5. Cấu trúc của luận văn:
3.2. Phật giáo đối với kiến trúc, điêu khắc chùa chiền
3.2.6. Kiến trúc điêu khắc chùa Thanh Hà (Phường Trường Thi, Thành phố
phố Thanh Hóa)
Chùa Thanh Hà là ngôi chùa toạ lạc trên đƣờng bến Ngự, thuộc phƣờng Trƣờng Thi, một vùng đất văn hoá – cách mạng có nhiều thắng tích của tỉnh Thanh. Trƣớc đây, chùa thuộc làng Đức Thọ, nơi quần cƣ của những ngƣời đánh cá trên sông, còn có tên là Đức Thọ Vạn. Vùng đất này còn nổi tiếng với nghề làm gốm,
với chất đất tốt, phù hợp cho làm gốm nên nó trở thành làng nghề gốm nổi tiếng của Thanh Hoá.
Về lịch sử xây dựng chùa Thanh Hà, cho đến nay chƣa có tài liệu nào nói chính xác thời gian xây dựng chùa, nhƣng theo sách “Thần phổ cổ lục” và “Thần tích Thanh Hoá” do Hàn Lâm viện Đồng các Đại học sĩ Nguyễn Bính tu soạn vào thời Lê Trung Hƣng có ghi: Vua Trần Thái Tông (1226 – 1258) đƣa quân đi chinh phạt Chiêm thành quấy nhiễu Đại Việt. Khi đến Thanh Hoá, đi ngang qua nhà chùa thì gặp gió bão, nhà vua đã thắp hƣơng cầu khấn trời đất, thần Phật phù giúp ông vƣợt qua khó khăn, nguy nan, đánh thắng kẻ thù. Sau lễ thần Phật “phong vũ tiếp tức” của nhà Vua, thì gió mƣa im bặt, trời đất phong quang, tiếp đó, cuộc chinh phạt Chiêm Thành cũng giành đƣợc thắng lợi. Sau khi về đến Thăng Long, nhà vua đã xuống chiếu sửa sang lại chùa. Điều này chứng tỏ trƣớc thời Trần đã có chùa Thanh Hà, đến thời vua Trần Thái Tông thì chùa đƣợc quan tâm sửa sang tu bổ. Đến thời Nguyễn, hoàng tử Bửu Lâm lên ngôi Hoàng đế năm 1889 lấy niên hiệu Thành Thái, đã ban sắc chỉ tiếp tục tôn tạo chùa và thờ cúng theo lệ cũ. Từ sắc chỉ của Vua Thành Thái, chùa đƣợc khởi công trùng tu và đúc chuông. Các trấn quan, tri huyện trong tỉnh là những ngƣời tích cực và có nhiều công đóng góp trong việc trùng tu, tân tại lại chùa lúc bấy giờ, trong đó phải kể đến quan Tri huyện Đông Sơn đã tích cực đôn đốc công việc, tri huyện Cẩm Thuỷ thì cấp giấy vận chuyển gỗ về sửa chữa. Ngoài ra, việc trùng tu còn đƣợc lang Đức Thọ và khách thập phƣơng đóng góp tiền của. Do công sức trung tu kể trên, nhà chùa đã đƣợc bảo tồn với những nét kiến trúc độc đáo. Về cơ bản, chùa có ba gian chính điện thờ Phật, phía tả có nhà tổ, phía hữu có nhà Mẫu. Chiếc chuông chùa là đồng cổ, đƣợc đúc vào thời vua Thành Thái năm đầu (1889) còn ghi rõ công tích của ngƣời làm: “Thanh Hóa tỉnh, Thiệu Hóa phủ, Bố Đức tổng, Đức Thọ Vạn, đồng giáp trên dưới, góp sức tạo một quả chuông lớn. Trưởng chòm: Thợ cả Nguyễn Văn Trí, Hội trưởng Chủ sự là Nguyễn Văn Thạch”. Năm Bảo đại thứ 10 (1935), dân làng đã thống nhất trùng tu lại chùa, ngày khánh thành là ngày hội lớn đông vui. Sƣ ông thích Thanh Trình đƣợc ở lại làm trụ trì, sau này là hoà thƣợng tổ khai sáng chùa Thanh Hà.
Trải qua nhiều lần trùng tu (đặc biệt là lần trùng tu vào năm Bảo Đại thứ 10, 1935), hiện nay, Chùa Thanh Hà đã có kiến trúc bề thế hơn. Mặc dù đƣợc thiết kế theo lối kiến trúc thời Nguyễn, nhƣng vẻ đẹp của chùa có nét độc đáo riêng. Trên Phật điện, sau lớp ba pho tƣợng Tam Thế, lớp tƣợng thứ hai là tƣợng Adiđà lớn hơn cả trên Phật điện. lớp tƣợng thứ ba ở các chùa thƣờng là tƣợng Tam Thánh (Thích Ca Mâu Ni giáo chủ, văn thù Bồ Tát, Phổ hiền bồ tát). Tuy nhiên, ở chùa Thanh Hà chỉ có pho tƣợng Thích Ca Ni giáo chủ, lớp tƣợng thứ 4 là Phật bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (thƣờng các chùa là ba pho: Quan Âm, Kim Đồng, Ngọc Nữ, có chùa pho: Ngọc Đế, Nam Tào, Bắc Đẩu hoặc Thích ca sơ sinh và tứ bồ tát trợ thủ), lớp tƣợng cuối cùng ở Tòa cửu Long, tƣợng Thích ca sơ sinh lại mặc áo đóng, khuôn mặt trẻ trung nhƣng đứng với tƣ thế giảng Pháp. Nhìn vào ban chính Phật điện của chùa Thanh Hà, chúng ta thấy tất cả đều toát lên tinh thần của đạo Phật: Hoà quang đồng trần (đem ánh sáng của Phật pháp hòa vào cứu độ chúng sinh), phục sự đời sống xã hội và cuộc sống tâm linh của ngƣời Việt. Bài trí trong chùa Thanh Hà, không có thập điện Diêm vƣơng, một số lớp bệ thờ giảm rất nhiều tƣợng, tạo cho phân điện Thanh thoát. Tuy nhiên, chùa Thanh Hà lại thờ tƣợng quan huyện Hoành là ngƣời có công lớn trong việc xây dựng chùa; có nhà tổ, Tăng đƣờng, nhà thờ mẫu, nhà Tứ ân (ân tổ quốc, ân tam bảo, ân cha mẹ, ân ngƣời giúp đỡ mình)... tạo nên nét đặc sắc riêng có của nhà chùa. Những câu đối từ tam quan, Lƣỡng Nghi, Phân điện, nhà Thờ mẫu, khắc vào đá, cẩn vào tƣờng vào cột là những di sản quý giá, định hƣớng đạo đức, hƣớng thiệt, giàu chất nghệ thuật văn chƣơng sâu sắc. Từ thiết kế và kiến trúc của chùa Thanh Hà cho ta cảm nhận tinh thần của chùa Thanh Hà là Hòa quang đồng trần, vô lƣợng Phật cứu độ, thế gian Trụ trì Phật pháp, chan hòa với vẻ đẹp hồn nhiên dân dã của ngôi chùa làng vốn khởi thủy của chùa Thanh Hà.