Phật giáo đối với đạo đức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 28 - 35)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1. Những đóng góp chính

2.1.1 Phật giáo đối với đạo đức

Đạo đức là một hình thái, ý thức xã hội bao gồm một hệ thống những quy tắc, những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con ngƣời trong quan hệ với nhau, và trong quan hệ với xã hội. Theo giáo sƣ Trần Văn Giàu thì giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam có thể tóm tắt thành mấy chữ: “yêu nƣớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thƣơng ngƣời, vì nghĩa”. Theo những quan niệm này, thì Phật giáo có nhiều giá trị đạo đức tƣơng đồng và giữa chúng có sự ảnh hƣởng, thẩm thấu lẫn nhau. Đó là đạo đức Phật giáo đã đóng góp ít nhiều cho giá trị đạo đức truyền thống xã hội, tạo cho con ngƣời Việt Nam một sức mạnh để sống và tồn tại.

Vai trò của Phật giáo đối với ngƣời dân Thanh Hoá trên phƣơng diện đạo đức đƣợc biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau vừa mang tính chất phong phú, lại khẳng định những giá trị rõ ràng và có ý nghĩa sâu sắc. Tƣ tƣởng cứu khổ, cứu nạn, từ bi hỉ xả, vô ngã vị tha của đạo Phật đã ăn sâu và bám rễ trong đời sống và đƣợc nhân dân Thanh Hoá, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, đứng trƣớc những khó khăn và thử thách, họ luôn lấy tinh thần đoàn kết, yêu thƣơng, đùm bọc lẫn nhau làm cốt lõi, nền tảng, làm sợi dây gắn bó nhau để cùng chống chọi với thiên tai địch họa, với mọi kẻ thù xâm lƣợc, từng bƣớc ổn định và xây dựng cuộc sống. Do vậy, truyền thống yêu nƣớc sâu sắc chính là một trong những yếu tố tạo nên nền tảng đạo đức của ngƣời dân xứ Thanh, đồng thời nó cũng chính là nét đẹp trong tính cách của ngƣời dân nơi đây.

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Thanh Hóa là một trong những tỉnh đóng góp nhiều sức ngƣời sức của, góp phần giải phóng dân tộc, giành độc lập về cho đất nƣớc. Điều này đƣợc minh chứng qua hai cuộc kháng chiến chống thực

dân Pháp và chống đế quốc Mỹ. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với lòng yêu nƣớc nồng nàn, quân và dân Thanh Hóa vừa chiến đấu vừa sản xuất để cung cấp lƣơng thực, thực phẩm quân trang quân phục cho chiến trƣờng. Tinh thần xả thân chiến đấu ngoan cƣờng của cán bộ, chiến sĩ lực lƣợng vũ trang Thanh Hóa trên mặt trận là biểu tƣợng tốt đẹp rực sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Tấm lòng yêu nƣớc và hy sinh vì dân tộc của nhân dân Thanh Hóa đƣợc thể hiện cụ thể qua sự chiến đấu kiên cƣờng, không sợ hy sinh đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tuyên dƣơng danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang nhân dân nhƣ: Anh hùng liệt sĩ Trần Đức (xã Hải Yến, huyện Tĩnh Gia), anh hùng liệt sĩ Lê Công Khai (xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa), anh hùng liệt sĩ Trƣơng Công Man (xã Cẩm Phong, huyện Cẩm Thủy), anh hùng Lò Văn Bƣờng (xã Xuân Lẹ, huyện Thƣờng Xuân)... Tiêu biểu là anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diện, Tiểu đội trƣởng Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn pháo cao xạ 367, quê xã Nông Trƣờng, huyện Nông Cống đã lấy thân mình cứu pháo không để rơi xuống vực thẳm. Với chiến thắng Điện Biên Phủ tạo, quân và dân Thanh Hóa mãi mãi xứng đáng với lời biểu dƣơng khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi Ngƣời về thăm năm 1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó” [63]. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quân và dân Thanh Hóa một lần nữa lại kiên cƣờng chiến đấu anh dũng, không sợ khó khăn gian khổ, không sợ hy sinh góp phần vào công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Điều này đƣợc minh chứng rõ nét qua “chiến thắng Hàm Rồng” lịch sử. Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đƣờng sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Với tầm lòng yêu nƣớc quyết tâm giữ vững cầu Hàm Rồng, quân và dân Thanh Hóa đã chiến đấu anh dũng không sợ hy sinh, gian khổ, nhiều tấm gƣơng đƣợc ca ngợi và đƣợc sử sách ghi chép lại nhƣ nhƣ nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển và Nguyễn Thị Hằng…Với những thành quả đạt đƣợc qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã minh chứng cho tấm lòng yêu nƣớc của nhân dân Thanh Hóa, đồng

thời cũng nói lên yếu tố đạo đức của ngƣời dân Thanh Hóa trong mối quan hệ với dân tộc, với đất nƣớc bị lâm nguy bởi giặc ngoại xâm.

