Vai trò của báo chí và truyền thông trong hoạt động khoa học và công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 39 - 48)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

1.2.2. Vai trò của báo chí và truyền thông trong hoạt động khoa học và công

đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020 là hết sức quan trọng nhằm điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế của đất nước, điều chỉnh lại cơ cấu công nghiệp, cơ cấu công nghệ của đất nước hướng tới công nghệ an toàn, hiệu quả, sạch. Có như thế đất nước mới phát triển bứt phá trở thành nước vượt qua ngưỡng trung bình thấp, trung bình vươn lên thành một nước phát triển như một số nước Châu Á đã trải qua. Vì thế, hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ cũng cần bám sát các hoạt động của ngành, tập trung khai thác các tiềm năng và thế mạnh trong khoa học và công nghệ, gương điển hình, nhà sáng chế, mô hình thương mại hóa và ứng dụng, chuyển giao các sản phẩm khoa học và công nghệ thành công…

1.2.2. Vai trò của báo chí và truyền thông trong hoạt động khoa học và công nghệ và công nghệ

Để thúc đẩy nền khoa học và công nghệ nước nhà, vai trò của truyền thông về khoa học và công nghệ được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng để gắn kết cộng đồng và giới nghiên cứu.Trước hết, truyền thông khoa học và công nghệ giữ vai trò chủ đạo trong công tác giới thiệu, phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước coi phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Qua các kênh truyền thông, người dân cũng như các cấp quản lý ý thức được vai trò của khoa học và công nghệ có tính chất quyết định phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của sản phẩm, hàng hóa và của cả nền kinh tế.

Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011- 2020 theo quyết định số 418/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ đã xác định hoạt động tuyên truyền, phổ biến khoa học và công nghệ là một trong 6 giải pháp chủ yếu để phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam: “Đẩy mạnh hoạt

động truyền thông và tuyên truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ, về vai trò động lực then chốt của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động khoa học và công nghệ; tạo không khí thi đua lao động sáng tạo, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; nâng cao tinh thần trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”11

Một vai trò trọng yếu khác của truyền thông khoa học và công nghệ là tuyên truyền, phổ biến, đưa nhanh các tri thức khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Từ những thông tin phục vụ cho công tác lãnh đạo chỉ đạo, điều hành; thông tin phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; phục vụ chuyển giao, đổi mới công nghệ; đến những tri thức khoa học thường thức gắn liền với đời sống hàng ngày của mỗi người dân.

Trong lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, Đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò, sức mạnh to lớn của Báo chí. Đảng ta khẳng định “Báo chí là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước, của các đoàn thể, vừa là diễn đàn của nhân dân”

Bên cạnh các chức năng khác của báo chí thì chức năng thông tin tuyên truyền của báo chí Việt Nam có nhiệm vụ truyền bá, giải thích cho toàn xã hội những quan điểm, đường lối, chính sách có quyết định của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực khoa học và công nghệ. Lĩnh vực khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Phát triển

11 Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 418/QĐ-TTG Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020, năm 2012.

mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh quốc phòng, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI.

Không chỉ cung cấp thông tin về những thành tựu khoa học, công nghệ mới, báo chí còn có vai trò định hướng dư luận và đưa các cơ chế, chính sách, các quy định của nhà nước đến với công chúng. Đây cũng là công cụ hữu hiệu, cầu nối giữa nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân.

Thời gian qua, các cơ quan báo chí, truyền thông đã có những đóng góp đáng kể trong công tác truyền tải thông tin về hoạt động khoa học và công nghệ đến với công chúng. Thông tin khoa học và công nghệ được đăng tải kịp thời, phong phú, dễ hiểu và đã có những phản hồi tích cực từ công chúng như các bài viết về chính sách khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn – đo lường – chất lượng, năng lượng nguyên tử, công nghệ cao, khoa học và công nghệ địa phương, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ …Đặc biệt, đã có nhiều bài viết về các tổ chức, doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoạt động hiệu quả, mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế lớn.

Ngày nay, chúng ta dễ dàng tìm kiếm thông tin về khoa học công nghệ bởi hầu như tất cả các báo, từ báo giấy, báo điện tử, phát thanh, truyền hình đều có các chuyên trang, chuyên mục về thông tin khoa học và công nghệ.

