Kiến của người tổ chức sản xuất và phóng viên phụ trách các chương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 95 - 98)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

2.4. Các ý kiến đánh giá về các chƣơng trình khoa học và công nghệ

2.4.2. kiến của người tổ chức sản xuất và phóng viên phụ trách các chương

chương trình khoa học và công nghệ trên Đài Truyền hình Việt Nam

Tác giả cũng đã thực hiện một số phỏng vấn sâu với lãnh đạo Ban Khoa giáo, Đài Truyền hình và những người trực tiếp sản xuất chương trình khoa học và công nghệ trên VTV2 và VTV1.

Đánh giá về những đóng góp cụ thể của chương trình Bảy ngày công nghệ cho sự phát triển chung của VTV2, lãnh đạo Ban Khoa giáo chia sẻ: “VTV2 là kênh truyền hình chuyên biệt về Khoa học và Giáo dục, Bảy ngày

năm đã trở thành một thương hiệu quen thuộc với khán giả. Chính nhờ những chương trình khoa học và công nghệ này mà VTV2 đã có một lượng lớn khán giả thân thiết không chỉ quan tâm, đóng góp thông tin cho khoa học và công nghệ mà còn cung cấp nhiều thông tin về các vấn đề giáo dục, môi trường…cho sự phát triển chung của toàn ban. Chương trình Bảy ngày công nghệ năm 2016 đã có những đổi mới về format, cách thể hiện và được đặt tên mới là Nhịp sống công nghệ”.

Trao đổi thêm về những ưu, khuyết điểm của chương trình, lãnh đạo Ban Khoa giáo cũng cho biết: “Chương trình Nhịp sống công nghệ hiện đang

được phát sóng mới 3 lần 1 tuần và có tần suất phát lại khá cao trên kênh VTV2. Bên cạnh đó, chương trình cũng được cập nhật liên tục trên hạ tầng kĩ thuật số để khán giả quan tâm có thể xem lại ở bất kỳ thời điểm nào. Với mức độ phủ sóng như vậy, mọi khán giả có thể dễ dàng tiếp cận và cập nhật thông tin từ chương trình. Tuy nhiên, hiện nay với đặc thù là một chương trình tin tức, Nhịp sống công nghệ vẫn chưa thực sự khai thác mạnh yếu tố “tương tác” với khán giả. Nhóm sản xuất chương trình sẽ cân nhắc đến yếu tố này trong thời gian tới”.

Để hoàn thiện một chương trình về khoa học và công nghệ với tần suất lên sóng khá dày như Bảy ngày công nghệ, lãnh đạo Phòng Công nghệ, Ban Khoa Giáo cho biết: “Với Bảy Ngày Công nghệ trước đây, từ đầu năm 2016

được đổi tên thành Nhịp sống công nghệ trên VTV2, chúng tôi luôn đảm bảo quy trình thực hiện sản xuất như bất kì một chương trình truyền hình nào khác. Bao gồm: Phân công ekip nội dung, theo dõi sát sao quá trình khai thác đề tài, liên hệ chuyên gia, các cộng tác viên để nắm bắt tình hình khoa học và công nghệ trong nước, tiến hành ghi hình và hậu kì. Tuy nhiên, với tần suất lên sóng khá dày, mọi công đoạn luôn cần sự trao đổi chặt chẽ giữa các thành viên, từ đó trưởng nhóm giám sát, chỉ đạo sát sao để đảm bảo tiến độ công việc”

Để nâng cao chất lượng chương trình Bảy ngày Công nghệ, thì theo lãnh đạo phòng Công nghệ:„Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ bắt đầu triển

khai mô hình từng nhóm phóng viên sẽ chuyên trách một mảng lĩnh vực cụ thể như: Công nghệ thông tin, Khởi nghiệp, Nhà khoa học, Game, Công nghệ cao, Công nghệ học đường... Sự phân công này dựa trên thế mạnh chuyên môn và mối quan hệ sẵn có với cơ sở của từng phóng viên trong quá trình tác nghiệp. Mô hình nhóm phóng viên chuyên trách này sẽ giúp nâng cao chất lượng tin bài cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lãnh đạo Phòng trong quá trình bố trí nội dung của từng số phát sóng”.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Phòng Văn hóa, Ban Thời sự, là người trực tiếp tổ chức sản xuất chương trình Công nghệ và Đời sống trên VTV1 cho biết: “Chương trình có tiêu chí bám sát với những vấn đề sự kiện thời sự nóng

bỏng nên kế hoạch sản xuất được triển khai ngay trong tuần. Kịch bản chi tiết được lên khung từng phần để các phóng viên, biên tập viên sản xuất linh kiện, hoặc cũng có thể liên kết các trung tâm khu vực để làm linh kiện cho bám sát với tình hình thực tế. Gần đây thì format chương trình Công nghệ và Đời sống có chút thay đổi nhằm phân tính chuyên sâu hơn về những vấn đề liên quan đến công nghệ xử lý những vấn đề kinh tế, xã hội. Chúng tôi đã mời các chuyên gia đến phân tích chuyên sâu tại trường quay, nhằm làm rõ hơn vấn đề. Vì vậy khâu chọn lựa và mời chuyên gia cũng góp phần không nhỏ vào thành công của chương trình”.

Chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn trong tác nghiệp để thực hiện thành công một chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ, phóng viên chuyên mục Công nghệ và Đời sống cho biết: “Nói về thuận lợi thì do

Ban Thời Sự, Đài truyền hình Việt Nam là một kênh thời sự, chính luận của quốc gia, nên chúng tôi cũng có nhiều thuận lợi khi tiếp cận những nguồn thông tin hơn. Việc đặt vấn đề, liên hệ phỏng vấn với các Bộ, Ban, Ngành về các vấn đề cũng dễ dàng hơn. Còn khó khăn thì cũng khá nhiều, thứ nhất do

mảng Khoa học công nghệ hiện nay chưa được coi là mảng đề tài nóng, được xã hội quan tâm nhiều so với kinh tế, xã hội dân sinh, nên làm sao để chọn những đề tài phản ánh vửa không khô khan quá, mà bám sát với cuộc sống người dân cũng là một vấn đề khó khăn. Đối với những chương trình phản biện cơ chế chính sách ở đây thì việc làm rõ những khía cạnh khi một văn bản pháp luật được đưa ra cũng khó khăn, khi nhiều nhà khoa học, viện trường, họ rất ngại nói về những vấn đề nhạy cảm này. Tuy nhiên ở góc độ nào đó, thì mình vẫn có thể khai thác được những khó khăn của họ, gián tiếp những chính sách đó tác động đến công việc nghiên cứu của họ như thế nào. Đối những chương trình tọa đàm thì cũng không có vấn đề gì khó khăn, thậm chí là còn dễ dàng hơn so với việc thực hiện các phóng sự phản ánh từ thực tế”.

Cũng có ý kiến tương đồng với ekip sản xuất chương trình của chương trình Công nghệ Đời sống, phóng viên, biên tập viên chương trình Bảy Ngày Công nghệ cho biết: “Động viên lớn nhất cho chúng tôi trong quá trình tác nghiệp

về khoa học và công nghệ là được sự hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các anh chị có kinh nghiệm đi trước trong Phòng, trong Ban mỗi khi có sự cố hay vấn đề trong quá trình tác nghiệp. Khó khăn hiện tại mà chúng tôi gặp phải đó là làm sao để những thông tin khoa học và công nghệ vốn khô khan, khó hiểu trở nên hấp dẫn với số đông khán giả xem truyền hình”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 95 - 98)