Phật giáo đối với lối sống, nếp sống

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 35 - 40)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1. Những đóng góp chính

2.1.2 Phật giáo đối với lối sống, nếp sống

Lối sống là thể hiện cụ thể quan điểm tƣ tƣởng, quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con ngƣời trong xã hội. Nó thể hiện ở chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn trong quan hệ giữa ngƣời và ngƣời nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Lối sống, nếp sống của ngƣời dân Thanh Hóa là biểu hiện tính đặc thù trong lối sống, nếp sống của ngƣời Việt Nam. Tính đặc thù đó do nhiều yếu tố quy định, trong đó thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hƣởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển lối sống, nếp sống của ngƣời dân Thanh Hóa.

Phật giáo hƣớng đến khuyến khích ngƣời dân lao động lấy việc phục vụ chúng sinh cứu khổ, cứu nạn làm điều kiện tu hành, Phật dạy: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực” nghĩa là “một ngày không làm, một ngày không ăn”. Khi khuyến khích sự tiến bộ về mặt vật chất, Phật giáo đồng thời nhấn mạnh sự phát triển tƣơng ứng về mặt tinh thần và đạo đức, nhằm thiết lập một xã hội ổn định và phát triển toàn diện. Ớ Thanh Hóa, hầu hết những ngƣời xuất gia tu hành ngoài việc đạo, họ còn tham gia vào việc đời, một mặt lo tăng gia sản xuất để tự lo cuộc sống của mình, mặt khác tham gia vào hoạt động từ thiện nhƣ mở lớp học tình thƣơng, giữ trẻ, mở cơ sở chữa bệnh theo phƣơng pháp cổ truyền dân tộc, cứu giúp ngƣời hoạn nạn... Mặc dù đây là những nghề đơn giản, nhƣng lại mang ý nghĩa nhân bản lớn lao, thể hiện tinh thần từ bi hỷ xả của đạo Phật trong quá trình nhập thế, trong tình yêu thƣơng con ngƣời, giúp đỡ kẻ hoạn nạn, cứu độ chúng sinh. Những tƣ tƣởng và nếp sống đạo hạnh này của nhà Phật, làm cho Phật giáo thực sự hòa quyện, thấm sâu vào tinh thần, ý thức của mỗi ngƣời dân Thanh Hóa, ảnh hƣởng trực tiếp đến cách nghĩ, cách làm, cũng nhƣ lối sống, nếp sống của họ. Từ ảnh hƣởng của Đạo Phật, ngƣời dân Thanh Hóa đều nhận thức đƣợc rằng, dù là ngƣời tu hành, hay ngƣời dân bình thƣờng ai cũng phải tự lực cánh sinh, sống bằng chính khả năng của mình, giản dị, tiết kiệm và yêu thƣơng, giúp đỡ lẫn nhau. Với quan niệm “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, “có làm thì mới có ăn, không dƣng ai dễ đem phần cho ai”… ngƣời dân Thanh Hóa từ bao đời nay luôn có truyền thống

cần cù, chịu thƣơng, chịu khó, tìm mọi cách vƣơn lên trong khó khăn…Chính nhờ truyền thống vƣợt khó và tinh thần đoàn kết lao động, đƣợc bồi đắp thêm bởi những giáo thuyết nhà Phật, nhân dân Thanh Hóa đã từ một tỉnh nghèo, đói kém triền miên, không ngừng vƣơn lên, cải thiện đời sống và đạt đƣợc những bƣớc phát triển kinh tế vƣợt bậc, đƣợc đánh dấu bằng những con số cụ thể: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 đạt 9,1%, giai đoạn 2006-2010 đạt 11,3%, Tăng trƣởng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 1,7 lần so với giai đoạn 2001-2005, năm 2010 GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 810 USD )[65]. Các khu vực kinh tế trong tỉnh đƣợc xây dựng và không ngừng mở rộng, nhƣ: Khu công nghiệp Lễ Môn, khu công nghiệp Đình Hƣơng - Tây ga, khu công nghiệp Bỉm Sơn, khu công nghiệp Lam Sơn, khu kinh tế Nghi Sơn… Các khu công nghiệp này đã tạo điều kiện công ăn việc làm ổn định cho hàng nghìn ngƣời lao động và đồng thời cũng là nhân tố quyết định nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho hàng nghìn hộ dân ở Thanh Hoá. Có thể nói, sự phát triển trong kinh tế đã góp phần củng cố lối sống, nếp sống trong nhân dân, góp phần giữ vững trật tự xã hội. Điều đặc biệt có ý nghĩa đối với Đạo Phật là, sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà đã góp phần củng cố niềm tin không chỉ của các Tăng Ni Phật tử, mà còn của toàn thể nhân dân trong tỉnh vào Đạo Phật, vào tính hƣớng thiện và những giá trị to lớn mà đạo Phật đem lại không chỉ trong lĩnh vực đời sống tinh thần mà còn bao gồm cả lĩnh vực vật chất.

