Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 31 - 39)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

1.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Khoa học và công nghệ là động lực của sự phát triển. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn xác

định khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngay trong đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã thông qua Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam với nội dung cơ bản: Nhiệm vụ cơ bản hiện nay của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc; xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân, xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội3

.

Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định, ở miền Bắc, công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, coi trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành kinh tế, nhất là nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, cách mạng về giống cây trồng và vật nuôi)4

.

Năm 1976 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã đề ra đường lối chung của cách mạng Việt Nam trên phạm vi cả nước, ngay trong nội dung đầu tiên đã yêu cầu: “Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” để đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội... làm cho nước Việt

3

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

4 Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam về nhiệm vụ và đường lối của Đảng trong giai đoạn mới, ngày 10-9-1960

Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công - nông nghiệp hiện đại, văn hóa và khoa học - kỹ thuật tiên tiến5

.

Năm 1986 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện, đã nhấn mạnh các nhiệm vụ sau: “Tăng cường và kết hợp chặt chẽ hoạt động của các ngành khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tăng mức đầu tư, đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý và tổ chức lại lực lượng khoa học kỹ thuật, làm cho khoa học, kỹ thuật gắn chặt với sản xuất và đời sống, đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội. áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật nhằm trước hết phục vụ ba chương trình mục tiêu6”. Trong tình hình ấy, nước ta cần thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tạo ra động lực để giải phóng năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học và kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (1991) về khoa học và công nghệ đã nêu rõ những mặt yếu kém của khoa học và công nghệ ở nước ta, đề ra những nhiệm vụ quan trọng của khoa học và công nghệ trong giai đoạn cách mạng mới, những biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước đối với khoa học và công nghệ. Đảng ta cho rằng: Phát triển khoa học và công nghệ là nhu cầu của nước ta nhằm đuổi kịp các nước trên thế giới bằng thực lực kinh tế

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) đã xác định đưa nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại...Tập trung đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,

5

Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 20 tháng 12 năm 1976

nông thôn, xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, tận dụng lợi thế của nước đi sau, tranh thủ công nghệ mới.

Hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (1996) đã ra Nghị quyết về Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, khẳng định vai trò động lực của khoa học và công nghệ đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Nghị quyết còn đặt ra yêu cầu phải sớm có luật pháp về khoa học và công nghệ để thể chế hóa mọi mặt hoạt động khoa học và công nghệ, phải nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý khoa học, phải đầu tư thỏa đáng, bước đầu dành tối thiểu 2% chi ngân sách cho khoa học và công nghệ.

Bước tiến lớn nhất đó là năm 2000, Luật khoa học và công nghệ chính thức được ban hànhtạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động khoa học và công nghệ chính thức được ban hành tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ rõ việc “đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư phát triển”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) tiếp tục khẳng định, phát triển khoa học và công nghệ vừa là nền tảng, vừa là động lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đã nhận định: "Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, khoa học và công nghệ sẽ có bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất". Phát triển khoa học và công nghệ phải hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, xây dựng năng lực cạnh tranh của hàng hóa, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa)... Tăng đầu tư từ ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ...

Hội nghị Trung ương 6 Khóa IX (7- 2002) đã kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 Khóa VIII và xác định nhiệm vụ của khoa học và

công nghệ trong thời gian tới là: Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn; đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân; xây dựng và phát triển có trọng điểm các ngành công nghệ cao đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) của Đảng tiếp tục khẳng định: "Phát triển mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ... Kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức... Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả trong từng ngành, từng lĩnh vực của nền kinh tế... Cùng với việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học - công nghệ, Nhà nước tập trung đầu tư vào các chương trình nghiên cứu quốc gia, phấn đấu đạt trình độ khu vực và thế giới; xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ cho một số lĩnh vực trọng điểm, công nghệ cao... Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao”7

. Hội nghị Trung ương 9 Khóa X (2009) đã ra Nghị quyết 31-NQ/TW "Về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng", về khoa học và công nghệ, Nghị quyết ghi: "Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học và công nghệ; nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục và đào tạo. Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện

7 Trích Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX: Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, ngày 10 tháng 4 năm 2006

làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ cao”8

.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) đã khẳng định: “Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý khoa học, công nghệ có đổi mới, thực hiện cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ. Thị trường khoa học, công nghệ bước đầu hình thành. Đầu tư cho khoa học, công nghệ được nâng lên”9

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã vạch rõ những định hướng lớn về phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ mới với những quan điểm cơ bản dưới đây: “khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ các lĩnh vực khoa học và công nghệ gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử dụng có hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại trên thế giới. Hình thành đồng bộ cơ chế, chính sách khuyến khích sáng tạo, trọng dụng nhân tài và đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ”10

.

8 Nghị quyết 31-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 9 khoá X: Đoạn 2, phần 2: Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và văn hoá, y tế, xã hội, 2009

9 Trích Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng: Phần 1 – Kiểm điểm 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội X; Nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội 2001 – 2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991, mục A – Thành tựu.

10

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011): Đoạn 4, phần 2, Mục III- Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Trong năm 2012, nhiều văn bản quan trọng cho phát triển khoa học và công nghệ được banhành. Ngày 11/4/2012, Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020. Chiến lược được kỳ vọng sẽ tạo ra sự chuyển biến căn bản trong hoạt động khoa học và công nghệ, để khoa học và công nghệ cùng với giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Ngày 01/11/2012, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20NQ/TW) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành. Ngay sau đó, ngày 29/3/2013 Thủ tưởng Chính phủ cũng đã ký ban hành Nghị quyết số 46/NQCP ban hành chương tình hành động, thực hiện Nghị quyết số 20NQ/TW.

Ngày 18/6/2013, Quốc hội đã thông qua Luật khoa học và công nghệ thay thế Luật khoa học và công nghệ năm 2000 với nhiều đột phá trong cơ chế chính sách phát triển khoa học và công nghệ, đem lại nguồn sinh khí mới để đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành chìa khóa để phát triển kinh tế, xã hội.

Nghị định về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ số 11/2014/NĐ-CP ngày 18/02/2014 của Chính phủ (Nghị định thay thế Nghị định 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004). Theo đó, hoạt động thông tin khoa học và công nghệ phải tuân theo các nguyên tắc: Chính xác, khách quan, đầy đủ, kịp thời và đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân về chất lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ, đồng thời, kết hợp chặt chẽ hoạt động thông tin khoa học và công nghệ với hoạt động nghiệp vụ thư viện, lưu trữ, thống kê, truyền thông khoa học và công nghệ.

Ngay sau đó, ngày 20/5/2014 Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 40/2014/NĐ-CP về quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Nghị định này thực sự đã tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ phát huy tối đa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng với kết quả hoạt động khoa học và công nghệ. Có thể nói, đây là sự đột phá lớn trong chính sách khoa học và công nghệ để thu hút nhân tài.

Quyết định về việc ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Khoa học và Công nghệ của Bộ khoa học và công nghệ số 2093/QĐ-BKHCN ngày 14/08/2014. Thực hiện quyết định này, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan, về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ thông qua các hình thức sau: Cập nhật thông tin trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Khoa học và Công nghệ và Trang Thông tin điện tử của các đơn vị thuộc Bộ, đồng thời tổ chức họp báo định kỳ hàng quý để cung cấp thông tin cho báo chí và trả lời trực tiếp những vấn đề báo chí quan tâm; Thông tin sẽ được cung cấp bằng văn bản hoặc trực tiếp tại buổi giao ban báo chí thường kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức trong trường hợp cần thiết. Nội dung thông tin cung cấp cho báo chí: Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển của ngành khoa học và công nghệ; chương trình, kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ; Kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định của pháp luật; Quan điểm và ý kiến giải quyết của Lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đối với các vấn đề quan trọng về lĩnh vực khoa học và công nghệ được dư luận xã hội quan tâm…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)