Bên cạnh đó, với phƣơng châm giúp ngƣời, cứu đời, Phật giáo Thanh Hóa luôn cùng với nhân dân vƣợt qua mọi gian khó, thể hiện bản chất đạo đức tốt đẹp, cũng nhƣ tính hƣớng thiện. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Phật giáo Thanh Hoá, đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của dân tộc, nhiều ngôi chùa tỉnh Thanh đã trở thành chỉ huy sở, căn cứ nuôi giấu cán bộ, nơi tập kết lƣơng thực thực phẩm, đạn dƣợc và cũng là nơi nuôi dƣỡng ban đầu cho bộ đội, dân quân bị thƣơng, nhƣ chùa Mật Đa, chùa Đại Bi, chùa Đông Tác (Thành phố Thanh Hóa), chùa Đô Mỹ, chùa Trần(Hà Trung, Thanh Hóa), chùa Vĩnh Thái(Nông Cống, Thanh Hóa) ...Trong các cuộc chiến đấu ác liệt, đã có không ít các nhà sƣ tự nguyện “cởi áo cà sa, khoác chiến bào” dấn thân vào bom đạn, góp sức đấu tranh giành độc lập nƣớc nhà; các Tăng Ni Phật tử cũng đã không quản ngại gian khổ, dành trọn tình thƣơng và lòng nhiệt tình chăm sóc anh em bộ đội, quân dân bị thƣơng, dỡ nhà làm hầm cho anh em bộ đội, dân quân trú ẩn, lấy cánh cửa chùa để làm cáng cứu thƣơng… Các Tăng Ni Phật tử nhƣ nữ sƣ Thích Nữ Đàm Xuân, Đàm Duyên, Đàm Hiên, Hòa thƣợng Thích Thanh Trình, Hoà Thƣợng Thích Thanh Cầm, … đều có công lao to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Sự đóng góp, hy sinh của các nhà sƣ Thanh Hóa đã để lại tiếng thơm cho đời và là tấm gƣơng sáng cho các thế hệ sau học tập noi theo. Sự hy sinh ấy từng đƣợc nhà thơ Cù Huy Cận ca ngợi trong bài thơ ông làm tại chùa Mật Đa trong một lần về Thanh Hóa:

“Cởi áo cà sa, ký lên Tam bảo

Xông pha chiến trƣờng, giết giặc lập công”

Phát huy truyền thống cao đẹp đó, trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nƣớc hiện nay, lòng yêu nƣớc, yêu thƣơng dân tộc đƣợc nhân dân Thanh Hóa nói chung và các Tăng Ni phật tử Thanh Hóa nói riêng thể hiện qua việc thực hiện lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đội ngũ Tăng Ni Phật tử trong tỉnh trong những năm qua luôn tích cực hƣởng ứng tham gia và thực hiện có hiệu

quả các phong trào thi đua yêu nƣớc, nhƣ: các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí... Từ các phong trào này, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình, điển hình tiên tiến đƣợc nhân rộng trên các lĩnh vực đời sống xã hội của tỉnh nhà. Các Tăng Ni Phật tử đều hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chấp hành đúng chủ trƣơng đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nƣớc, phát triển kinh tế nhằm cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Phật tử, tự làm giàu cho mình, đồng thời làm giàu cho xã hội; thực hiện đúng tinh thần “Đạo pháp - dân tộc - xã hội chủ nghĩa”, tham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là hoạt động từ thiện, sẵn sàng cƣu mang và giúp đỡ những ngƣời hoạn nạn, khó khăn, góp phần giữ vững ổn định trật tự xã hội.