Tờ báo đầu tiên làm tiền đề cho báo chí Việt Nam sau này được viết bằng chữ Quốc ngữ đó là tờ Gia Định báo, xuất bản ngày 15/4/1865. Đây là một tờ tuần báo, trong nội dung có phần truyền bá khoa học thực nghiệm – từ lĩnh vực y tế, vệ sinh, kỹ thuật đến vật lý, hóa học, tự nhiên học….Tuy nó chưa được hoàn chỉnh như hiện nay, nhưng nó đã thông tin kịp thời cho đông

đảo công chúng biết được các thông tin về lĩnh vực khoa học công nghệ thời kỳ đó.

Gần một thế kỷ rưỡi đã qua, chưa bao giờ hệ thống báo chí ở nước ta phát triển với tốc độ nhanh chóng và quy mô lớn, hình thức phong phú và phương thức hoạt động sôi nổi như hiện nay. Một mạng lưới các phương tiện thông tin báo chí đang được hoàn thiện dần dần vươn tới phục vụ như cầu của nhân dân khắp các vùng, các khu vực từ biên giới, hải đảo xa xôi, từ đô thị tới các vùng nông thôn hẻo lánh.

Trong khoảng thời gian đó, thông tin về khoa học và công nghệ vẫn được quan tâm tuyên truyền. Báo chí phổ biến đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vấn đề khoa học và công nghệ. Đồng thời, báo chí thông tin phản ánh về đời sống của nhân dân, trong đó có những người làm khoa học, nhà khoa học chuyên nghiệp, như đội ngũ cán bộ nghiên cứu, học sinh, sinh viên và thậm chí cả người dân tham gia nghiên cứu khoa học.

Báo chí kịp thời tổng kết nững kinh nghiệm mô hình nghiên cứu khoa học hiệu quả để đưa vào ứng dụng, và nhân rộng trong đời sống. Đi đôi với tuyên truyền chủ trương chính sách khoa học công nghệ, báo chí cũng tích cực đấu tranh phê phán các biểu hiện như quan liêu, lãng phí, nhũng nhiễu trong quá trình giao và chuyển giao các đề tài khoa học và công nghệ từ các cấp trung ương đến địa phương.

Trong thời đại ngày nay, báo chí còn có khả năng thực tế, để trở thành phương tiện cho hiệu quả trong nâng cao năng lực sản xuất. Nó có thể chuyển tải tới nhân dân những tri thức cụ thể, hướng dẫn cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi, hướng dẫn sử dụng những tiến bộ mới để nâng cao năng suất và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị Báo chí toàn quốc

tổng kết công tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016, hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc gia. Về báo chí điện tử: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Về phát thanh, truyền hình (PTTH): Hiện cả nước có 67 đài PTTH (02 đài quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nay đã chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương). Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với 106 kênh chương trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh quảng bá (năm 2015 cấp mới kênh FM cảm xúc và kênh Tiếng Anh 24/7; cấp mới 01 kênh truyền hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7, cho Đài Truyền hình Việt Nam); 75 kênh chương trình truyền hình trả tiền. Cả nước có trên 18.000 nhà báo được cấp thẻ nhà báo được cấp thẻ.

Đây chính là lực lượng hùng hậu, xung kích trên mặt trận tư tưởng văn hóa nói chung và trong công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ nói riêng.

Báo chí tham gia truyền thông về khoa học và công nghệ

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, hệ thống báo và tạp chí (cấp Trung ương) viết về khoa học và công nghệ bao gồm:

Đi đầu trong truyền thông về khoa học và công nghệ chính là các ấn phẩm báo in, tạp chí của Bộ Khoa học và Công nghệ và báo chí của các hội, hiệp hội với hơn 100 ấn phẩm:

Báo chí của các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực KH&CN hoặc có liên quan: hầu hết các Bộ, ngành đều có những tờ báo, tạp chí chuyên biệt về KH&CN, ví dụ như:

Liên hiệp các Hội khoa học và kĩ thuật Việt Nam 3 báo, 14 tạp chí Các Hiệp hội 24 tạp chí

Các Hội Kinh tế 2 báo, 37 tạp chí Các Hội khác: 32 tạp chí

Tổng hội Y học Việt Nam có 6 tạp chí

Hầu hết các địa phương đều có tạp chí về KHCN (thuộc Sở KHCN),các trường đại học, viện nghiên cứu…

Bên cạnh đó, thời gian qua, đặc biệt trong 5 năm gần đây, Bộ KH&CN đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí nhằm đẩy mạnh hoạt động truyền thông khoa học và công nghệ. Đã có nhiều chương trình, chuyên trang khoa học và công nghệ ra đời với sự hợp tác của Bộ và các cơ quan thông tấn, báo chí như trên Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1, VTV2), Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, báo Nhân dân, báo Đại biểu Nhân dân, Báo Hà Nội mới, Báo Vietnamnet, Báo Lao động…

