Khái niệm truyền thông và truyền thông về khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 28 - 31)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

1.1.2. Khái niệm truyền thông và truyền thông về khoa học và công nghệ

thể nói đến khái niệm khoa học mà lại không bao hàm trong nó khái niệm công nghệ. Song điều đó hoàn toàn không có nghĩa là bất cứ nền khoa học tiên tiến sẽ có một trình độ công nghệ tiên tiến xét trong phạm vi từng khu vực, từng quốc gia, từng ngành cụ thể.

Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ được phát triển qua các giai đoạn khác nhau của lịch sử.

Vào thế kỉ XVII - XVIII khoa học công nghệ tiến hoá theo những con đường riêng có những mặt công nghệ đi trước khoa học. Vào thế kỉ XIX khoa học công nghệ bắt đàu có sự tiếp cận, mỗi khó khăn của công nghệ gợi ý cho sự nghiên cứu của khoa học và ngược lại những phát minh khoa học tạo điều kiện cho các nghiên cứu, ứng dụng. Sang thế kỉ 20 khoa học chuyển sang vị trí chủ đạo dẫn dắt sự nhảy vọt về công nghệ. Ngược lại sự đổi mới công nghệ tạo điều kiện cho nghiên cứu khoa học tiếp tục phát triển.

1.1.2. Khái niệm truyền thông và truyền thông về khoa học và công nghệ công nghệ

Khái niệm truyền thông: Truyền thông bao hàm ý nghĩa hết sức rộng lớn. Hiện nay trên thế giới, tùy theo góc độ tìm hiểu và nghiên cứu, đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về truyền thông. Song khái niệm chung nhất, phổ biến nhất về truyền thông là:

“Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kĩ năng, nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức”2

Ở định nghĩa này cần lưu ý:

+ Truyền thông là một quá trình tức là không phải việc làm tức thời hay xảy ra trong một khuôn khổ thời gian hẹp, mà là một việc diễn ra trong thời gian lớn. Quá trình này mang tính liên tục, vì nó không thể kết thúc ngay sau

khi ta chuyển tải nội dung cần thiết mà còn tiếp diên sau đấy. Đấy là quá trình trao đổi, chia sẻ, nghĩa là ít nhất fai có hai thực thể và không phải là một bên cho một bên nhận mà cả hai bên đều cho và nhận

+ Truyền thông phải dẫn đến sự hiểu biết lẫn nhau, yếu tố này cực kỳquan trọng đối với mục đích và hiệu quả của truyền thông. Và cuối cùng, truyền thông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không mỗi việc làm sẽ trở nên vô nghĩa.

Khái niệm truyền thông về khoa học và công nghệ: Truyền thông khoa học và công nghệ là quá trình trao đổi liên tục những thông tin về khoa học và công nghệ giữa chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ với công chúng, nhằm nâng cao nhận thức xã hội về hoạt động khoa học và công nghệ, vai trò của khoa học và công nghệ đối với phát triển đất nước, là cầu nối cung - cầu giữa hoạt động khoa học và công nghệ với sản xuất và đời sống. Từ đó, góp phần tạo ra một xã hội đổi mới sáng tạo, một thế hệ nhà khoa học, doanh nhân kiểu mới tận tụy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ gắn với nhu cầu của đất nước, gắn với hoàn cảnh, môi trường hội nhập hiện nay; một xã hội văn minh biết tư duy khoa học trong các hoạt động.

Như vậy, khái niệm về truyền thông về khoa học và công nghệ bao gồm: Chủ thể truyền thông, nội dung truyền thông và phương pháp truyền thông và công chúng của truyền thông về khoa học và công nghệ, trong đó:

Chủ thể truyền thông: Chính là nơi nguồn thông tin về khoa học và

công nghệ được phát ra. Nguồn thông tin này thường được cung cấp từ các cá nhân hoặc tổ chức quản lý, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động về khoa học và công nghệ.

