1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ
2.4. Các ý kiến đánh giá về các chƣơng trình khoa học và công nghệ
2.4.3. kiến của chuyên gia về khoa học và công nghệ
Đánh giá về hiệu quả truyền thông của các chương trình Bảy Ngày Công nghệ trên VTV2 và Công nghệ và Đời sống trên VTV1, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “Hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ ngày càng được quan tâm và chú trọng đầu tư, trải đều, rộng khắp từ Trung ương đến địa phương, trở thành công cụ đắc lực để chuyển tải thông tin khoa học và công nghệ đến với công chúng, đưa khoa học và công nghệ ứng dụng rộng rãi vào phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Đặc biệt, trong đó phải kể đến đóng góp to lớn của các chương trình Bảy ngày
công nghệ và Công nghệ và Đời sống trên Đài Truyền hình Việt Nam với nhiều giải pháp truyền thông được đa dạng hóa đã truyền thông một cách hiệu quả về khoa học và công nghệ. Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ và Đài Truyền hình Việt Nam cũng Ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2011-2020, về phối hợp trong hoạt động nghiên cứu; phối hợp trong hoạt động xác lập và thực thi quyền sở hữu trí tuệ; và phối hợp trong hoạt động truyền thông. Bộ khoa học và công nghệ mong muốn các thông tin được truyền tải ngày càng dày, rộng đến người dân và các nhà quản lý để thấy được vai trò quan trọng của lĩnh vực khoa học công nghệ, nâng cao vai trò của khoa học công nghệ cũng là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế”.
Theo một nhà khoa học ở Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thì: “Nhìn chung, các chương trình cơ bản đáp ứng được thông tin
chung về lĩnh vực khoa học công nghệ, tuy nhiên, có vẻ như đội ngũ phóng viên, biên tập viên phụ trách quá mỏng. Nên đôi khi chưa đảm bảo được tính thời sự của thông tin, hoặc có thể do phụ thuộc vào kênh phát. Những người làm khoa học như chúng tôi luôn hết lòng ủng hộ và hỗ trợ các nhà báo trong tác nghiệp, vì sự nghiệp phát triển chung của nền khoa học và công nghệ”.
Theo PGS.TS. Nguyễn Hiếu Minh - Chủ nhiệm khoa Điện tử viễn thông, Học viện Kỹ thuật Mật Mã: “Các chương trình quá ít những thông tin
khoa học về lĩnh vực khoa học quân sự, có thể để ý khai thác thêm khía cạnh này, vì trong các đơn vị của Bộ Quốc phòng các hoạt động sáng kiến sáng tạo khoa học kỹ thuật cũng diễn ra hết sức sôi động”.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã khái quát được toàn bộ quy trình sản xuất chung của các chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, bằng phương pháp phân tích, tác giả đã khảo sát 187 chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ với 312 tác phẩm trong chuyên mục Công nghệ và Đời sống và 622 tác phẩm trong chuyên mục Bảy ngày công nghệ. Từ đây, đưa ra những kết quả định lượng về nội dung cũng như hình thức thể hiện các tác phẩm về khoa học và công nghệ trên hai chương trình này.
Cùng với phương pháp phân tích định lượng, tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi online, để tổng hợp được những đánh giá tổng quan nhất từ phía khán giả về các chương trình Bảy ngày công nghệ VTV2 và Công nghệ và Đời sống VTV1.
Ngoài ra, luận văn còn tiến hành phỏng vấn sâu những nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia, phóng viên, biên tập phụ trách chương trình hai chương trình Công nghệ và Đời sống VTV1 và Bảy ngày công nghệ VTV2 để khai thác sâu hơn về phương thức sản xuất chương trình cũng như những khó khăn, thuận lợi của ekip sản xuất chương trình. Đồng thời, cũng phỏng vấn sâu khán giả về hiệu quả và những tác động trực tiếp của chương trình khoa học và công nghệ đến công chúng. Từ đây, những người sản xuất chương trình, những nhà quản lý, nhà khoa học sẽ thấy được hiệu quả truyền thông về khoa học và công nghệ đến với công chúng.
CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH
VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP