Kiến trúc điêu khắc chùa Đót Tiên (Du Xuyên, Thanh Hải, Tĩnh Gia,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 77 - 79)

5. Cấu trúc của luận văn:

3.2. Phật giáo đối với kiến trúc, điêu khắc chùa chiền

3.2.3. Kiến trúc điêu khắc chùa Đót Tiên (Du Xuyên, Thanh Hải, Tĩnh Gia,

Gia, Thanh Hóa)

Chùa Đót Tiên (tên gọi khác là Đót Tiên Tự) nằm trên sƣờn núi Tiên, làng Du Xuyên, cửa Bạng (nay thuộc làng Thanh Nam, xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá). Về lịch sử ra đời của chùa, cho đến nay chƣa có một cứ liệu nào ghi chép một cách cụ thể về thời gian dựng chùa. Nhƣng qua khảo sát nghiên cứu một số hiện vật còn lƣu lại ở chùa nhƣ: chuông cổ, văn bia “hậu Phật bi ký”, tƣợng cổ, lƣ hƣơng…thì có thể khẳng định, chùa Đót Tiên là một ngôi chùa cổ có từ thời Lê và đã qua nhiều lần tu bổ, kiến trúc cũ còn lại hiện nay chủ yếu kiến trúc thời Nguyễn.

Chùa Đót Tiên có cấu trúc theo hình chữ Đinh, gồm năm gian tiền đƣờng (với thích thƣớc 13,50m x8,40m), và hai gian hậu cung (kích thƣớc 6.30m x6.10 m)

của chùa là nơi bài trí tƣợng Phật. Hai bên đầu đốc phía trƣớc nhà tiền đƣờng là hai cột nanh cao kiểu lồng đèn, phía trƣớc sân thƣợng và sân dƣới liền kề (xây dật cấp theo tốc độ của núi) rộng tới 16 m. Trƣớc chùa có bia đá và nhà che bia hình lục giác cấu trúc hai tầng mái. Song song với chính điện là phủ mẫu, hƣớng mặt về phía sông cửa Bạng. Phủ Mẫu cũng có cấu trúc chữ “Đinh” giống chùa Đót Tiên. Trong phủ có cấm cung thờ Liễu Hạnh công chúa từ thời Cảnh Hƣng (đây là cấm cung cổ nhất hiện nay ở Thanh Hoá), trong cung còn thờ hai sắc phong thời Khải Định. Về nột thất chùa, ở nhà tiền đƣờng ngoài Hội Đồng ở gian giữa, hai gian đầu đặt hai tƣợng Hộ pháp cỡ lớn hơn cả tƣợng Phật, đƣợc tạc bằng đất và giấy bản. Bên trong hậu cung là bệ tam cấp kéo dài từ trong ra ngoài là nơi bài trí 26 pho tƣợng Phật theo thứ tự Tam thế, Adiđa và các pho tƣợng Phật khác, các tƣợng đều đƣợc làm bằng gỗ với kích thƣớc lớn nhỏ khác nhau. Đây đều là những pho tƣợng cổ lại rất giá trị về nghệ thuật điêu khắc. Cách bài trí tƣợng ở chùa Đót Tiên cũng khá độc đáo so với các chùa dòng Lâm Thế Bắc Tông ở Thanh Hoá: cũng là cách phối thờ gồm có 5 bên thờ đặc trƣng, nhƣng điều khác biệt ở đây là trên Tam Bảo chùa Đót Tiên có đặt tƣợng Phật Di đà rất lớn ngay chính giữa (đây là pho tƣợng lớn nhất trong chùa). Tƣợng tạc bằng gỗ Mít, cao 2m, trong tƣ thế tạo thiền, ngự trên đài sen, dƣới tạc thập vị la Hán và Bát bộ kim cƣơng. Ngoài ra còn có một số pho tƣơng đặc biệt nhƣ: Tƣơng phật thích ca sơ sinh làm bằng gỗ, tƣợng có bàn tay trái ngón trỏ chỉ lên (thông thƣờng là bàn tay phải), tai phải hai ngón ngửa xuôi xuống (thƣờng là hai ngón sấp); tƣợng có chim đậu trên đầu ý nói về kiếp tu khổ hạnh của đức Phật. [6, Tr.105]

Do năm tháng và chiến tranh tàn phá, chùa bị hƣ hại và mai một rất nhiều, trải qua nhiều lần tu bổ, kiến trúc cũ còn lại hiện nay chủ yếu là kiến trúc thời Nguyễn. Năm 1990, chùa đƣợc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Hiện nay, chùa Đót Tiên là một trong những di tích, thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh, đồng thời cũng là địa điểm sinh hoạt văn hoá, tín ngƣỡng Phật giáo của ngƣ dân vùng biển Hải Thanh nói riêng, Tĩnh Gia nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)