Bên cạnh việc khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế, thì Phật giáo cũng chú ý đến việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Tƣ tƣởng “từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn” của đạo Phật đã có ảnh hƣởng hƣởng lớn đến cách sống, lối sống, cũng nhƣ những sinh hoạt tinh thần của ngƣời dân quê Thanh. Ngƣời Thanh Hóa luôn đề cao tinh thần giúp đỡ nhau vƣợt qua khó khăn trong mọi hoàn cảnh. Điều này thể hiện qua sự hƣởng ứng “Cuộc vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ” và “Chùa cảnh tinh tiến gƣơng mẫu” do Mặt trận tổ quốc tỉnh phát động, và các cuộc vận động khác do Hội chữ Thập đỏ, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh phát động nhƣ: “ Lá lành đùm lá rách”, “Bầu ơi thƣơng lấy bí cùng”, “Một miếng khi đói hơn gói khi no”, “Quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ học sinh nghèo

vƣợt khó”, “ Quỹ giúp bạn nghèo vƣợt khó”…Thông qua các cuộc vận động này, nhân dân Thanh Hóa đã quyên góp đƣợc hàng chục tỷ đồng, góp phần cùng với chính quyền địa phƣơng trong công tác an sinh xã hội. Phật giáo Thanh Hóa đã phát động chiến dịch hiến máu tình nguyện dịp Tết Nguyên Đán và Hội Xuân Hồng 2013 với chủ đề: Giọt Hồng Từ Bi tại chùa Thanh Hà ngày 16/1/2013, qua đó truyền đi thông điệp “Hiến máu cứu ngƣời - Một nghĩa cử cao đẹp” đến tất cả các Tăng Ni Phật tử và nhân dân trong tỉnh, với những lời cầu nguyện: “Giọt máu từ bi đi về muôn hƣớng. Trao gửi tình thƣơng trên khắp nẻo đƣờng. Con xin cúng dƣờng lên mƣời phƣơng Phật Nguyện. Cho chúng sinh Tâm ý hòa hợp Biết thƣơng mến nhau.” [66]

Ngày 19/03/2013, tại chùa Kênh - Hƣng Phúc Tự, thôn 6 xã Quảng Hùng, huyện Quảng Xƣơng, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra đêm văn nghệ gây quỹ trùng tu tôn tạo chùa Kênh… Những hoạt động nhân đạo, từ thiện này đã mình chứng cho công lao to lớn mà Phật giáo tỉnh Thanh đã đóng góp để tạo nên những giá trị nhân sinh tốt đẹp, có thể giúp ngƣời ta biết chia sẻ những khó khăn ngƣời khác gặp phải, biết giúp đỡ ngƣời khác, biết đồng cảm với những số phận bất hạnh cô đơn và biết hy sinh bản thân mình vì ngƣời khác… Phát huy tinh thần phụng đạo yêu nƣớc, Tăng Ni Phật tử tỉnh Thanh Hóa đã chan hòa, thiết thân cùng xã hội, hiện hữu trong lòng dân tộc, phục vụ chúng sinh, tích cực động viên, tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, gia đình Phật tử, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; thực hiện việc cƣới, tang, lễ, tết,... văn minh lành mạnh tiết kiệm, bài trừ mê tín dị đoan, cùng toàn dân xây dựng an ninh quốc phòng, giữ gìn kỷ cƣơng xã hội. Bằng tinh thần đoàn kết hòa hợp, phụng sự Đạo pháp, phục vụ Dân tộc, Tăng Ni, Phật tử Thanh Hóa đã tích cực tham gia cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cƣ do Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc tỉnh phát động. Nói về vấn đề này, Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2006 của Ban trị sự Phật giáo tỉnh đã chỉ rõ: Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, nâng cao về mọi mặt, tình hình chính trị ổn định, các mục tiêu kinh tế đều hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức, quốc phòng an ninh đƣợc giữ

