1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ
2.3.2. Thể loại phóng sự truyền hình
Phóng sự truyền hình Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể hiện logíc diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dòng hình ảnh và âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Trong quá trình thể hiện phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó.
Dựa trên các tiêu chí khác nhau mà chia phóng sự thành nhiều loại, nhưng đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ thì các thể loại phóng sự được sử dụng chủ yếu là: Phóng sự sự kiện, phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung.
Phóng sự sự kiện: Cũng như tin tức, truyền tải bám sát các sự kiện khoa học và công nghệ. Nhưng thể loại này sẽ khai thác sâu hơn, rộng hơn các khía cạnh của sự kiện cũng như sự ảnh hưởng của sự kiện đến hoạt động khoa học công nghệ nói riêng và đời sống nói chung.
Chương trình Công nghệ và Đời sống ngày 23/11/2014 đã khai thác sâu hơn những hiệu quả từ giải thưởng Nhân tài đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam từ năm 2005 chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo đó, chương trình khai thác sâu hơn vào những điểm mới của cuộc thi. Và một trong những điểm bắt buộc của cuộc thi, đó là những sản phẩm đạt giải thưởng phải được nhanh chóng hoàn thiện và đưa vào ứng dụng cao trong thực tế, tránh tình trạng nhận giải thưởng xong “đắp chiếu” để đó. Phóng sự có thời lượng 6
phút lồng ghép các hoạt động của lễ trao giải Nhân tài đất Việt 2014 với khai thác lại các sản phẩm được vinh danh những năm trước, đồng thời thực hiện các phỏng vấn với Ban tổ chức, các chuyên gia khoa học và chính các tác giả sản phẩm để thấy được hiệu quả ứng dụng của các sản phẩm vào thực tế đã thực sự có ý nghĩa thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội.
Hoặc như trong sự kiện Hội thảo về I-Security về phòng chống mã độc được tổ chức tại Hà Nội. Mã độc là một mối đe dọa nghiêm trọng với những người sử dụng internet. Theo các chuyên gia, Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 8 về sự phát tán thư rác và thứ 7 về số lượng các máy tính bị kiểm soát từ xa. Xu hướng nhiều người sử dụng máy tính cá nhân tại nơi làm việc hoặc điện thoại thông minh để xác thực tài khoản ngân hàng sẽ khiến cho việc phát tán mã độc ngày càng tăng cao. Và nguy hiểm hơn là mã độc không chỉ gây ảnh hưởng về kinh tế mà còn là nỗi ám ảnh về bảo mật an ninh quốc gia. Trong quá trình thực hiện phóng sự dài 5 phút xoay quanh sự kiện, chương trình Bảy ngày công nghệ đã khai thác sâu và phỏng vấn doanh nghiệp, chuyên gia có liên quan để tìm hiểu rõ vấn đề này, đồng thời đưa ra những giải pháp ban đầu để người sử dụng tự bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Phóng sự vấn đề: Là các phóng sự chuyên sâu nhằm đi tìm hiểu thực
trạng và giải pháp nhằm trả lời thỏa đáng thắc mắc của công chúng về một vấn đề khoa học và công nghệ nảy sinh trong cuộc sống.
Chương trình Bảy ngày công nghệ ngày 26/11/2014 đã thực hiện một phóng sự về Cảnh báo tình trạng lừa dảo qua mạng xã hội facebook. Theo đó, đã có nhiều người bị đối tượng lợi dụng lấy mật khẩu facebook vào nhắn tin lừa đảo lấy thẻ cào điện thoại. Phóng sự được ghi hình tại Bến Tre, địa phương có nhiều người bị lừa đảo với số tiền lên đến hàng chục triệu đồng. Trong đó có chị Lê Thị Tố Như – người dân ở Huyện Châu Thành – Bến Tre bị một đối tượng đăng nhập vào nick của em gái ở nước ngoài lừa lấy hơn 40 triệu tiền thẻ cào điện thoại. Không chỉ có chị Như, gia đình ông Trần Thắng
Lợi ở Bến Tre cũng bị đối tượng xấu lừa đảo qua hình thức nhắn tin lấy 45 triệu tiền thẻ cào.
Hình ảnh 2.4. Phóng sự Cảnh báo tình trạng lừa đảo qua facebook
Những người làm chương trình đã thực hiện phỏng vấn các nhân vật và trao đổi đến các chuyên gia để tìm hướng giải quyết cho vấn đề này. Qua đây cũng đưa ra các khung hình phạt áp dụng cho các đối tượng lừa đảo có thể phạt tù từ vài tháng cho đến chung thân. Song trước mắt, người tiêu dùng phải tự bảo vệ bản thân mình bằng cách không truy cập mật khẩu cá nhân vào các đường link xuất hiện trên internet.
Phóng sự chân dung: Có thể nói với các chương trình khoa học và công
nghệ thì thể loại phóng sự này là phổ biến nhất. Đó là chân dung chân thực nhất, sinh động nhất về các nhà nghiên cứu khoa học, những tài năng trẻ, học sinh, sinh viên…có đề tài khoa học tốt, mang lại giá trị kinh tế thiết thực, hoặc các điển hình tiên tiến trong chuyển giao và ứng dụng KH&CN vào cuộc sống.
Chương trình Công nghệ và Đời sống ngày 13/4/2014 có phóng sự dài 10 phút, khắc họa chân dung hai vợ chồng giáo sư Việt Kiều Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc, Chủ tịch Hội Gặp gỡ Việt Nam. Không chỉ làm công tác nghiên cứu khoa học, ông bà còn quan tâm đến các hoạt thiện nguyện trải dài từ Quảng Bình, Huế vào Đà Lạt. Những chương trình thiện nguyện của hai vợ
chồng giáo sư chủ yếu hướng tới các trẻ em làng SOS. Và làng trẻ em SOS Đà Lạt đã được ông bà xây dựng bằng chính việc gom góp từng đồng tiền lẻ của việc bán hàng triệu tấm thiệp giáng sinh để có được 1 triệu USD xây lên ngôi nhà yêu thương này.
Hình ảnh 2.5. Phóng sự chân dung vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân, Lê Kim Ngọc ở Làng trẻ em SOS Đà Lạt
Mặc dù đã 80 tuổi, nhưng với tình yêu quê hương đất nước, cảm thương cho những cảnh đời bất hạnh, vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngọc đã gây những gói quỹ học bổng SOS để thắp sáng lên ngọn lửa nhiệt huyết cho các em, khuyến khích các em học tập, khơi dậy niềm đam mê khoa học, tạo cơ hội cho những số phận kém may mắn. Trong 15 năm qua, vợ chồng hai Giáo sư Trần Thanh Vân và Lê Kim Ngo ̣c trao ho ̣c bổng cho 25 nghìn học sinh, sinh viên và nhà nghiên cứu trẻ xuất sắc với tổng số tiền 130 tỷ đồng; xây dựng Trung tâm Quốc tế Khoa ho ̣c và Giáo du ̣c Liên ngành ở Quy Nhơn, Bình Định; mở Trường Vâ ̣t lý Viê ̣t Nam và Trường Vâ ̣t lý Th iên văn Viê ̣t Nam giảng da ̣y bằng tiếng Anh ; cùng bạn bè quốc tế xây dựng 3 Làng Trẻ em SOS tại Đà Lạt, Đồng Hới và Huế; v.v.