Thể loại phỏng vấn, tọa đàm truyền hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 86 - 92)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

2.3.3. Thể loại phỏng vấn, tọa đàm truyền hình

Phỏng vấn là hình thức hỏi đáp giữa phóng viên, nhà báo và người được phỏng vấn nhằm mang lại thông tin mà công chúng quan tâm. Trong phỏng vấn truyền hình, với lợi thế là truyền đạt thông tin bằng hình ảnh và âm thanh, công chúng sẽ như được trực tiếp chứng kiến cuộc phỏng vấn “mắt thấy tai nghe”. Với các chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ, các cuộc phỏng vấn thường được thực hiện khi có một chính sách mới, nghệ một vấn đề khoa học và công nghệ cần sự giải đáp của các chuyên gia hoặc một sự kiện quan trọng về khoa học và công nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin của công chúng. Tuy nhiên, thể loại này không thường xuyên được thực hiện bởi một cuộc phỏng vấn nếu kéo dài mà chỉ có 2 người đối thoại thì sẽ gây nhàm chán. Trong gần 200 số chương trình khoa học và công nghệ năm 2014 đã được tác giả khảo sát chỉ có rất ít chương trình nào thực hiện phỏng vấn độc lập tại trường quay, và những phỏng vấn này chủ yếu xoay quanh các sản phẩm khoa học và công nghệ nổi bật, thường được xuất hiện trong tiểu mục thành tựu công nghệ hoặc ý tưởng công nghệ của chương trình Công nghệ và Đời sống.

Nhân sự kiện Việt Nam giành 3 giải thưởng trong tổng số 23 giải thưởng của cơ quan năng lượng nguyên tử thế giới IAEA, trong đó, Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã giành giải xuất sắc vì có nhiều đóng góp trong ứng dụng công nghệ hạt nhân tạo đột biến gen cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Trong tiểu mục thành tựu công nghệ của chương trình Công nghệ và Đời sống phát sóng ngày 5/10/2014, đã thực hiện phỏng vấn tại trường quay với PGS.TSKH. Trần Duy Quý – Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam.

Dưới đây là cuộc trao đổi giữa BTV Hà Bình với PGS.TSKH. Trần Duy Quý – Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam xoay quanh các sản phẩm vinh dự nhận giải thưởng.

BTV Hà Bình: Thưa ông, điều đặc biệt ở đây là gì để Viện Di truyền

Nông nghiệp Việt Nam được vinh dự nhận giải thưởng này?

PGS.TSKH Trần Duy Quý: Ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, những nhà di truyền và chọn giống đã tiên phong trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình và ứng dụng vào một loạt các công tác nghiên cứu của viện. Trong hơn 40 năm qua, đã tạo ra được nhiều giống cây trồng khác nhau, có thể nói là Việt Nam đang đứng thứ 8 thế giới về lĩnh vực tạo giống đột biến và cây trồng đột biến. Với hơn 80 giống cây trồng thì có quá nửa là các giống lúa, mà tiêu biểu nhất là giống lúa GT10, hoặc khang dân đột biến. Có thể nói những nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp như chúng tôi là những người đóng góp rất nhiều vào lĩnh vực này, do vậy việc nhận giải thưởng lần này cũng nằm trong dự tính của Viện.

BTV Hà Bình: Giống lúa được mang đến trường quay hôm nay có điều

gì khác biệt, thưa ông?

PGS.TSKH Trần Duy Quý: Đây là giống lúa đột biến mới nhất, tên là đột biến siêu lúa có trung bình từ 500 đến 600 hạt/ bông lúa, có bông đạt đến hơn 1200 hạt. Hiện giống lúa này đang được trồng thử ở nhiều tỉnh, trong đó có Điện Biên, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc…

BTV Hà Bình: Ý nghĩa của giải thưởng này đối với các nhà khoa học làm trong lĩnh vực nông nghiệp là gì?

PGS.TSKH Trần Duy Quý: Đó là sự ghi nhận của thế giới, chúng ta chứng minh cho họ thấy rằng: Các nhà khoa học Việt Nam làm việc thực sự và đóng góp thiết thực, ứng dụng năng lượng nguyên tử vào hòa bình và đồng thời tạo ra các giống lúa hoàn toàn mới, phục vụ cho sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

BTV Hà Bình: Ông có thể chia sẻ về triển vọng của ứng dụng hạt nhân trong thời gian tới để tiếp tục tạo ra giống cây trồng đột biến hiệu quả hơn nữa?

