1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ
1.3.1. Thế mạnh của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ
Đài Tiếng nói Việt Nam: Trên hệ Thời sự Chính trị tổng hợp (VOV1),
là hệ “xương sống” của Đài quốc gia, từ năm 2010, hệ VOV1 đã đổi mới theo hướng tăng gấp đôi số lượng bản tin trong ngày, trong đó tin tức về mọi lĩnh vực của đời sống từ kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ… liên tục được cập nhật. Các chuyên đề chạy quanh đó là không gian để phát triển sâu hơn các mạch thông tin về các chủ đề trong các bản tin. Có thể kể đến các chương trình sau: Bản tin khoa học và công nghệ, Chương trình Khoa học và công nghệ….
Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC: Xây dựng 1 kênh sóng chuyên
biệt về lĩnh vực Khoa học Công nghệ đó là kênh VTC 5.
Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam: Là kênh truyền hình sinh sau đẻ muộn, nhưng ngay khi lên sóng vào 8/2010, Truyền hình Thông Tấn VONews, Thông tấn xã Việt Nam đã rất quan tâm tới hoạt động tuyên truyền và phổ biến thông tin về khoa học và công nghệ. Đặc biệt là chuyên mục về khoa học và công nghệ hàng tuần với thời lượng 25 phút.
Kênh Truyền hình nhân dân: Bên cạnh việc cập nhật những tin tức công nghệ mới nhất thì chuyên mục Khoa học và Công nghệ cũng đặt ra nhiều vấn đề công nghệ mới để tìm câu trả lời của cơ quan chức năng.
1.3 Thế mạnh và hạn chế truyền hình trong việc truyền thông về khoa học và công nghệ
1.3.1 Thế mạnh của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ công nghệ
Tích hợp đầy đủ các đặc điểm và ưu thế của loại hình báo chí truyền hình, nhưng đối với các chương trình khoa học và công nghệ nói riêng thì với thế mạnh về hình ảnh, âm thanh và khả năng tương tác là ưu điểm nổi bật
nhất, giúp cho nội dung các chương trình khoa học và công nghệ hấp dẫn hơn, đạt hiệu quả cao hơn
Thế mạnh hình ảnh và âm thanh: Trước hết nói đến truyền hình người ta có thể hiểu đơn giản đó là kỹ thuật truyền tín hiệu bằng hình ảnh và âm thanh đến với người xem, thị giác, thính giác của con người được tác động bởi những hình ảnh chuyển động và những âm thanh sống động trên màn hình. Đây được coi là thế mạnh lớn nhất của truyền hình. Với các chương trình khoa học và công nghệ, bằng sự tích hợp hình ảnh và âm thanh sẽ chuyển tải đến khán giả những hình ảnh chân thực nhất, sống động nhất từ nhiều góc độ khác nhau của một công nghệ mới, một ứng dụng khoa học mới.
Như trong chương trình Công nghệ - Đời sống ngày 2/2/2014 với chủ đề xuyên suốt là Sắc màu công nghệ hoa xuân, nhờ phát huy tối đa sức mạnh hình ảnh, âm thanh và sử dụng phù hợp hiệu ứng truyền hình, chương trình này được coi là một chương trình “nghệ thuật công nghệ” hoành tráng, mang tính kết nối toàn thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là một chương trình giới thiệu những ứng dụng công nghệ mới đã được chuyển giao thành công để ươm trồng nhiều loại hoa mới ngay tại các làng hoa ở Hà Nội như Chi Mai, Lan Hồ Điệp, Địa Lan,…Toàn bộ chương trình là màu sắc rực rỡ, tràn ngập không khí tưng bừng của sắc hoa muôn hoa muôn màu thể hiện sự gắn bó của con người với thiên nhiên đầy sáng tạo trên khắp thế giới. Sự kỳ công của chương trình chính là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, quay phim cùng tham gia sản xuất. Họ mang đến cho chương trình những loài hoa đẹp nhất, rực rỡ nhất, tiêu biểu nhất từ khắp nơi trên thế giới, khiến cho công chúng dường như cảm nhận rằng khắp năm châu đang cùng Việt Nam chào đón mùa xuân mới, tết mới, năm mới.
Tính tương tác: Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển đã cho phép nhiều loại hình báo chí khai thác thế mạnh này để lôi kéo công chúng về
phía mình. Nhưng điểm mạnh của tính tương tác trên truyền hình lại nằm ở