Phật giáo đối với công tác từ thiện xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 54 - 57)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1. Những đóng góp chính

2.1.5 Phật giáo đối với công tác từ thiện xã hội

Triết lý sâu xa của Phật giáo không chỉ nằm trong những trang kinh của nhà Phật mà hiện hữu trong dòng chảy văn hóa dân tộc bởi sức lan tỏa của triết lý ấy luôn hƣớng mọi ngƣời về điều thiện, sự sẻ chia và lòng vị tha. Tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của ngƣời dân xứ Thanh, nhƣ: “Lá lành đùm lá rách”, “Thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”,….Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một ngƣời”. Trong những năm gần đây, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều biến chuyển tích cực trong công tác phật sự, có nhiều đóng góp thiết thực và lợi ích cho việc đạo, việc đời cũng nhƣ góp phần

xây dựng và phát triển an sinh xã hội. Không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con ngƣời bằng các liệu pháp tinh thần nhƣ cúng bái, cầu nguyện, tin tƣởng…mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất của các tôn giáo trong hoạt động hành đạo, chú trọng đến các hoạt động nhân đạo từ thiện xã hội nhƣ khám chữa bệnh miễn phí, tƣ vấn, giúp đỡ ngƣời nhiễm HIV, cứu trợ nhân dân các vùng bị thiên tai... Những hoạt động từ thiện- xã hội này không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện an sinh, phúc lợi xã hội vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời.

Những năm gần đây, hƣởng ứng lời kêu gọi phát động của Mặt trận tổ quốc tỉnh, Ban Trị sự Phật giáo đã thực hiện các cuộc vận động đóng góp xây dựng các quỹ từ thiện xã hội nhƣ: quỹ cho ngƣời mù, quỹ học sinh nghèo vƣợt khó, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ khuyến học khuyến tài, quỹ chất độc mầu da cam và Hội Chữ thập đỏ; vận động tín đồ của tôn giáo mình tích cực đóng góp ủng hộ quỹ từ thiện nhằm thực hiện các chƣơng trình: “Xoá đói giảm nghèo”, “Xoá nhà tranh tre dột nát”, “Đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, động đất, sóng thần, nạn nhân chất độc màu da cam… Công tác từ thiện của Phật giáo Thanh Hóa cũng có nhiều thành tựu nổi bật, trong các năm 2005, 2006, 2007, tỉnh Thanh Hoá thƣờng xuyên bị bão lụt, gây hậu quả nghiêm trọng, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hoá đã tổ chức quyên góp mỗi năm đƣợc trên một tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiên tai, bão lụt. Điển hình 6 tháng cuối năm 2007, Ban Từ thiện đã ủng hộ đồng bào nạn nhân lũ lụt cơn bão số 6 và số 7 tiền, quà và thực phẩm trị giá trên 2,8 tỷ đồng. Từ năm 2008 đến năm 2012, tổng trị giá công tác từ thiện nhân đạo đạt 10,824 tỷ đồng; Giáo hội Phật giáo tỉnh đã xây dựng đƣợc 30 ngôi nhà đại đoàn kết cho gia đình nghèo với số tiền trên 300 triệu đồng. Riêng năm 2010, Tăng Ni Phật tử trong tỉnh đã quyên góp, ủng hộ 2,483 tỷ đồng, trong đó tặng quà Tết cho ngƣời nghèo trị giá 450 triệu đồng; xây dựng nhà đại đoàn kết, thực hiện công tác đền ơn đáp nghĩa, tặng hàng ngàn xuất quà cho các gia đình chính sách, phụng dƣỡng suốt đời 8 Bà