Tình yêu đất nƣớc đƣợc gắn liền với yêu quê hƣơng làng xóm. Tình cảm yêu quê hƣơng, làng xóm đã trở thành một tình cảm thiêng liêng đối với ngƣời dân quê Thanh. Là một trong những miền quê nghèo, luôn phải gánh chịu nhiều thiên tai lũ lụt, nên ngƣời dân Thanh Hoá luôn sẵn sàng “đồng cam, cộng khổ”, “chia ngọt sẻ bùi” với những ngƣời xung quanh mình, đoàn kết nhau trên mọi phƣơng diện để cùng chống trọi với tự nhiên. Điều đáng nói là, càng trong gian khổ khó khăn, ngƣời dân Thanh Hoá càng sống nhân ái, thủy chung. Những mất mát bởi thiên tai, bão lụt, mất mùa... càng làm sáng ngời tình tƣơng thân, tƣơng ái của họ. Sự đùm bọc lẫn nhau trong những hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, là một trong những nghĩa cử cao đẹp của tình làng, nghĩa xóm, đƣợc ngƣời dân Thanh Hoá giữ gìn và không ngừng đƣợc bồi đắp sau khi thấm nhuần những giáo lý nhà Phật, nó đƣợc thể hiện trong những hành động, nghĩa cử cao đẹp nhƣ ủng hộ đồng bào bão lụt, chăm sóc ngƣời già, ngƣời neo đơn, bệnh tật, giúp đỡ ngƣời nghèo, ngƣời hoạn nạn, xây dựng nhà tình nghĩa, bếp ăn tình thƣơng… và đƣợc minh chứng qua những con số cụ thể: chỉ trong 5 năm (từ năm 2008 đến năm 2013) , toàn dân trong tỉnh đã đóng góp và ủng hộ trên 9.400 triệu đồng cho quỹ “Mái ấm công đoàn - hỗ trợ đoàn viên”; Liên đoàn lao động tỉnh đã hỗ trợ làm 287 nhà cho các gia đình nghèo trị giá

4.447 triệu đồng, thăm và tặng 289 suất quà trị giá 298 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Trích ngân sách hoạt động công đoàn tỉnh 120 triệu đồng xây nhà cho 8 hộ nghèo tại 4 huyện miền núi và 110 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị bão, lụt. Thông qua Quỹ Tấm lòng vàng – Báo Lao động hỗ trợ 15 gia đình xây dựng nhà mới (trị giá 225 triệu đồng)... [64]. Từ những con số cụ thể này, chúng ta có thấy, lối sống có tình, có nghĩa, có đạo đức, làm điều tốt, điều thiện không còn xa lạ đối với ngƣời dân Thanh Hoá, mà ngƣợc lại đã trở thành chuẩn mực đạo đức của ngƣời dân quê Thanh. Đây thực sự là giá trị đạo đức hết sức quý báu, đƣợc phát huy từ truyền thống dân tộc, đƣợc vun đắp bởi những giá trị tốt đẹp của giáo lý nhà Phật, góp phần hình thành nên nhân cách và lối sống của ngƣời dân Thanh Hoá, đồng thời làm giàu thêm nền văn hóa truyền thống dân tộc.

Mặc dù đối với nhiều ngƣời dân Thanh Hoá nói chung, Phật tử nói riêng, những giáo lý của nhà Phật nhƣ “Tứ diệu đế”, “Ngũ giới”, “Thập giới”, “Bát chính đạo”… có phần cao siêu, thần bí và khó hiểu đối với họ. Họ thậm chí có thể không biết cặn kẽ và thấu đạt những thuyết “nghiệp báo”, “luân hồi”.., nhƣng với tình yêu quê hƣơng làng xóm nói trên, đã hun đúc cho họ những tình cảm đạo đức yêu thƣơng và đức thiện nhƣ những gì Phật dạy. Do sự tƣơng đồng trong tình cảm nảy sinh từ trong cuộc sống với những giáo lý của Phật giáo, mà họ đã tin vào những luân lý đạo đức của Phật giáo và xem đó nhƣ là những chuẩn mực trong đối nhân xử thế. Họ tin rằng “ở hiền thì sẽ gặp lành” và “ở ác thì sẽ tan tành nhƣ ma”. Họ cũng tin vào sự khuyến thiện, trừng ác, họ lo tu tập để tạo nhiều công đức, lo giữ giới, ăn chay, lo làm điều thiện. Do đó họ đã “tự giác”, tự nguyện “giác tha” theo lời Phật dạy rằng: “Lấy oán trả oán, oán oán chồng chất, lấy ân trả oán, oán tự tiêu tan”, và chủ trƣơng “muốn hạnh phúc và tốt lành hãy hƣớng tới cái thiện, hãy làm nhiều việc nghĩa. Muốn công danh và sự nghiệp thành đạt phải quan tâm học hành rèn luyện” [62]. Hiểu và nắm rõ những chân lý, những tƣ tƣởng này của đạo Phật, trong quá khứ cũng nhƣ hiện tại, ngƣời Thanh Hóa luôn hƣớng đến cái thiện, việc nghĩa, không ân ân, oán oán, hận thù chồng chất… Với thuyết “nghiệp báo luân hồi”, ngƣời dân Thanh Hóa không tin vào định mệnh, họ tin ở “nghiệp”, họ hiểu

