Hạn chế của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 50 - 53)

1.1 .Khái niệm cơ bản về truyền thông khoa học và công nghệ

1.3.2. Hạn chế của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ

giả có thể gọi điện, gửi mail hỏi thêm về các thông tin công nghệ đối với những phát minh, sáng chế mới. Hoặc có thể trực tiếp nhắn tin hỏi nếu như đó là chương trình tọa đàm trực tiếp với các chuyên gia, các nhà khoa học. Biên tập viên sẽ có trách nhiệm biên tập trước khi chuyển đến chuyên gia. Song hoạt động này hiện nay vẫn còn chưa phổ biến, tính tương tác vẫn chủ yếu qua gọi điện thoại và gửi email.

1.3.2 Hạn chế của truyền hình về truyền thông khoa học và công nghệ nghệ

Nội dung truyền thông về khoa học và công nghệ chưa đa dạng, chưa sâu sát, chưa gắn liền với thực tế. Hiện nay, hầu hết các sản phẩm, tác phẩm báo chí hướng tới giới thiệu công nghệ mới, các mảng nội dung như phân tích, phản biện, phát hiện các nhân tổ tích cực trong khoa học và công nghệ trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu vốn có của nó. Tỷ lệ cao là các bài biên dịch từ các trang thông tin điện tử, báo nước ngoài. Thiếu vắng những bài viết mang tính phát hiện, có khả năng tác động mang giá trị can thiệp xã hội, nhằm tác động với hiệu lực và hiệu quả cao. Hạn chế này bởi hầu hết các nhà báo chuyên viết về mảng khoa học và công nghệ còn mỏng về số lượng, chưa đều về chất lượng, với tỷ lệ không nhỏ chưa được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này.

Hình thức thể hiện chưa phong phú, nhiều chương trình còn khô cứng. Một nhà báo chuyên phụ trách khoa học và công nghệ nhiều năm nay đã từng chia sẻ trong Hội nghị khoa học Báo chí với truyền thông Khoa học và công nghệ năm 2013: “Qua gần 30 năm trong nghề chúng tôi thấy rằng có ba trở

ngại khi viết bài về lĩnh vực khoa học và công nghệ, đó là: khó, khô, khổ. Khó: Nhà báo phải hiểu bản chất khoa học của vấn đề, thuật ngữ khoa học,

phải lý giải những điều khó hiểu thành những điều dễ hiểu. Khô: Số liệu nhiều, thuật ngữ mới lạ không phải bạn đọc nào cũng am hiểu. Khổ: Cũng như nhiều lĩnh vực khác, phóng viên viết về khoa học và công nghệ phải lăn lộn cuộc sống, tìm hiểu, điều tra, học hỏi mới hòng tìm ra bản chất sự việc, vấn đề”12. Và với truyền thông khoa học và công nghệ trên truyền hình thì đây thực sự là những hạn chế lớn, bởi hiểu được vấn đề rồi, thì với đặc trưng là thể hiện bằng hình ảnh, nên không thể chỉ nói khơi khơi, mà ngay khi bắt đầu lên kịch bản chương trình, phóng viên, biên tập viên phải ngay lập tức vạch ra trong đầu một khuôn chương trình, coi mình là khán giả xem mình sẽ muốn xem gì nhất và với những hình ảnh như thế này thì có thể hiểu được hay không, đã “đúng và trúng” hay chưa, hiệu quả truyền thông có tốt hay không? Truyền hình khác với báo in là truyền đạt bằng hình ảnh và âm thanh, và chính âm thanh, hình ảnh này sẽ dễ dàng trôi đi trong khoảnh khắc, do vậy, nói như thế nào, làm như thế nào để chương trình ở lại lâu nhất với khán giả, đặc biệt là các chương trình chuyên biệt về khoa học và công nghệ vốn dĩ khô khan và nhiều thuật ngữ khoa học mới lạ.

Có thể nói, để có được một chương trình hay, hấp dẫn về khoa học và công nghệ trên truyền hình là một điều không hề dễ dàng, nhất là đối với những chương trình khoa học trừu tượng.

12 Bộ Khoa học và Công nghệ: Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học đổi mới về cơ chế chính sách khoa học và công nghệ và truyền thông khoa học và công nghệ, 2014

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương một, tác giả đã đưa ra khái niệm cụ thể về khoa học, công nghệ và truyền thông về khoa học và công nghệ. Từ đó, phân tích một cách rõ ràng về chủ thể truyền thông khoa học và công nghệ, cũng như những nội dung, phương thức truyền thông và công chúng của các chương trình truyền thông về khoa học và công nghệ.

Bên cạnh đó cũng đã đưa ra những nội dung cơ bản nhất về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực khoa học và công nghệ, trong đó nhiều văn bản pháp luật khẳng định cần đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của khoa học và công nghệ. Đây chính là hành lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ, nhằm thông tin, quảng bá, hướng dẫn và thông tin, tạo cơ chế phản biện xã hội về kết quả ứng dụng công nghệ mới. Từ đó, có thể thấy rằng, truyền thông khoa học và công nghệ trên báo chí, đặc biệt trên truyền hình cần tăng cường thông tin truyền thông khuyến khích – thúc đẩy ứng dụng công nghệ sách – hướng tới các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, tăng cường vai trò giám sát và phản biện xã hội trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ, vì một nền kinh tế xã hội phát triển bền vững, trong đó luôn hướng tới mục tiêu vì con người, phục vụ con người.

Trên cơ sở đó, truyền hình bằng những sản phẩm với những ưu điểm riêng của mình, truyền hình về khoa học và công nghệ đã thông qua việc tác động trực tiếp vào sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi của toàn xã hội. Mặc dù còn một số hạn chế, song truyền thông về khoa học và công nghệ trên sóng truyền hình đã có hiệu quả rõ ràng, tác động mạnh mẽ vào cả hệ thống chính sách pháp luật, đồng thời góp phần định hướng dư luận xã hội nhằm tăng cường đầu tư xã hội vào những lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC CHƢƠNG TRÌNH VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thông về khoa học công nghệ trên đài truyền hình việt nam (khảo sát chương trình công nghệ đời sống trên VTV1 và bảy ngày công nghệ trên VTV2 năm 2014) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)