1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ
3.3. Giải pháp
3.3.2. Về quản lý
Xét ở góc độ quản lý về lĩnh vực khoa học và công nghệ, thường thể hiện ở các cấp độ sau:
Một là, vấn đề quản lý hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ ở góc độ quản lý tư tưởng và quản lý Nhà nước về hoạt động báo chí nói chung, báo chívề khoa học và công nghệ nói riêng. Điều này đã được định chế trong các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua hệ thống văn bản pháp luật đồ sộ liên quan đến khoa học và công nghệ hiện nay, có thể thấy rằng Đảng và Nhà nước đã thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí trong truyền thông về khoa học và công nghệ.
Hai là, vấn đề quản lý hoạt động truyền thông khoa học và công ghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam dựa trên sự chỉ đạo, định hướng, kiểm tra, giám sát của cơ quanquản lý tư tưởng và Nhà nước về báo chí. Đài Truyền hình Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm pháp lý về đội ngũ nhà báo làm báo về khoa học và công nghệ. Lãnh đạo Đài sẽ giao trách nhiệm cho một Phó Tổng biên tập chuyên trách về kênh phát sóng cũng như chương trình chuyên biệt về khoa học và công nghệ. Để hoạt động truyền thông về lĩnh vực khoa học và công nghệ đạt kết quả cao, đòi hỏi ngay từ đội ngũ quản lý phải có kiến thức nền chắc, hiểu sâu về khoa học và công nghệ. Có như vậy mới định hướng được cho hoạt động của kênh phát sóng cũng như các chương trình tạo nên được nhiều sản phẩm báo chí chất lượng cao mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Đài Truyền hình Việt Nam. Đồng thời cũng phải linh hoạt, tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên, biên tập viên trong quá trình thực hiện, để phát huy được cao nhất tính sáng tạo của tác phẩm.