Cụ thể, trước kia, khi chương trình về khoa học và công nghệ mới ra đời, thì chủ thể chính là Bộ Khoa học và Công nghệ - là cơ quan đại diện cho toàn bộ hoạt động quản lý, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện nay, với nhiều chính sách mới, cơ chế mới và nhiều giải thưởng khuyến

khích, ưu tiên cho phát triển khoa học và công nghệ do chính phủ ban hành thì các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sáng chế, phát minh và ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào đời sống không chỉ dừng lại ở các đề tài, sản phẩm của các nhà khoa học, mà đã lan rộng tới cả những doanh nghiệp sản xuất, những học sinh, sinh viên và cả những người nông dân…Tất cả đều nhằm đưa những công nghệ mới, sản phẩm mới tự phục vụ đời sống để tăng hiệu quả, năng suất lao động, sản xuất…Do vậy, trong khoảng 5 năm trở lại đây, nguồn thông tin về các hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng đa dạng, phong phú hơn.

Nội dung truyền thông: Những nội dung truyền thông tập trung chính vào:

+ Thông tin về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ

+ Thông tin hoạt động khoa học và công nghệ, về thành tựu, kết quả của hoạt động khoa học và công nghệ

+ Biểu dương những mô hình hoạt động tiên tiến, hiệu quả, những tổ chức, cá nhân điển hình…

+ Những tiến bộ khoa học và công nghệ đạt được, khả năng áp dụng những kết quả, chuyển giao công nghệ vào sản xuất, đời sống.

Các nội dung này sẽ được phân tích sâu hơn ở mục tiếp theo đây.

Phương pháp truyền thông: Bên cạnh hình thức truyền thông trực tiếp

thông qua mở các cuộc họp, hội thảo, tập huấn…về khoa học và công nghệ, thì để đạt hiệu quả cao nhất và sức lan tỏa rộng lớn nhất, thì truyền thông khoa học và công nghệ cần phải thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để truyền tải toàn bộ những thông tin “nóng” nhất, mới nhất, quan trọng nhất tới công chúng. Các kênh truyền thông đại chúng chủ yếu chính là báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình…

Công chúng của truyền thông về khoa học và công nghệ: Thông tin về

xen kẽ trong các bản tin thời sự và được phân tích sâu hơn, thể hiện rõ ràng, sắc nét hơn trong các chương trình chuyên biệt về khoa học và công nghệ như: Công nghệ và Đời sống trên VTV1 và Bảy ngày công nghệ trên VTV2. Công chúng của hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ trên hai chương trình này, theo nghiên cứu của luận văn, trước hết họ là những người yêu thích khám phá, tìm tòi khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phục vụ đời sống. Bên cạnh đó, trước kia, các nội dung về khoa học và công nghệ thường “khô cứng” nên hầu hết, những chương trình này chỉ dành cho những người “uyên bác, trí thức”, còn công chúng thông thường rất khó tiếp thu những tri thức khoa học và công nghệ này. Song hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cũng như với chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 đã có nhiều khuyến khích ưu tiên cho các phát minh, sáng chế mới, nên các chương trình về khoa học và công nghệ ngày càng có nhiều hơn những khán giả mới, đó là những người đam mê sáng tạo. Ngoài ra, các chương trình về khoa học và công nghệ đang ngày càng có nội dung cũng như hình thức thể hiện đa dạng, phong phú hơn, làm “mềm” hơn các thuật ngữ,các tri thức khoa học, khiến công chúng “dễ” tiếp thu hơn, gần gũi hơn, hấp dẫn nhiều hơn với công chúng, do vậy những người xem truyền hình về khoa học và công nghệ hiện nay không chỉ nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân hay các học sinh, sinh viên mà cả người dân cũng đều quan tâm hơn tới các chương trình này.

1.2. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về Phát triển khoa học và công nghệ và vai trò của báo chí và truyền thông hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)