5. Cấu trúc của luận văn:
2.1. Những đóng góp chính
2.1.3.4 Tập tục dựng cây nêu ngày tết
Xuất phát từ tích của Phật giáo cho rằng, có một thời đất đai bị bọn quỷ ôn cƣớp đoạt hết. Dân phải nhờ đất của quỷ nên bị bọn chúng quấy phá đến mức không chịu nổi, phải kêu lên Đức Phật tổ, Đức Phật tổ muốn cứu dân, hỏi mua lại đất của bọn quỷ. Chúng không muốn bán đòi giá rất cao để Đức Phật không mua đƣợc, Phật nói ta trả một túi vàng to, chỉ cần đổi lấy một miếng đất nhỏ bằng tấm áo cà sa ta đang mặc mà thôi. Bọn quỷ hám lợi ƣng thuận. Đức Phật bèn cởi tấm áo cà sa tung lên trời cao. Ngài hoá phép khiến tấm áo cà sa rơi xuống biến thành rộng lớn trùm khắp thiên hạ. Bọn quỷ bị mất hết đất đai phải chạy ra biển đông, sống lang thang nay đây, mai đó. Quỷ vua nói chúng bị Đức Phật đánh lừa, kêu xin Phật hàng năm cứ dịp tết Nguyên đán đƣợc vào thăm đất liền để kiếm ăn đỡ đói. Phật bằng lòng, nói: Những nơi cắm cây nêu, lũ quỷ các ngƣời không đƣợc đến, và chỉ đƣợc ở đất liền bảy ngày tết. Rồi Ngài dạy bảo mỗi nhà phải đốn một cây tre làm nêu chôn ở
đầu ngõ từ chiều ngày 30 đến trƣa ngày mùng bảy tháng riêng. Lũ quỷ đi đến đâu chúng thấy nêu cấm, đành nhịn đói không dám vào kiếm ăn.
Tục dựng cây nêu ngày tết vẫn tồn tại ở một số vùng quê Thanh Hoá, đƣợc ngƣời dân xem là một tập tục không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Nhân dân ở các vùng quê huyện Yên Định, Thiệu Hóa, Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy… và các cƣ dân ven biển nhƣ Tĩnh Gia, Quảng Xƣơng, Hoằng Hóa, Nga Sơn, Hậu Lộc và thị xã Sầm Sơn vẫn truyền tai nhau tích truyện về cây nêu đuổi quỷ và giữ tập tục dựng nêu ngày tết. Cứ đến chiều 30 tết âm lịch là họ làm lễ dựng nêu và đến trƣa ngày 7 tết âm lịch là làm lễ hạ nêu. Hiện nay, một số nơi đã đơn giản hoá bằng tục treo cây dứa gai kèm theo bó vàng hƣơng ở trƣớc cổng nhà hoặc trên nóc của nhà, đồng thời ngƣời ta vẽ hình cung tên hƣớng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trƣớc cửa ra vào trong những ngày tết để cấm cửa ma quỷ. Nhƣng riêng ở các vùng nhƣ: Quảng Đại, Quảng Thái, Quảng Hùng, Quảng Vinh, Quảng Nham…vẫn còn giữ nguyên tập tục dựng nêu nguyên thuỷ.
Qua một số tập tục tín ngƣỡng tiêu biểu, ta có thể thấy rõ tƣ tƣởng của Phật giáo thấm sâu vào cuộc sống, quan niệm và sinh hoạt tinh thần của ngƣời dân Thanh Hóa, trở thành một phần vốn có trong truyền thống, trong bản chất của họ. Các nghi thức cúng tế trong Phật giáo cũng đã dần dần thâm nhập vào các tập tục dân gian theo tín ngƣỡng bản địa ấy, làm biến đổi từ mục đích đơn giản ban đầu để trở thành những tập tục có ý nghĩa, thăng hoa hơn, mang tính chất truyền tải triết lý đạo Phật vào thực tế đời sống, tạo nên một bản sắc văn hóa tín ngƣỡng của nhân dân trong tỉnh, làm cho con ngƣời từ chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình, hay lên chùa trong các ngày sóc, vọng, từ đó mà biết trân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm việc thiện…
2.1.4 Phật giáo đối với văn hóa lễ hội
Ảnh hƣởng từ tƣ tƣởng đạo Phật, các hoạt động lễ hội của nhân dân Thanh Hoá thƣờng mô phỏng theo các hoạt động của nhà Phật nhƣ đề cao hệ thống Tứ Pháp, kính hiếu cha mẹ trong lễ Vu Lan... Những ngày hội này thƣờng đƣợc tổ chức rất trang trọng và đa dạng. Phần nghi lễ của ngày hội thƣờng mang tính giáo dục
hƣớng thiện sâu sắc. Các hoạt động văn hóa lễ hội ngoài việc đƣợc tổ chức tại các đền, chùa: nhà chùa đứng ra mới các bản hội, thiện nam, tín nữ từ các nơi trong và ngoài tỉnh đến dự; tổ chức rƣớc kiệu, múa lân, cờ lọng, phƣờng bát âm rầm rộ vang trời, thu hút hàng vạn ngƣời tham gia; ngoài ra còn đƣợc tổ chức tại các di tích lịch sử văn hóa. Tuy có những mục đích khác nhau, nhƣng vẫn thể hiện rõ nét sự ảnh hƣởng của đạo Phật trong các phần lễ hội.
Đối với ngƣời dân Thanh Hóa, thì các lễ trọng đại của Phật giáo và Dân tộc nhƣ Đại lễ Phật đản, Vu Lan, Phật thành đạo, Rằm tháng 7, Tết nguyên đán, lễ tƣởng niệm chƣ vị Tổ sƣ, chƣ tôn Giáo phẩm viên tịch, rằm tháng Giêng cầu nguyện Quốc thái dân an, lễ vía Đức Phật và Bồ Tát, lễ kỷ niệm húy nhật chƣ vị Tổ sƣ của các chùa … là những lễ hội có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đồng thời thể hiện đậm nét tƣ tƣởng của Đạo Phật. Hội đền Sòng (Phố Cát), Phủ Thanh Lâm (Thành phố Thanh Hóa), Phủ Na (Nông Cống, Nhƣ Xuân)… là những lễ hội quen thuộc đối với nhân dân trong tỉnh và đƣợc nhân dân hƣởng ứng và tham gia tích cực. Ngoài ra, để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và giáo dục truyền thống yêu nƣớc, giúp dân của các Thiền Sƣ cổ Đức, các bậc Thánh nhân đối với các thế hệ trẻ ngày nay, Ban Trị sự các chùa trong tỉnh đã kết hợp với ngành Văn hóa các cấp tổ chức và phục hồi các lễ hội truyền thống nhƣ: Lễ hội truyền thống chùa Thông (huyện Vĩnh Lộc); chùa Vồm, chùa Hƣơng Nghiêm (huyện Thiệu Hóa); chùa Vĩnh Thái (huyện Nông Cống); Chùa Tiên (huyện Nga Sơn); Chùa Chặng (huyện cẩm Thuỷ), lễ hội “Tế Thánh Lý Thƣờng Kiệt” chùa Sùng Nghiêm (huyện Hậu Lộc); Lễ hội “Kỳ Phúc Thành Hoàng” chùa Linh Cảnh (huyện Thọ Xuân); Lễ hội “Cỗ oản Kỳ phúc” chùa Khải Minh (TX sầm Sơn)... Dƣới đây là một số lễ hội tiêu biểu: