Tăng cường công tác xác minh, sưu tầm tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công bố tài liệu tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp 001 (Trang 81 - 84)

- Giúp đông đảo các nhà khoa học, quần chúng nhân dân và thế hệ trẻ tiếp cận với tài liệu lưu trữ của Đảng : Hiện nay, ở Kho Lưu trữ Trung ương

3.2. Tăng cường công tác xác minh, sưu tầm tài liệu lưu trữ

Tài liệu lưu trữ của Đảng giai đoạn 1954-1975 sản sinh ra trong giai đoạn miền Bắc trong cơng cuộc xố bỏ tàn tích chiến tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa và miền Nam đang tiếp tục cuộc kháng chiến giành thống nhất đất nước. Chính vì vậy, vì những lý do chủ quan và khách quan khác nhau, những tài liệu lưu trữ được sản sinh trong giai đoạn này chắc chắn không tránh khỏi sự thất lạc, chưa được nộp lưu đầy đủ vào Kho Lưu trữ Trung ương. Đặc biệt ở những

81

phông như Phông Ban Chấp hành Trung ương, Phông Trung ương Cục miền Nam, Phông Ban Thống nhất Trung ương và các phông cá nhân khác như Phông Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phơng đồng chí TBT Trường Chinh, Phơng đồng chí TBT Lê Duẩn….số tài liệu cịn thất lạc khá nhiều. Để công tác công bố tài liệu lưu trữ tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954-1975 đạt được hiệu quả thì cơng tác xác minh, sưu tầm tài liệu lưu trữ vào Kho Lưu trữ Trung ương Đảng là một việc làm cấp bách và thực sự quan trọng. Nếu tài liệu lưu trữ được xác minh, sưu tầm đầy đủ vào Kho sẽ tạo ra một nguồn tài liệu phong phú, chân thực cho công tác công bố. Cung cấp đầy đủ những cứ lịch sử chân thực cho công tác nghiên cứu lịch sử. Hiện nay nhiều tài liệu quý, có giá trị của Đảng vẫn cịn nằm rải rác ở trong dân, tại các cơ quan khác nhau, thậm chí tại nhiều quốc gia khác nhau. Điều này đang đặt ra những nhiệm vụ nặng nề cho cán bộ Cục Lưu trữ Văn phịng Trung ương Đảng. Cơng tác xác minh, sưu tầm tài liệu nên chủ động thực hiện theo những kế hoạch cụ thể trên cơ sở đánh giá sự thiếu, đủ của các phông tài liệu. Muốn cơng tác sưu tầm, xác minh tài liệu có hiệu quả, theo tơi, cần có sự nghiên cứu chi tiết các phơng tài liệu, tình trạng thiếu đủ tài liệu của các phơng đó, nghiên cứu lịch sử hoạt động của cơ quan hình thành tài liệu hoặc lịch sử hoạt động của các lãnh đạo tiền bối, nhân vật lịch sử tiêu biểu để xác định những nguồn sưu tầm, sau đó mới thực hiện sưu tầm. Nếu xác định được các nguồn sưu tầm chính xác, phong phú thì cơng tác sưu tầm mới có thể hiệu quả.

Ví dụ: Đối với Phơng lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặc dù Cục Lưu trữ đã cố gắng tổ chức sưu tầm, thu thập nhưng một số lượng không nhỏ tài liệu thuộc Phơng lưu trữ Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn cịn được bảo quản phân tán tại nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ nhiều nhất tài liệu về cuộc đời và hoạt động của Bác, nhưng chỉ mới giao nộp về Kho Lưu trữ Trung ương Đảng một khối lượng không đáng kể. Cục Văn thư Lưu trữ Nhà nước, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng, Thơng tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam…hầu như vẫn xem các tài liệu của Bác thuộc sở hữu riêng và thuộc quyền quản lý của mình. Vì vậy các cơ quan này

vẫn trì hỗn việc giao nộp tài liệu. Nhiều tài liệu quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh vì vậy chưa được nộp về Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.