mẹ Việt Nam anh hùng (1 mẹ ở Cẩm Thuỷ, 1 mẹ ở Quan Hóa và 6 mẹ ở Nông Cống); tặng quà cho ngƣời tàn tật, trẻ mồ côi, học sinh nghèo vƣợt khó trị giá 730 triệu đồng; ủng hộ đồng bào bị bão lụt tại Nghệ An và Hà Tĩnh hơn 1,2 tỷ đồng, ủng hộ nhân dân vùng bị bão lụt trong tỉnh hơn 100 triệu đồng. Kết quả năm 2012, công tác khuyến học và từ thiện xã hội của Hội Phật giáo huyện đạt đƣợc là: mỗi năm Hội Phật Giáo đã giúp 4 em có hoàn cảnh khó khăn đƣợc cắp sách đến trƣờng với giá trị 10 triệu đồng; ủng hộ đồng bào Miền Trung gạo, mì tôm, quần áo tổng trị giá trên 80 triệu đồng và ủng hộ 470 triệu đồng cho ngƣời nghèo trong huyện ăn tết... Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, ban đại diện phật giáo các huyện, thị xã, thành phố, các nhà chùa, Tăng Ni Phật tử trong tỉnh đã quyên góp đƣợc 1,5 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện. Đặc biệt là tháng 09/05/2013, Thƣờng trực Ban trị sự tỉnh đã công bố và trao quyết định thành lập bếp ăn tình thƣơng chùa Thanh Hà do Đại Đức Thích Nguyên Pháp, trị sự chùa Bái Chăm – Thành Phố Thanh Hoá làm bếp trƣởng cùng 12 thành viên. Kết thúc buổi lễ phái đoàn đã đến Bệnh viện đa khoa tỉnh phát 300 suất cơm đầu tiên cho bệnh nhân nghèo đang điều trị tại bệnh viện. Đây là mô hình hoạt động từ thiện khá thực tiễn và đầy đạo lý tình ngƣời. Mô hình này đã và đang đƣợc nhân rộng và phát triển ở tất cả các ban đại diện trong toàn bộ tỉnh Thanh Hoá. Với phƣơng châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” cùng tinh thần “Từ bi cứu khổ”, “Vô ngã vị tha”, Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa đã vận động chính các Tăng Ni Phật tử tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện. Công tác từ thiện đƣợc Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức đều đặn. Nhân dịp tết cổ truyền, Ban đại diện các chùa trong tỉnh đã tổ chức các phái đoàn đi thăm tặng quà cho các gia đình nghèo và gia đình chính sách với mục tiêu “Không nhà nào không có bánh chƣng ăn tết”, “Không để ngƣời nghèo không có tết. Các chƣơng trình tết cho ngƣời nghèo, tặng quà cho ngƣời nghèo ở địa phƣơng nhân ngày Phật đản, tài trợ mổ tim, xây dựng nhà tình thƣơng cho ngƣời nghèo ở các huyện, đặc biệt là các huyện nghèo, vùng xâu sa, miền núi nhƣ: Bá Thƣớc, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa…., tổ chức cứu trợ đồng bào nghèo vùng lũ, bị bão lụt tàn phá nhƣ Thạch Thành, Yên Định, Hậu Lộc, Nga Sơn… đều đƣợc chú trọng thực hiện. Nhân dịp đầu xuân mới

mỗi năm, các Tăng Ni Phật tử còn tổ chức hành hƣơng, lễ Phật cầu bình an, kết hợp với công tác từ thiện xã hội, tặng quà cho ngƣời nghèo, tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho ngƣời nghèo,… Hàng năm vào các ngày “Thƣơng binh liệt sĩ 27/7”, Ban Trị sự và một số chùa trong tỉnh thƣờng tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức tụng kinh cầu siêu tại các nghĩa trang liệt sĩ, dành hàng trăm triệu đồng để mua sổ tiết kiệm tình nghĩa tặng “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, những gia đình thƣơng binh, liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn… Đây là những việc làm rất có ý nghĩa, thể hiện tình cảm, tấm lòng của ngƣời con Phật đối với những hoàn cảnh còn khó khăn, vất vả trong xã hội. Nói về công tác từ thiện của Phật giáo tỉnh nhà, Đại đức Thích Tâm Đức, Trƣởng Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa từng khẳng định: “Với tinh thần Từ, Bi, Hỷ, Xả, Vô ngã vị tha của đạo Phật, trong thời gian tới, ban trị sự tiếp tục vận động nhân dân, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp, ủng hộ tiền và hiện vật giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn để họ vươn lên trong cuộc sống”.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)