt và cơng bố tài liệu. Hiện nay, công tác công bố đã chủ động hơn, có định hướng rõ ràng là sẽ cơng bố tài liệu gì, thuộc phơng nào, về vấn đề gì. Trên cơ sở đó, cán bộ cơng bố sẽ chủ động tìm kiếm tài liệu theo hướng đã vạch ra.

Việc công bố tài liệu lưu trữ được tiến hành một cách khoa học, từ khâu lựa chọn tài liệu cho đến việc truyền đạt bản văn của tài liệu đều được thực hiện rất nghiêm túc. Việc lựa chọn tài liệu được xem xét rất cẩn thận, người làm công bố đã vận dụng các phương pháp của sử liệu học, tiến hành phê phán sử liệu một cách kỹ lưỡng để xác định được những tài liệu có nội dung đặc sắc, và thật đáng tin cậy, mới đưa ra công bố. Việc truyền đạt bản văn tài liệu lưu trữ cũng được tiến hành một cách trung thực, chính xác. Tuyệt đối khơng cắt, xén làm sai lệch nội dung tài liệu. Nếu có chỗ nào bắt buộc phải thêm một đơi chữ, hoặc từ vào bản văn cho có nghĩa thì đều có chú thích rõ ràng.

Cục cũng đã có sự phối hợp hiệu quả hơn đối với các báo, tạp chí và các cơ quan hữu quan khác để thúc đẩy công tác cơng bố tài liệu, điển hình là các báo và tạp chí có uy tín lớn như tạp chí Xây dựng đảng, tạp chí Lịch sử đảng,

Tạp chí Cộng sản, Báo nhân dân, báo Quân đội nhân dân, tạp chí Lưu trữ Việt Nam..., các nhà xuất bản như Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia, ..

Nhìn chung hầu hết các tài liệu đưa ra công bố đều là những tài liệu gốc, đáng tin cậy và có nội dung tốt, phục vụ cơng tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lý tưởng, đạo đức cách mạng cho các thế hệ sau này; đồng thời cung cấp cho các nhà nghiên cứu những cứ liệu mới, chân thực để nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc.

2.4.2. Tồn tại

Các quy định về công tác công bố: Hiện nay tuy có nhiều văn bản đề cập

đến cơng tác cơng bố, nhưng chưa có văn bản nào quy định cụ thể về công tác công bố, nguyên tắc cơng bố tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu lưu trữ của Đảng nói riêng. Ngay cả trong văn bản có tính pháp lý cao nhất hiện nay là Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia 2001 cũng chỉ đề cập đến việc công bố một cách rất chung chung. Đó là "1. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định việc công bố tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam . 2. Chính phủ quy định việc công bố tài liệu thuộc Phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam " [120, tr.7 ]. Điều này cũng gây ra hạn chế lớn đối với công tác công bố tài liệu. Hơn nữa, các quy định về công tác công bố tài liệu hầu hết tập trung vào các yêu cầu nhằm đảm bảo giữ gìn bí mật, an tồn tài liệu mà chưa hướng tới nhiệm vụ, tính cấp thiết của cơng tác cơng bố tài liệu lưu trữ.

Về phương pháp công bố: phương pháp cơng bố tài liệu cịn chưa phong

phú, chủ yếu tập trung vào việc cơng bố tồn văn tài liệu rời lẻ trên các báo, tạp chí nhân các ngày lễ lớn của dân tộc, chủ yếu mang tính chất tuyên tuyền, chưa cung cấp được những cứ liệu lịch sử một cách có hệ thống cho các nhà nghiên cứu.

Tuy số tài liệu cơng bố dưới hình thức này đã tăng lên đáng kể nhưng đây cũng chưa phải là kết quả tốt so với hàng nghìn mét giá đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương. Các tài liệu được công bố dưới dạng này hầu như mới chỉ có giá trị tuyên truyền là chính, chưa có nhiều giá trị nghiên cứu, vì vậy, chưa thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà sử học. Cán bộ lưu

75

trữ vẫn còn lúng túng, chưa chủ động trong việc lựa chọn đề tài, lựa chọn các phương pháp công bố tài liệu hiệu quả.

Việc công bố theo các chuyên đề, chủ đề lớn còn chưa được đầu tư, quan tâm. Hiện nay, trong Kho Lưu trữ TW Đảng bảo quản rất nhiều tài liệu có thể cơng bố theo những chuyên đề lớn như các chuyên đề về Hiệp định Pari… Vì vậy việc đổi mới phương pháp công bố đang được đặt ra một cách cấp thiết. Cục có thể áp dụng nhiều phương pháp công bố mới, sử dụng sự tiến bộ của các phương tiện thông tin đại chúng vào công tác công bố.

Hơn nữa, cách lựa chọn đề tài, lựa chọn tài liệu để đưa ra công bố cũng chưa thật sự hiệu quả. Vì vậy nhiều tài liệu được lựa chọn, được các cấp lãnh đạo duyệt công bố nhưng khi gửi cho các báo, tạp chí thì cũng khơng được các các cơ quan này cho đăng tải.

Về cơ bản, những tài liệu đã cơng bố cơ bản đảm bảo tính khoa học và chính xác nhưng vẫn cịn một số thiếu sót trong các khâu nghiệp vụ cơng bố ít nhiều làm giảm tính khoa học của các xuất bản phẩm cơng bố.

Ví dụ: Việc xác định mật danh của các đồng chí lãnh đạo trong giai đoạn hoạt động cách mạng cịn chưa chính xác. Năm 2003 khi cơng bố tài liệu: “Thư của đồng chí Sáu (Võ Nguyên Giáp) ngày 14/03/1954 gửi Bác Hồ và Bộ Chính trị báo cáo sơ lược trận chiến thắng đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên phủ”

trên Tạp chí Lưu trữ số 1/2003. Tuy nhiên, cán bộ công bố đã xác định sai mật danh khi xác định “Sáu” là mật danh của đồng chí Lê Đức Thọ. Điều này đã ảnh hưởng tới chất lượng, tính chân thực của tài liệu cơng bố.