Việt Nam có hơn 800 cơ quan báo chí, trong đó có nhiều ấn phẩm đã có chuyên trang khoa học và công nghệ, đặt song song với các chuyên mục khác như văn hóa, giáo dục, y tế,…với tần số phát hành từ 1-2 tuần/trang; Trên Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều báo chí đại chúng ở Trung ương, địa phương, chuyên mục khoa học và công nghệ được phát sóng và có ấn phẩm định kỳ hàng tuần. Cụ thể như sau:

Báo Nhân dân: Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, hoạt

động khoa học và công nghệ tuyên truyền trên báo Nhân dân tập trung các nội dung chính: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế chính sách của các bộ, ngành liên quan hoạt động khoa học và công nghệ; các thành tựu, kết quả nghiên cứu mới; các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản

xuất, về vùng sâu, vùng xa; chân dung các nhà khoa học. Trang của Ban Khoa giáo có bốn chuyên mục, trong đó có ba chuyên mục thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ đó là: Ý kiến nhà khoa học; Kỹ thuật mới, công nghệ mới; Khoa học ngày nay. Có thể nói hầu như ngày nào cũng có tin, bài liên quan hoạt động khoa học và công nghệ đăng trên báo Nhân dân hàng ngày. Chưa kể các thông tin về khoa học và công nghệ đăng trên các ấn phẩm khác như Nhân dân điện tử tiếng Việt, Nhân dân cuối tuần, Nhân dân hàng tháng.

Báo Vnexpress: Có chuyên mục Số hóa, trong đó tổng hợp toàn bộ tin

tức công nghệ được cập nhật liên tục, đặc biệt là các tin tức liên quan đến các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin.

Báo Vietnamnet: Chuyên mục Công nghệ bao gồm các tiểu mục: Sản

phẩm; Ứng dụng; Tin Công nghệ; Viễn thông…cập nhật liên tục các thông tin khoa học và công nghệ liên quan.

Báo Tiền Phong: Cơ quan TW của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, có các chuyên mục: Xã hội, Kinh tế, Thế giới, Giới trẻ, Pháp Luật, Thể thao, Công nghệ…Trong chuyên mục “Công nghệ” có các tiểu mục như Khoa học CN trong nước và quốc tế, những thành tựu mới của các nhà khoa học Việt Nam.

Báo Thanh Niên: Diễn đàn của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam có

chuyên mục Chính trị xã hội, Quốc phòng, Thế giới trẻ, Kinh tế, Thế giới, Văn nghệ, Giáo dục, Công nghệ, Khoa học, Sức khỏe, Đời sống, các chuyên mục khác.

Báo Tuổi trẻ: Cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có các chuyên mục Chính trị xã hội, Pháp luật, Thế giới, Kinh tế, Giáo dục, Nhịp sống số. Trong chuyên mục Giáo dục có chuyên trang về Khoa học.

Báo Công Thƣơng: Bao gồm các ấn phẩm Công Thương, Vietnam

Economic News, Kinh tế Việt Nam, các trang điện tử www.baocongthuong.com.vn và www.ven.vn. Hàng năm Báo Công Thương

đã xây dựng nhiều chuyên mục, đăng tải hàng trăm bài viết, phóng sự, phỏng vấn về hoạt động khoa học và công nghệ.

Báo Nông Nghiệp Việt Nam: Gồm có các chuyên trang Thời sự, Xã hội, Pháp luật, Sức khỏe, Thể thao, Quốc tế, Văn hóa, Gia đình, Khoa học kỹ thuật. Trong chuyên trang Khoa học kỹ thuật có các tiểu mục như: Hướng dẫn nông dân chăm sóc cây nông nghiệp, các loại thủy hải sản, các thông tin về hướng dẫn sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…

Báo Nông thôn ngày nay: Trong chuyên mục Khuyến nông có các trang như Nhà nông sáng tạo, Kỹ thuật nuôi trồng cây con giống Nông nghiệp, Các tấm gương nhà nông sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, Những phát minh phát kiến vào ứng dụng trong sản xuất…

Các báo, tạp chí chuyên về lĩnh vực khoa học công nghệ như: Báo khoa học và phát triển cơ quan ngôn luận của Bộ Khoa học và Công nghệ đi

sâu các thông tin khoa học của đất nước. Các chuyên mục như: Tin tức sự kiện khoa học công nghệ, công trình khoa học công nghệ, công nghệ thông tin, diễn đàn khoa học và phát triển, phát minh sáng chế, sở hữu trí tuệ, tuổi trẻ và khoa học, khám phá, chân dung nhà khoa học, khoa học và đời sống,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)