PGS.TSKH Trần Duy Quý: Kỹ thuật hạt nhân là trang bị máy móc rẻ

tiền nhất trong các phương pháp tạo giống, nó gần giống phương pháp truyền thống của cha ông là lai tạo hữu tính, nhưng năng suất cho cao hơn và chất lượng cây trồng ổn định hơn rất nhiều. Có thể nghe nói đến vấn đề hạt nhân thì mọi người còn e ngại, nhưng cứ áp dụng đúng kỹ thuật thì không ảnh hưởng gì.

BTV Hà Bình: Để tiếp tục nghiên cứu bằng ứng dụng hạt nhận thì ông

có kiến nghị gì?

PGS.TSKH Trần Duy Quý: Nhà nước đã có chương trình hạt nhân đến năm 2020 thì mong là xúc tiến nhanh và tạo điều kiện cho các phòng thí nghiệm chọn tạo giống bằng phương pháp này và tăng cường xây dựng những khu chiếu xạ để phục vụ cho tạo giống

Xin cảm ơn ông !

Hình ảnh 2.6. Biên tập viên Hà Bình thực hiện phỏng vấn khách mời tại trường quay

Cũng đam mê nghiên cứu khoa học, em Phan Văn Mầm, sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và chế tạo ra robot gắp hàng trong siêu thị. Với sản phẩm độc đáo này, Mầm đã giành được

giải đặc biệt trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2009. Trong chương trình Công nghệ và Đời sống ngày 14/9/2014, Phan Văn Mầm cũng chia sẻ về những khó khăn khi hoàn thành tác phẩm và những mong muốn của em để sản phẩm không chỉ dừng ở chỗ là một mô hình dự thi. Dưới đây là cuộc trao đổi giữa BTV Hà Bình và sinh viên Phan Văn Mầm trong tiểu mục Ý tưởng công nghệ:

BTV Hà Bình: Em có thể cho biết điểm khác biệt của chú robot này là gì? Phan Văn Mầm: Robot gắp hàng này khác với robot thông thường là nó

linh hoạt hơn rất nhiều, có thể xoay 360 độ và cầng mở rộng tới 270 độ, cơ cấu chuyển động thông thường dùng mô tơ giảm tốc mua sẵn nhưng robot này, em tận dụng đai ốc vít để biến chuyển động quay thành chuyển động tiến.

BTV Hà Bình: Khi chế tạo robot này em có kỷ niệm đáng nhớ nào không? Phan Văn Mầm: Có chứ ạ, rất hài hước là sau khi lắp ráp xong toàn bộ,

rõ ràng là chuẩn rồi mà sao nó không đi được, em phải nhờ thầy giáo kiểm tra hộ thì mới biết là lắp nhầm mạch.

BTV Hà Bình: Em có nghĩ rằng mô hình làm ra sẽ chỉ để dự thi xong là thôi? Phan Văn Mầm: Đây cũng là một thực tế vì khi thiết kế sản phẩm để dự

thi, các bạn rất là háo hứng nhưng sau các cuộc thi không có định hướng hay khuyến khích cụ thể thì những sản phẩm này lại để “đắp chiếu” vì có nhiều khó khăn lắm ạ, khó khăn về đầu tư, về việc không có mục đích sử dụng

BTV Hà Bình: Vậy với Mầm thì em có ý định phát triển chú robot này

như thế nào và cần những sự hỗ trợ cụ thể ra sao?

Phan Văn Mầm: Em muốn dùng cảm biến ở tay cầm để nhận diện hàng

cần gắp đến đúng vị trí thì đặt xuống. Nhưng để làm thì em thực sự chưa biết bắt đầu từ đâu vì nó khó ở tư duy lập trình và tìm một nguyên lý hoạt động thực sự phù hợp. Do vậy, để hoàn thiện sản phẩm và đưa vào ứng dụng trong đời sống, em sẽ phải học hỏi thêm nhiều, đồng thời chắc sẽ nhờ thầy cô giúp đỡ về cơ khí, điện…

Trên đây là một số ví dụ các chương trình phỏng vấn được thực hiện với khách mời tại trường quay, song đôi khi, thể loại phỏng vấn cũng được tiến hành liên tục với nhiều người ngay tại hiện trường để ghi lại những ý kiến đa chiều về sự kiện.