rằng: con ngƣời làm chủ lấy “nghiệp” của mình, làm chủ những hành động của mình chứ không có lực lƣợng siêu nhiên, huyền bí nào đó định đoạt đƣợc số phận của mình. Vì thế, ngƣời dân Thanh Hóa luôn tự chủ trên tinh thần “đại bi”, “đại trí”, thƣơng ngƣời và tự cứu lấy mình, cứu ngƣời. Đây là quan điểm chủ động, không trông chờ ỷ lại số phận, chủ động xây dựng lấy cuộc sống của chính mình, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, sống trong sạch, giản dị. Tinh thần này, đƣợc ngƣời dân Thanh Hóa thể hiện rõ nét nhất qua việc làm lập nhiều đền miếu tế tự các vong linh, những ngƣời đã ngã xuống trong nội chiến Nam Bắc triều (chiến tranh Lê – Mạc) ở thế kỷ XV. Sau này, qua hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Thanh Hóa một lần nữa chịu cảnh đẫm máu trên chiến trƣờng khốc liệt, biết bao nhiêu sinh linh bị đổ máu, thƣơng vong. Thấm nhuần tƣ tƣởng từ bi, không ân ân oán oán của đạo Phật, ngƣời Thanh Hóa đã không phân biệt Chính – tà, Ta – địch, nếu thấy có ngƣời tử nạn là mang đi chôn cất tử tế. Những nghĩa cử cao đẹp này không phải ai cũng làm đƣợc, không phải địa phƣơng nào cũng thể hiện đƣợc. Để làm đƣợc những điều này, phải có tấm lòng từ bi, nhân hậu, trong tâm không ân ân oán oán. Có lẽ, do Thanh Hóa là một tỉnh chịu ảnh hƣởng sâu sắc đạo Phật mới tạo nên cho con ngƣời Thanh Hóa tính cách cao cả ấy.

Không chỉ đề xƣớng các giá trị đạo đức, Phật giáo Thanh Hóa còn nhấn mạnh sự tu dƣỡng đạo đức. Đạo đức Phật giáo có giá trị khuyến thiện và hƣớng thiện. Chúng ta đều biết, trong cuộc sống hiện nay, sau một số năm đổi mới đất nƣớc, sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, cùng với quá trình mở rộng quan hệ giao lƣu quốc tế, đã dần dần đƣa đất nƣớc ta vào thế ổn định và phát triển. Nhƣng bên cạnh đó, nhiều hiện tƣợng tiêu cực cũng theo đó mà nảy sinh, những hiện tƣợng tham nhũng, trộm cắp, cờ bạc, mại dâm và chủ nghĩa thực dụng, sống gấp đang ngày càng phát triển… Để giải quyết đƣợc các hiện tƣợng tiêu cực này đòi hỏi một quá trình lâu dài và sự đóng góp của toàn xã hội. Ở góc độ Phật giáo, thì đó là sự phát huy ý nghĩa thiết thực của các giáo lý “ngũ giới”, “bát giới”, “thập giới”… , các biện pháp nhấn mạnh tu dƣỡng đạo đức và khuyên răn giữ gìn đạo đức này có

tác dụng vƣợt xa luân lý của những ngƣời không theo đạo. Sức mạnh chi phối của đạo đức Phật giáo trƣớc hết là trong hàng ngũ các tín đồ. Tăng Ni Phật tử luôn tin rằng nếu phạm giới họ sẽ bị quả báo ở kiếp sau, muốn đƣợc lên cõi niết bàn thì con ngƣời cần giữ trọn các điều răn và chăm lo việc làm thiện, “từ bi - hỷ xả”, “vô ngã vị tha” để cứu khổ, cứu nạn. Về thực chất, đây cũng chính là những nguyên tắc đạo đức đƣợc hình thành nên từ những yêu cầu của cuộc sống xã hội mà Phật giáo nắm bắt đƣợc và vận dụng vào mục đích của mình. Vì vậy, thực hiện đạo đức “với Phật giáo là điều kiện giải thoát, nhưng với xã hội có cuộc sống yên bình, có quan hệ lành mạnh, cục diện mà xã hội phát triển nào cũng mong đạt được.” [55. Tr 50]. Những giá trị tốt đẹp của đạo đức Phật giáo là cầu nối cho Phật giáo dễ dàng thấm nhuần vào trong lòng ngƣời dân Thanh Hóa, góp phần xây dựng và bồi đắp tình cảm đạo đức trong mỗi con ngƣời nơi đây, tạo nên một chủ nghĩa nhân đạo tích cực, và là một nhân tố bền vững trong nhân sinh quan của ngƣời dân quê Thanh. Đặc biệt, họ luôn chú trọng xây dựng đạo đức trên nền tảng gia đình, vì theo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)