5. Cấu trúc của luận văn:
2.3. Những hoạt động của Phật giáo Thanh Hoá trong quá trình hội nhập và
2.3.1 Chăm lo đào tạo Tăng Ni Phật tử trong toàn tỉnh
Phật giáo Thanh Hóa sau khi ra đời có thể khẳng định vị thế quan trọng của mình đối với đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân trong tỉnh là nhờ sự hoạt động tích cực của các Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà. Họ là lực lƣợng quan trọng, là những ngƣời thừa kế sự nghiệp của Phật Tổ, là ngƣời đem thông điệp của Phật Tổ đến với chúng sinh. Do đó, có thể nói, tƣơng lai của Phật giáo nhƣ thế nào phụ thuộc vào chính những thành viên của Tăng Ni Phật giáo, vào mỗi thế hệ tiếp nối của những ngƣời xuất gia, tƣơng lai của họ chính là tƣơng lai của Phật giáo và ngƣợc lại. Nhận thức đƣợc điều này, trong những năm qua, vấn đề giáo dục Tăng tài
là một trong những vấn đề cốt yếu đƣợc Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa coi là tối trọng trong quá trình phát triển và đồng hành đi lên cùng xã hội.
Những năm gần đây, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa luôn xác định: Công tác đào tạo Tăng tài là nền tảng cho sự phát triển của giáo hội, do đó phải chú trọng và có các hình thức, biện pháp phát triển lực lƣợng Tăng tài. Chính nhờ chủ trƣơng này mà qua mỗi nhiệm kỳ của Tỉnh hội, số lƣợng Tăng Ni lại phát triển nhanh chóng. Nếu nhƣ nhiệm kỳ I, cả tỉnh chỉ có 22 Tăng Ni thì đến nhiệm kỳ thứ V đã có 80 Tăng Ni làm trụ cột cho tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa. Ngoài việc coi trọng Phật duyên, thƣờng trực Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các Ban đại diện, các chùa, các Thầy trụ trì tích cực trợ duyên để những ngƣời con Phật tịnh tiến trên con đƣờng tu học. Các Thầy Tâm Đức, Tâm Định, Tâm Minh, Tâm Hiền, Thầy Đàm Hòa, Đàm Hƣơng…là những ngƣời có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo Tăng Ni. Các chùa: Thanh Hà, Khải Minh, Linh Cảnh, Đại Bi, Tƣờng Vân, Tăng Phúc … là nơi tu học lý tƣởng của nhiều ngƣời có nguyện vọng xuất gia.
Theo luật Phật chế, hàng năm, Tăng Ni trong toàn tỉnh có 3 tháng an cƣ kết hạ. Trong thời gian 3 tháng đó, Tăng Ni đƣợc trau dồi giới- định- tuệ. Thực hiện tinh thần luật Phật quy định và truyền thống An cƣ của Tăng Ni, trong suốt nhiệm kỳ I, II, III Thanh Hóa chỉ có một trƣờng hạ của Ni chúng. Còn trƣờng hạ Tăng lúc đầu chỉ có 03 vị Tỷ khiêu (Đại Đức Thích Tâm Đức, Đại Đức Thích Tâm Minh, Đại Đức Thích Tâm Định) y chỉ vào hạ trƣờng Quán Sứ Hà Nội, tổ chức tâm niệm an cƣ tập chung. Bắt đầu từ nhiệm kỳ IV (năm 2004) trƣờng hạ Tăng mới đủ điều kiện thực hiện để thực hiện các phép An cƣ và mới chính thức đƣợc gọi là hạ trƣờng. Đến nay hạ trƣờng Tăng Ni đã phát triển mạnh mẽ và đi vào ổn định. Số lƣợng chƣ tăng an cƣ đã lên đến 33 vị ngang bằng với số Ni chúng An cƣ tại hạ trƣờng Ni. Chất lƣợng các khóa An cƣ ngày càng đƣợc nâng lên, các hoạt động trong các kỳ An cƣ cũng đƣợc đổi mới, đáp ứng nhu cầu tu học của Tăng Ni trong toàn tỉnh.
Để nâng cao trình độ Phật học, đồng thời nhằm đào tạo một thế hệ Tăng Ni có trình độ chuyên sâu về Phật học, năm 2008, đƣợc sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Giáo dục Tăng Ni Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã khai giảng đƣợc lớp
sơ cấp Phật học, nhằm đào tạo các thế hệ trẻ có trình độ học Phật, thế học cũng nhƣ các phép tắc Thiền gia để chuẩn bị hành trang đi học các trƣờng trung cấp phật học, đồng thời tạo điều kiện cho các Tăng Ni lớn tuổi không có điều kiện đi học tiếp cận kho tàng Phật học. Có thể nói, sự ra đời của các khóa học sơ cấp Phật học của hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã tạo cơ hội mới cho Tăng Ni trẻ ở Thanh Hóa có điều kiện học tập nâng cao trình độ của mình và tạo đà cho những ai có điều kiện học lên bậc học cao hơn. Đƣợc đào tạo trong môi trƣờng giáo dục của Giáo hội kết hợp với sự nỗ lực cá nhân, một số vị Tăng Ni đã có trình độ sử dụng thành thạo máy vi tính, học thêm ngoại ngữ, và có thể đọc trực tiếp một số kinh điển Phật giáo bằng chữ Hán…Theo báo cáo của tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá năm 2012, tính đến nay, đã có 8 vị Tăng Ni đang theo học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, 03 vị Tăng đang theo học Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, 02 vị Ni đang theo học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế, 01 vị Tăng đang theo học trƣờng trung cấp Phật học tại thành phố Hồ Chí Minh. Tổng số Tăng Ni đã qua đào tạo chƣơng trình Phật học là 80 vị. Trong đó có 18 vị tốt nghiệp cử nhân Phật học, 2 vị tốt nghiệp cao đẳng, 33 vị trung cấp và 27 vị sơ cấp…
Với lực lƣợng Tăng Ni ngày một đông, trình độ ngày càng cao nhƣ hiện nay, cùng với sự chăm lo thƣờng xuyên của ban trì sự Tỉnh hội là điều kiện tốt để cho các Tăng Ni trong toàn tỉnh không ngừng nâng cao trình độ học vấn Phật học để có thể đáp ứng nhu cầu hội nhập, cũng nhƣ có thể sánh vai với Tăng Ni trong cả nƣớc, khu vực và thế giới.