vững. Nhân dân Thanh Hoá hƣởng ứng tích cực các phong trào đền ơn, đáp nghĩa, lá lành đùm lá rách, đặc biệt là cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ”. Qua đây ta có thể khẳng định rằng: Chính các Tăng Ni Phật tử sẽ là những tấm gƣơng trong việc xây dựng nếp sống mới cho nhân dân trong tỉnh noi theo.

Dƣới ảnh hƣởng những giáo lý của đạo Phật, ngƣời dân xứ Thanh rất chú trọng sống thiện, giữ 5 giới (năm điều cấm kỵ của ngƣời Phật tử) nhƣ không sát sinh; không lấy của không cho, sống trung thực, lƣơng thiện, cố gắng không xâm phạm tới tài sản, của cải của ngƣời khác; không tà dâm, đảm bảo các mối quan hệ gia đình trong sáng, lành mạnh, giáo dục và bồi dƣỡng các thế hệ trong gia đình sống lƣơng thiện, từ bi; không nói dối, nói lời chia rẽ, tránh nói những lời ác độc, khó nghe, làm đau lòng ngƣời khác, gây mất đoàn kết cả trong gia đình và ngoài xã hội, ngƣợc lại biết kiên nhẫn, biết vui vẻ đón nhận lời phê bình, và biết thông cảm với những khuyết điểm của ngƣời khác…. Trong các giới này thì giới không sát sinh đƣợc ngƣời dân trong tỉnh gắn liền với việc ăn chay và phóng sinh.

Xuất phát từ quan niệm “Từ bi”, “Tôn trọng và bảo vệ sự sống” của đạo Phật. Việc ăn chay đã trở thành nếp sống văn hóa của ngƣời Việt Nam nói chung và ngƣời Thanh Hóa nói riêng. Trong những năm gần đây phƣơng thức ăn chay trong đạo Phật đã trở thành nếp sống văn hóa không thể thiếu đƣợc đối với những ngƣời theo đạo Phật và mộ đạo Phật ở Thanh Hóa. Những ngƣời ăn chay ở Thanh Hóa không chỉ dừng lại ở những ngƣời có tuổi mà cả giới trẻ, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Ăn chay đã trở thành nét văn hóa “tôn trọng sự sống và bảo vệ sự sống cho mọi loài”. Không chỉ những ngƣời theo đạo Phật mới ăn chay mà cả những ngƣời không theo đạo Phật cũng ăn chay. Vì họ cho rằng mỗi khi ăn chay sẽ giúp họ tránh đƣợc nghiệp sát sinh, nhờ vậy mà thân tâm đƣợc thanh tịnh và cuộc sống cũng sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn. Tùy theo từng ngƣời, từng gia đình mà họ có chu kỳ ăn chay khác nhau: ăn hai ngày (ngày mùng 1 và 15), bốn ngày (gồm các ngày mùng 1,14,15, 30), sáu ngày (gồm các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30), tám ngày (là các ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30), mƣời ngày (tức ngày mùng

1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30); hay một tháng (nhƣ các tháng giêng, tháng 4, tháng 7 hay tháng 10), hoặc ba tháng (gồm tháng giêng, tháng 7 và tháng 10), bốn tháng (bao gồm tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10) và trƣờng trai. Dù ăn chay ở dạng nào thì họ cũng luôn tuân thủ theođúng giới luật, giữ đúng yếu lý từ bi, bình đẳng đối với mọi loài chúng sinh.

Để phục vụ cho việc ăn chay của ngƣời dân Thanh Hóa trở nên thuận tiện hơn, hiện nay ở Thanh Hóa ngày càng xuất hiện nhiều các quán cơm chay, các cửa hàng bán đồ chay. Theo thống kê chƣa đầy đủ hiện nay trên địa bàn các huyện của tỉnh Thanh Hóa (không tính thành phố Thanh Hóa) có 20 cửa hàng bán thực phẩm Chay ở các huyện nhƣ; Hoằng Hóa có 02 cửa hàng, Hậu Lộc 04 cửa hàng, Đông Sơn 02 cửa hàng, Sầm Sơn 4 cửa hàng, Vĩnh Lộc 3 cửa hàng, Tỉnh Gia 3, Hà Trung 2 cửa hàng …Riêng thành phố Thanh Hóa có 09 cửa hàng chế biến và kinh doanh thực phẩm Chay phục vụ cho các Tăng Ni, Phật tử, cƣ sĩ (Số liệu trên là kết quả điều tra tìm hiểu của chính tác giả luận văn thực hiện tháng 4/2013). Trong các quán ăn chay nói trên thì quán chay tại chùa Đô Mỹ (Hà Tân, Hà Trung, Thanh Hóa) đƣợc ngƣời dân trong tỉnh tín nhiệm và tìm đến vào các dịp chay trƣờng vì họ cho rằng Chùa Đô Mỹ là “Ngôi chùa cầu đƣợc ƣớc thấy” đã có nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn về đƣờng con cái đến hành lễ, ăn chay niệm Phật sinh đƣợc con.

Mặc dù các quán bán đồ chay hiện nay ở Thanh Hóa còn chƣa nhiều, đa phần là tự phát theo nhu cầu ăn chay của ngƣời dân trong vùng, nhƣng điều này cũng đã nói lên việc ăn chay, thờ Phật đã trở thành nếp sống văn hóa không thể thiếu đƣợc đối với mỗi ngƣời Phật tử Thanh Hóa.

Ngoài ăn chay, ngƣời dân Thanh Hóa còn có thói quen phóng sinh trong các dịp lễ đầu năm, giải hạn và rằm tháng 7. Vào các dịp này, ngƣời dân nơi đây có thói quen phóng sinh cho các con vật nhƣ chim, cua, lƣơn, ốc… Tùy theo quan niệm và điều kiện của từng gia đình mà chọn ngày tổ chức sớm muộn trong khoảng thời gian quy định chung (chủ yếu trong hai tháng 1 và tháng 7), mà tiến hành làm lễ và chọn lựa các con vật phóng sinh. Tuy nhiên, họ đều có chung một tƣ tƣởng là, khi giải thoát cho các con vật này, thì họ đã tích thêm đức cho bản thân và cho con cháu

sau này, đồng thời cũng giải đi cái vận cái hạn mà gia đình, cũng nhƣ mỗi thành viên trong gia đình đang gặp phải. Bên cạnh việc phóng sinh, vào các dịp lễ này còn có các mâm cơm cúng chúng sinh. Mâm cúng chúng sinh bao gồm rất nhiều thứ nhƣ: bánh kẹo, bỏng, ngô, khoai, mía, cháo, bánh chƣng… Nếu xét trên phƣơng diện tâm linh thì đây là mâm “bố thí” cho những cô hồn đói khát không nơi nƣơng tựa. Còn xét trên phƣơng diện cuộc sống hiện tại thì đây là mâm “bố thí” cho những ngƣời nghèo khổ. Dù thực hiện phóng sinh theo hình thức nào thì ngƣời dân quê Thanh luôn nhắc nhở nhau: “Phóng sinh cần phải tùy hoàn cảnh, điều kiện và quan trọng hơn hết cần phải đƣợc soi tỏ bằng trí tuệ nhằm mang đến sự sống đích thực cho chúng sanh. Có nhƣ vậy phóng sanh mới đúng pháp, mới thể hiển đƣợc lòng từ bi nhiệm mầu của đạo Phật” [68].

Có thể thấy, tùy điều kiện từng gia đình mà ngƣời dân nơi đây có cách thể hiện khác nhau về các nghi thức ăn chay, phóng sinh, bố thí. Nhƣng cho dù ở hình thức nào thì họ cũng ảnh hƣởng sâu sắc đạo Phật và quan trọng hơn nó đã trở thành thói quen, nết sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của những ngƣời dân Thanh Hóa. Điều này cũng khẳng định rằng, ngoài hành động theo luân lý và đạo đức vốn có của dân tộc Việt Nam, thì ngƣời dân Thanh Hóa còn xây dựng đạo đức, lối sống nếp sống của mình dựa trên những lời dạy “Từ ,bi, hỷ, xả, cứu khổ cứu nạn” của Đạo Phật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)