Về đào tạo và nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 111 - 113)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

3.3. Giải pháp

3.3.3. Về đào tạo và nhân lực

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên phụ trách khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có chương trình đào tạo riêng về kiến thức khoa học và công nghệ thường niên. Song để thực sự có được đội ngũ phóng viên, biên tập viên mạnh về số lượng và tác nghiệp hiệu quả cao về lĩnh vực khoa học và công nghệ, Đài Truyền hình Việt Nam cũng như các phòng, ban chức năng cùng ekip sản xuất luôn tổ chức các khóa học và tự học.

Theo lãnh đạo Ban Khoa giáo thì: “Chúng tôi luôn có sự hỗ trợ tốt nhất

để tất cả phóng viên, biên tập viên, không chỉ riêng phóng viên, biên tập phụ trách lĩnh vực KH&CN luôn có được điều kiện tác nghiệp tốt nhất, có các nền tảng hỗ trợ cần thiết , có các khóa học để nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó luôn sáng tạo, phát hiện và đưa những thông tin bổ ích, thú vị đến khán giả”.

Có cùng ý kiến như trên, lãnh đạo phòng Văn hóa, Ban Thời Sự chia sẻ: “Ban Thời sự luôn có kế hoạch để tập huấn cho phóng viên, biên tập viên

chung của toàn Ban chứ không riêng gì phóng viên Công nghệ. Ban đã liên kết với Trung tâm Đào tạo của Đài mở nhiều lớp tập huấn các kĩ năng nâng cao chất lượng phóng sự, cũng như cách tiếp cận và khai thác các khía cạnh khác nhau của đề tài. Phóng viên Công nghệ và Đời sống cũng đã tham gia nhiều lớp học bổ ích này, từ đó chất lượng phóng sự cũng như chuyên mục đã được nâng cao. Ngoài ra thì bản thân các Phóng viên, Biên tập viên cũng đã tự mình nỗ lực nâng cao khả năng của chính mình. Khai thác các đề tài về chính sách khoa học, công nghệ, các đề tài nghiên cứu… ở khía cạnh dễ hiểu, sao cho có thể tiếp cận được với nhiều đối tượng khán giả nhất.”

Những người sản xuất chương trình mà cụ thể là phóng viên, biên tập viên truyền hình phải có kiến thức về khoa học và công nghệ và những phóng viên, biên tập viên này còn cần phải có kỹ năng tác nghiệp báo chí chuyên nghiệp về khoa học và công nghệ.

Trang bị kiến thức chuyên ngành chuyên sâu không phải để nhà báo hoạt động chuyên môn về lĩnh vực đó, mà đó là con đường dẫn các nhà báo tới nguồn tin nhanh hơn, tìm ra bản chất của sự kiện, vấn đề để đưa tin, phân tích và giải thích thuyết phục công chúng. Công chúng báo chí về lĩnh vực khoa học và công nghệ sẽ là những người thẩm định nguồn tin chính xác nhất. Bởi, họ là những người có kiến thức chuyên ngành khoa học và công nghệ.

Điều quan trọng là mỗi nhà báo tự mình tìm ra được phương pháp tiếp cận cáckiến thức về lĩnh vực khoa học và công nghệ để phục vụ hoạt động sáng tạo tác phẩm và sản phẩm báo chí có hiệu quả.

Trao đổi với tác giả luận văn về việc nâng cao năng lực chuyên môn về khoa học và công nghệ của phóng viên phụ trách chương trình, ông Phạm Việt Tiến – Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam chia sẻ: “Ý thức tự học hỏi,

trau dồi của phóng viên là rất cần thiết cho nâng cao hiệu quả chương trình. Công nghệ thì thay đổi hàng ngày, dù mình có làm chương trình hay đến đâu đi nhưng nếu bản thân mình không chịu học hỏi, không chịu thay đổi, không tiếp thu cái mới thì chương trình ấy vẫn không thể hiện được cái “hồn” của khoa học và công nghệ”.

Lãnh đạo Phòng Công nghệ, Ban Khoa giáo cho biết: “Thường kì,

phóng viên, biên tập viên luôn có buổi họp với trưởng phòng, từ đó đề xuất các đề tài, cách thể hiện nội dung và vướng mắc của mình trong quá trình tác nghiệp. Dựa trên nhu cầu đó, Phòng sẽ đề đạt với Ban hoặc chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ và mời những chuyên gia, các phóng viên, biên tập viên kì cựu, tham gia trao đổi kinh nghiệm thêm với nhóm. Tuy nhiên, với đặc thù là một nhóm sản xuất tin tức, thời gian tập trung đầy đủ cả nhóm là không nhiều vì mỗi thành viên đều có những kế hoạch ghi hình riêng để đảm bảo phát sóng, tôi đề cao yếu tố tự học hỏi, chủ động trau dồi ở mỗi phóng viên, biên tập”

Yếu tố góp phần quan trọng vào hiệu quả truyền thông khoa học và công nghệ chính là kỹ năng tác nghiệp báo chí của phóng viên trong lĩnh vực

này. Bên cạnh đó, rất cần sự gắn kết giữa các nhà khoa học với những người làm chương trình truyền hình. Người làm chuyên môn phải chủ động cung cấp thông tin và những người làm truyền hình cũng chủ động đến với nhà khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 111 - 113)