Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 114 - 144)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

3.3. Giải pháp

3.3.6. Cơ sở vật chất

Những năm gần đây, Đài Truyền hình Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi tích cực cả về nội dung và hình thức các chương trình truyền hình. Theo Ông Phạm Việt Tiến – Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam thì: “Nhận thức rõ vai trò của khoa học và công nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam

đã là một trong những đơn vị tiên phong có những chuyên mục, bản tin tuyên truyền về khoa học và công nghệ. Hiện Đài Truyền hình Việt Nam có 9 kênh quảng báo chính, thì trong đó có 2 kênh chủ lực là VTV2 và VTV1 có chuyên mục riêng về khoa học và công nghệ, còn 7 kênh còn lại thì các tin tức khoa

học và công nghệ cũng liên tục được cập nhật xen lẫn các bản tin thời sự”.

Không chỉ chú trọng đến số lượng, Đài Truyền hình Việt Nam cũng mà còn đặc biệt quan tâm đến chất lượng của cả các chương trình khoa học và công nghệ cũng như các chương trình khác. Đặc biệt, để hiện thực hóa Đề án Số hóa truyền hình của Bộ Thông tin và Truyền thông, cuối tháng 3/2013, vào ngày 31/3/2013, VTV3 HD đã lên sóng thử nghiệm và chính thức phát sóng từ ngày 1/6/2013, sau đó VTV lại chính thức phát sóng kênh VTV6 HD từ ngày 6/9/2013.Đúng 0h00 ngày 31/3/2014, kênh VTV1 chính thức phát sóng chuẩn HD nâng tổng số kênh HD của VTV . Đây là những kênh truyền hình đầu tiên của Đài THVN được phát sóng chuẩn HD, là nền tảng để VTV tiếp tục thực hiện lộ trình sản xuất phát sóng các kênh HDtrong thời gian tiếp theo. Sau một thời gian nghiên cứu và khảo sát hiện trạng, cùng với kinh nghiệm sẵn có từ các 3 kênh HD đã có, ngày 20/5/2015, VTV2HD cũng chính thức được lên sóng. Thực hiện phát sóng chuẩn HD đảm bảo các chương trình có hình ảnh độ nét cao và âm thanh chất lượng hơn so với hình ảnh lâu nay khán giả vẫn xem (SD). Khán giả đã đánh giá rất cao về chất lượng hình ảnh âm thanh rõ ràng và sống động hơn trên chuẩn kênh mới. Đặc biệt, với khán giả yêu thích khoa học và công nghệ, đã rất vui mừng khi các chương trình khoa học công nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam được lên sóng. Trong quá trình thực hiện khảo sát công chúng, với bạn Nguyễn Minh Tiến – Kỹ thuật viên Công ty Cổ phần Công nghệ Thời Đại Mới đã chia sẻ: “Tôi rất thích xem

các chương trình khoa học và công nghệ. Việc phát sóng chuẩn HD mới các kênh truyền hình của Đài THVN, đặc biệt là kênh truyền hình về khoa học là rất đúng đắn. Các chương trình khoa học và công nghệ có hình ảnh rõ nét hơn, âm thanh sống động hơn rất nhiều. Tôi có cảm giác là mình đang được sống trong đó”.

Đây là những thay đổi tích cực của Đài Truyền hình Việt Nam nhằm đảm bảo truyền thông một cách hiệu quả nhất, chất lượng nhất. Đánh giá về

hiệu quả truyền thông của hai chuyên mục Bảy ngày công nghệ và Công nghệ và Đời sống, ông Phạm Việt Tiến, Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam cho biết: “Không chỉ có những chuyên mục riêng về khoa học và công

nghệ như chương trình Bảy ngày công nghệ và Công nghệ và Đời sống, Đài còn có riêng một kênh VTV2 là kênh chuyên biệt về khoa học và công nghệ, giáo dục thì có thể thấy chúng tôi đang dành rất nhiều ưu tiên cho việc truyền thông về lĩnh vực này, liên tục cập nhật liên tục về nội dung cũng như đồi mới về hình thức tuyên truyền”. Tuy nhiên, để có thể truyền thông khoa học và