Ví dụ như chương trình Bảy ngày công nghệ ngày 12/05/2014, khi đội tuyển Đại học Lạc Hồng đại diện cho Việt Nam giành giải vô địch ở Robocon 2014 tổ chức tại Ấn độ, cả chương trình dài gần 14 phút được dành trọn vẹn để chia sẻ niềm vui chiến thắng này. Trong chương trình có năm phóng sự được sản xuất ngay sau khi trận chung kết kết thúc, có ba phóng sự ngắn thực hiện chuỗi phỏng vấn các vận động viên trực tiếp tham gia thi đấu, các khán giả trong nhà thi đấu và cả các đối thủ để tổng hợp những chia sẻ về chiến thắng lần này của đội tuyển Việt Nam. Ngoài ra còn có hai phóng sự ngắn khai thác sâu hơn vào sản phẩm đạt giải của Đại học Lạc Hồng.

Một hình thức khác của phỏng vấn là tọa đàm về khoa học và công nghệ. Các chương trình tọa đàm này thực sự có vai trò quan trọng và thường được coi là chương trình “nóng” trên sóng khoa học và công nghệ, làm phong phú thêm nội dung các chương trình bởi màn thảo luận của nhà báo và nhiều chuyên gia, tháo gỡ tối đa những vướng mắc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hoặc cũng có thể là tọa đàm về những sự kiện khoa học và công nghệ tiêu biểu vừa diễn ra.

Trong phạm vi khảo sát, tác giả nhận thấy chương trình tọa đàm về khoa học và công nghệ gây ấn tượng nhất chính là chương trình Ấn tượng khoa học và công nghệ năm 2014 dài 60 phút, được phát sóng trên VTV2, do hai MC Danh Tùng và Ngọc Diễm dẫn chương trình. Đây là một chương trình nghệ thuật hoành tráng vinh danh các công trình khoa học và công nghệ tiêu biểu được bình chọn năm 2014.

Đài Truyền hình Việt Nam kết hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn các sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam tiêu biểu năm

2014, trong đó có 9 công trình được bình chọn. Chương trình tọa đàm hội tụ đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà sáng chế, doanh nghiệp, người dân cùng nhiều sản phẩm khoa học tiên tiến, hiện đại và hữu ích. Xen lẫn các chương trình tọa đàm đều có những phóng sự linh kiện ghi lại dấu ấn và đóng góp nổi bật của các công trình khoa học và công nghệ được vinh danh:

+ Đầu tiên phải kể đến sự kiện trong lĩnh vực cơ khí chế tạo: Lần đầu tiên hạ thủy, xuất khẩu thành công giàn trung tâm HRD sang Ấn Độ, sản phẩm của Tổng Công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam PTSC .

+ Tiếp theo là hai sự kiện về y tế:

Nghiên cứu thành công vắc xin rotavin -M1 phòng bệnh tiêu chảy của Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế

Việt Nam lần đầu tiên ghép thành công tụy thận từ người cho chết não, đơn vị thực hiện Bệnh viện 103

+ Sự kiện thứ tư là: Sản phẩm vi mạch đầu tiên tại VN chính thức được thương mại hóa của Trung tâm nghiên cứu và thiết kế vi mạch, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

+ Sự kiện thứ năm là: Việt Nam giành 3 giải thưởng của IEAE về đột biến giống lúa trong lĩnh vực Năng lượng nguyên tử.

+ Sự kiện thứ sáu là: Lần đầu tiên Bộ khoa học và công nghệ trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học xuất sắc trong lĩnh vực khoa học cơ bản.

+ Thứ bảy là: Hai tạp chí Khoa học Việt Nam: Tạp chí khoa học và công nghệ Nano và Tạp chí Toán học được nhập vào cơ sở dữ liệu khoa học thế giói Scopus.

+ Thứ tám là Việt Nam làm chủ công tác đóng tàu quân sự của Tổng công ty đóng tàu Ba Son

+ Thứ chín là: Lần đầu tiên ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức tuần lễ khoa học và công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)