Cục chưa có sự phối hợp thực sự hiệu quả với các cơ quan thông tấn trong việc cơng bố tài liệu, hầu như vẫn cịn bị động trong việc phối hợp xuất bản các ấn phẩm lưu trữ. Điều này cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới công tác công bố. Nhiều tài liệu được nghiên cứu lựa chọn, được các cấp lãnh đạo duyệt nhưng không được các cơ quan thông tấn đăng tải.

Đến nay, việc tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ của Trung ương Đảng vào Kho Lưu trữ Trung ương vẫn chưa thực sự được thực hiện nghiêm túc. Nhiều tài liệu quý của Đảng vẫn do một số cá nhân giữ, chưa giao nộp vào kho

lưu trữ và đặc biệt là tài liệu của chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh tụ tiền bối của Đảng vẫn còn phân tán. Điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của công tác công bố tài liệu.

Do chưa thực hiện được triệt để quyết định 89-QĐ/TW ngày 19-5-1989 của Ban Bí thư về việc quản lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh nên hiện nay tài liệu lưu trữ của Người còn nằm rải rác ở các cơ quan khác nhau. Việc công bố tài liệu lưu trữ nói chung và tài liệu thuộc phơng lưu trữ chủ tịch Hồ Chí Minh của các cơ quan bên ngồi chưa thực hiện được đúng theo quy định của Trung ương. Cịn có một số trường hợp tự ý công bố tài liệu của Bác hoặc công bố tài liệu mà không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ tài liệu.

Ví dụ: Nhân dịp kỷ niệm 116 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngày bầu cử Quốc hội, Báo Nhân dân có đăng “Bản di chúc bất hủ sáng ngời tính thời sự, số ngày 17/5/2006”“Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta và dân tộc ta” – số ngày 18/5/2006. Tuy nhiên cả hai bài báo này, Báo Nhân dân không ghi rõ nguồn gốc, xuất xứ tài liệu.

Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương chưa quan tâm đúng mức tới việc thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác công bố tài liệu tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng nói riêng và tài liệu của Đảng nói chung để kịp thời khắc phục những mặt cịn thiếu sót cũng như đề ra những phương hướng công tác hiệu quả hơn.

Tóm lại, trong thời gian qua, Cục Lưu trữ Văn phịng Trung ương Đảng

đã có nhiều cố gắng, đã cơng bố được khá nhiều tài liệu phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền giáo dục lý tưởng đạo đức cách mạng cho các từng lớp nhân dân; đồng thời cung cấp nguồn sử liệu lớn, đáng tin cậy cho các nhà nghiên cứu, các nhà chiến lược trong và ngoài nước về một giai đoạn lịch sử đầy khó khăn nhưng hết sức vẻ vang của Đảng ta nói riêng và dân tộc Việt Nam ta nói chung, góp phần tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng tài liệu lưu trữ của Đảng nói riêng và tài liệu lưu trữ nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian tới Cục cũng cần có sự quan tâm hơn nữa để đưa công tác công bố lên một tầm cao mới.

77

Chương 3

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác công bố tài liệu giai đoạn 1954-1975 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng

Dân tộc ta có một lịch sử hào hùng, đã từng đánh bại nhiều kẻ thù muốn

xâm chiếm bờ cõi đất nước ta. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, nhân dân ta “triệu người như một” sát vai nhau dưới lá cờ của Đảng, làm nên những chiến thắng oanh liệt gây chấn động địa cầu và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thực sự “do dân”,“vì dân”.

Khối tài liệu lưu trữ hiện đang được quản lý tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, đặc biệt là những tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 là tài sản vô giá của Đảng, của cả dân tộc, phản ánh chân thực chặng đường 80 năm gian nan nhưng cũng nhiều vinh quang của Đảng và dân tộc ta. Để khối tài sản vô giá này thực sự phát huy giá trị trong giai đoạn hiện nay thì cơng tác cơng bố tài liệu rất cần được quan tâm một cách thỏa đáng nhất.

Công bố tài liệu lưu trữ của Đảng nhằm phục vụ tổng kết kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng và nghiên cứu khoa học để góp phần giáo dục, phát huy trí tuệ, truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và tương lai trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh chống lại các luận điểm xuyên tạc của các thế lực thù địch. Trong giai đoạn hiện nay vấn đề này ngày càng đặt ra một cách cấp bách hơn khi bối cảnh trong nước và quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp.

Công tác lưu trữ Đảng nói chung và cơng tác công bố tài liệu lưu trữ Đảng trong thời gian qua đã nhận được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhận được sự quan tâm, theo dõi của các cơ quan, cơng chúng. Vì vậy, đã có được những kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện ở số lượng các tài liệu đưa ra công bố ngày càng nhiều hơn, chất lượng các tài liệu công bố ngày càng cao hơn, các phương pháp công bố tài liệu lưu trữ Đảng ngày càng phong phú hơn, đáp ứng được phần nào nhu cầu thơng tin, tìm hiểu về lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc, phục vụ các nhu cầu nghiên cứu khoa học xã hội. Tuy

nhiên, so với một khối lượng lớn tài liệu quý giá đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng thì những kết quả này vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng.

Để công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, đặc biệt là tài liệu thuộc giai đoạn 1954-1975 có những kết quả khả quan hơn nữa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thể sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công bố tài liệu tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp 001 (Trang 73 - 79)