công nghệ một cách hiệu quả nhất, Đài Truyền hình Việt Nam cũng cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các thiết bị truyền hình hiện đại tích hợp công nghệ cao hơn, đồng bộ hơn để thực sự có những thước phim khoa học hay, sống động.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương 3, tác giả đã tập trung phân tích làm rõ ưu, khuyết điểm của các chương trình khoa học và công nghệ trên Đài Truyền hình hiện nay. Có thể thấy, truyền thông về khoa học và công nghệ trong cả nước nhìn chung chưa đạt được nhiều kết quả như mong muốn. Số lượng bài báo, chương trình truyền hình, phát thanh, các chuyên mục truyền thông cho khoa học và công nghệ chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Báo chí nói chung và truyền hình nói riêng chưa thực sự làm tốt vai trò cầu nối, kết nối cộng đồng khoa học và xã hội.

Một trong những nguyên nhân được đặt ra là sự kết hợp không chặt chẽ giữa giới báo chí truyền thông và các nhà khoa học. Hiện nay, có một bộ phận các nhà khoa học chưa ý thức cao cho công tác tuyên truyền khoa học và công nghệ. Nhiều nhà khoa học thường không thích giới thiệu, thậm chí không muốn viết về những kết quả mình làm, do vậy các đề tài về khoa học và công nghệ chưa thực sự đa dạng và phong phú. Điều này hạn chế khả năng khai thác thông tin của ekip sản xuất chương trình, khiến cho nội dung các chương trình chưa hấp dẫn công chúng.

Bên cạnh đó, lực lượng phóng viên, biên tập viên phụ trách chương trình còn mỏng, nhiều phóng viên phụ trách chương trình chưa thực sự có kiến thức chuyên sâu về các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nếu không thực sự hiểu sâu về chương trình thì sẽ dẫn đến việc biên tập nội dung không “tinh” và “khéo” nên thông tin về khoa học và công nghệ vẫn còn khô cứng và nhiều thuật ngữ chuyên ngành, gây khó khăn cho công chúng khi xem chương trình bởi những nội dung không “gần gũi”.

Ngoài ra, sự bất cập nữa của hoạt động báo chí trong lĩnh vực khoa học là sự quá phức tạp và phong phú của các kết quả nghiên cứu mới so với khả năng hạn chế trong công tác viết bài, biên tập khoa học của các nhà báo.

Để giải quyết những hạn chế trong truyền thông về khoa học và công nghệ trên truyền hình, bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, cùng với quan sát, phân tích các nguyên nhân tác động đến, tác giả đã mạnh dạn đưa ra sáu nhóm giải pháp liên quan đến: chính sách, quản lý, đào tạo và nhân lực, nội dung, hình thức và cơ sở vật chất. Hy vọng công tác truyền thông về khoa học và công nghệ sẽ thực sự phát triển tương xứng với tiềm lực của mình.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ, truyền hình có khả năng tiếp cận rộng rãi với công chúng. Bên cạnh đó, với lợi thế cả về hình ảnh và âm thanh, thông tin khoa học và công nghệ nói riêng, truyền thông về khoa học và công nghệ nói chung qua truyền hình có nhiều lợi thế so với các loại hình báo chí khác.

Song trong quá trình nghiên cứu, kết hợp các phương pháp: Nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích nội dung 622 tác phẩm khoa học và công nghệ trong chương trình Bảy ngày công nghệ và 312 tác phẩm trong chương trình Công nghệ và Đời sống; Phương pháp phỏng vấn sâu những người thực hiện chương trình, chuyên gia quản lý khoa học và công nghệ ở Bộ, ngành; Phương pháp điều tra xã hội học phỏng vấn anket khán giả về hiệu quả xem các chương trình khoa học và công nghệ trên truyền hình, tác giả nhận thấy để hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ trên truyền hình có đảm bảo hiệu quả và có tính lan tỏa cao thì cần:

Trước hết, xác định rõ đối tượng truyền thông chủ đạo. Tùy theo tiêu chí của từng chương trình truyền hình về khoa học và công nghệ, đối tượng khán giả óc thể là nhà quản lý, nhà khoa học, sinh viên,…hoặc đông đảo khán giả. Đây là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong hoạt động truyền thông, đặt biệt là truyền thông về khoa học và công nghệ. Từ việc xác định đối tượng, có thể xác định được thị hiếu, xu hướng tiếp nhận thông tin, cách thức tiếp cận khán giả của chương trình để đảm bảo tính hấp dẫn và hiệu quả của chương trình.

Ví dụ nếu là một chương trình truyền hình cung cấp kiến thức khoa học cho bà con dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa mà lại rập khuôn, sử dụng những từ ngữ khoa học khó hiểu thì sẽ lập tức gây hiệu ứng ngược, có thể lần sau họ không xem chương trình nữa, vì xem cũng không hiểu gì. Vì thế, muốn làm được một chương trình hay và hấp dẫn cho bà con dân tộc, thì điều đầu

tiên là phóng viên phải có những kiến thức cơ bản về đời sống của họ để truyền đạt những thông tin thực sự đi vào lòng người, để họ hiểu và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin khoa học và công nghệ của bà con. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ mục tiêu truyền thông, chủ đề phù hợp và lựa chọn nhân vật xuất hiện trong chương trình. Một việc hết sức quan trọng với người làm chương trình khoa học và công nghệ trên truyền hình là cần phải tăng tính tương tác với khán giả, tích cực ghi nhận ý kiến phản hồi của khán giả để rút kinh nghiệm và trả lời thỏa đáng.

Có thể nói, quá trình truyền thông về khoa học và công nghệ qua truyền hình phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng được một chương trình truyền hình thành công. Điều này có nghĩa là người làm truyền hình bao gồm tổ chức sản xuất, biên tập, phóng viên, quay phim, kỹ thuật phải là những người thực sự có kiến thức, am hiểu về lĩnh vực khoa học và công nghệ. Họ có khả năng chuyển tải những tri thức về khoa học và công nghệ bằng hình ảnh và âm thanh một cách sinh động, hấp dẫn với khán giả. Việc tiếp cận với các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực này sẽ góp phần giúp người làm khoa học, các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực này sẽ góp phần giúp người làm truyền hình về khoa học và công nghệ có sự hiểu biết và cách tiếp cận khán giả hiệu quả hơn.

Luận văn chắc chắn sẽ còn một số hạn chế về phương pháp nghiên cứu khoa học. Song trong khả năng của mình, tác giả đã nghiêm túc nghiên cứu để đưa ra được những đánh giá tổng quan nhất về bức tranh truyền thông khoa học và công nghệ trên truyền hình hiện nay thông qua hai chương trình Bảy ngày công nghệ VTV2 và Công nghệ và Đời sống VTV1. Hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định góp phần hoàn thiện hơn hoạt động truyền thông về khoa học công nghệ trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng.

Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia, những phóng viên, biên tập phụ trách chương trình và các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến khoa học và công nghệ để tác giả học hỏi, rút kinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo.

***********************

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Huyền, giảng viên hƣớng dẫn đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Xin cảm ơn Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam, Lãnh đạo Phòng Công nghệ - Ban Khoa giáo, Lãnh đạo Phòng Văn hóa - Ban Thời sự, các phóng viên, biên tập viên phụ trách chƣơng trình khoa học và công nghệ cùng các thầy, cô giáo đã giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Thông tin và truyền thông (2012), Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, tập II, Nxb Thông tin và Truyền thông.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2013), KH&CN Việt Nam 2013, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

3. Cục Thông tin KH&CN quốc gia, Bộ KH&CN (2010), Khoa học & Công nghệ thế giới – Xu thế đổi mới sáng tạo, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Dương Xuân Sơn (2011), Giáo trình báo chí truyền hình, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Dương Xuân Sơn (chủ biên) (2011), Cơ sở lý luận Báo chí truyền thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Đài Truyền hình Việt Nam (3000), Kỷ yếu 30 năm xây dựng và trưởng thành.