Nhân kỷ niệm 113 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890- 2003), kỷ niệm 70 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh rời khỏi Hồng Cơng (1933-2003), Bảo tàng Hồ Chí Minh tổ chức triễn lãm “Một số tài liệu và hình ảnh về Vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công (1931-1933)”. Với 145 tài liệu, hiện vật, ảnh, trong đó có nhiều tài liệu bản thảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt có nhiều tài liệu liên quan tới sự kiện Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Công 1931-1933 lần đầu được công bố. Thiết nghĩ, đây là những tài liệu đặc biệt quan trọng về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nếu những tài liệu này được đưa về Kho Lưu trữ Trung ương Đảng thì sẽ giúp việc quản lý tài liệu được chặt chẽ hơn và người nghiên cứu cũng có thể nghiên cứu Phơng Chủ tịch Hồ Chí Minh một cách đầy đủ và có hệ thống hơn.

Trong thời gian vừa qua Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng cũng đã tích cực triển khai các hoạt động xác minh, sưu tầm tài liệu để bổ sung vào Kho lưu trữ Trung ương Đảng. Công tác sưu tầm, xác minh tài liệu đã trở thành một nhiệm vụ chính trị và được triển khai một cách có hiệu quả. Công tác xác minh, sưu tầm không chỉ được thực hiện ở trong nước (khắp các tỉnh thành) mà cịn ở nước ngồi (Đài Loan, Trung Quốc, Pháp…). Kết quả đã thu về Kho rất nhiều tài liệu quý. thuộc Phơng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phơng Ban Chấp hành Trung ương.

Ví dụ: Từ năm 1993-2004, Văn phòng Trung ương đã tổ chức cho 05 đoàn cán bộ Cục Lưu trữ đi sưu tầm tài liệu tại Nga (mỗi đợt ít nhất từ 4-5 tháng) sưu tầm tài liệu của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Kết quả đã sưu tầm được khoảng 13000 trang tài liệu. Năm 2009-2010, tổ chức cho 02 đoàn cán bộ sưu tầm tại liệu tại Pháp. Kết quả đã sưu tầm được trên 10.000 trang tài liệu.

Tuy nhiên, cịn khá nhiều phơng tài liệu vẫn được xác định là tình trạng thiếu tài liệu nhưng chưa có điều kiện sưu tầm, đặc biệt là các phơng cá nhân. Công tác sưu tầm, xác minh tài liệu là cơng việc đặc biệt khó khăn vì nó địi hỏi cao về chuyên môn, nghiệp vụ, các kiến thức lịch sử cũng như trình độ ngoại

83

ngữ của cán bộ. Hơn nữa, để thực hiện được việc xác minh, sưu tầm tài liệu thì cũng cần nhiều kinh phí và phải thực hiện trong một thời gian khá dài. Vì vậy, để cơng tác sưu tầm, xác minh tài liệu trong thời gian tới có hiệu quả thì Cục cần có những kế hoạch dài hạn cho công tác này như đào tạo cán bộ có trình độ nghiệp vụ, có trình độ ngoại ngữ…và phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong nước và cả ở nước ngoài để xác định được các nguồn tài liệu có thể thu thập về Kho.

Hiện nay khối tài liệu được sưu tầm vào Kho được quản lý thành những khối riêng. Vì vậy, khối tài liệu này cũng rất cần được quan tâm để tổ chức khoa học, đặc biệt là xây dựng công cụ để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, lựa chọn những tài liệu có giá trị và phù hợp để công bố trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Trên thực tế, rất ít tài liệu được xác minh, sưu tầm vào Kho Lưu trữ Trung ương được đưa ra công bố, mới chủ yếu được đưa ra khai thác, sử dụng hạn chế. Nói chung, cán bộ cơng bố cũng cần quan tâm tới khối tài liệu này để lựa chọn được những tài liệu có giá trị hoặc lựa chọn những phương pháp công bố phù hợp đối với khối tài liệu này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Công bố tài liệu tại kho lưu trữ Trung Ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - thực trạng và giải pháp 001 (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)