7. Đài Truyền hình Việt Nam (2015), 45 năm Đài Truyền hình Việt Nam 8. Đào Bá Cung (dịch năm 2013), Khoa học và thách thức của thế kỷ 21,

NXB Tri thức.

9. Đinh Thị Thúy Hằng (2008), Báo chí thế giới & xu hướng phát triển, NXB Thông tấn.

10. Đinh Văn Hường (2006), Tổ chức và hoạt động tòa soạn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Hoàng Đình Cúc và Đức Dũng (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Lý luận chính trị.

12. Khoa Báo chí (2005), Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học KHXH&VN, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Lê Thanh Bình, Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản(2004), Nxb Chính trị Quốc gia.

14. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp Đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia.

15. Nguyễn Văn Dững (2012), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Lao động.

16. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí truyền thông hiện đại từ hàn lâm đến đời thường, Nxb Lao động.

17. Nguyễn Văn Dững (2012), Báo chí và dư luận xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Dững (2006), Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

19. Nguyễn Văn Hà (2011), Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM.

20. Phạm Thành Hưng (2007), thuật ngữ báo chí – truyền thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Trần Bảo Khánh (2003), Sản xuất chương trình truyền hình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

22. Trần Hữu Quang (2000), Chân dung công chúng truyền thông, Nxb Tp.HCM.

23. Trần Hữu Quang (2008), Xã hội học truyền thông đại chúng, Đại học Mở Tp.HCM.

24. Trần Hữu Quang (2006), Xã hội học báo chí, Nxb Trẻ.

25. Tạ Ngọc Tấn (2006), Truyền thông đại chúng, Nxb Văn hóa Thông tin 26. Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học Báo chí với Truyền thông

KH&CN (2013), Nxb Khoa học và Kỹ thuật.

27. Vũ Cao Đàm (2011), Một số vấn đề về quản lý KH&CN ở nước ta, NbB Khoa học và Kỹ thuật.

28. Vũ Đình Hòe (Chủ biên) (2000), Truyền thông đại chúng trong công tác lãnh đạo và quản lý, Nxb Chính trị quốc gia.

Tài liệu Tiếng Anh

30. Anders Hansen (2010), Environment, Media and Communication 31. Massimiano Bucchi (1998), Science and the Media

32. Martin W. Bauer, Massimiano Bucchi (2007), Journalism, Science and Society: Science Communication Between News and Public Relations

Các website 33. http://books.google.com.vn/books?id=3a8DcmkWwAwC&hl=vi&sour ce=gbs_book_similarbooks 34. http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/cacchuongtrinhkh oahocvacongnghe 35. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Dat-truyen-thong-ve-khoa-hoc- cong-nghe-vao-dung-vi-tri/20131/158830.vgp 36. http://www.most.gov.vn/Desktop.aspx/Gioi-thieu/Co-cau-to- chuc/TRUNG_TAM_NGHIEN_CUU_VA_PHAT_TRIEN_TRUYEN _THONG_KHOA_HOC_VA_CONG_NGHE/ 37. http://www.nistpass.gov.vn/vi/tin-tuc/chien-luoc-chinh-sach/1156- truyen-thong-phan-tat-yeu-cua-phat-trien-khoa-hoc-va-cong-nghe 38. http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh-08-2014-ND-CP-huong- dan-Luat-Khoa-hoc-va-Cong-nghe-vb220224.aspx Các văn bản chỉ thị của Chính phủ

39. Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

40. Nghị quyết 46/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW

41. Luật KH&CN 2013, Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011 – 2020

BIỂU ĐỒ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT CÁC CHƢƠNG TRÌNH

Thể loại báo chí về khoa học và công nghệ trên chương trình Công nghệ và Đời sống VTV1

Tin 113

Phóng sự 169

phỏng vấn, tọa đàm 30

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 114 - 144)