5. Cấu trúc của luận văn:
3.4. Phật giáo đối với Sân Khấu
Điểm nổi bật của vai trò Phật giáo trong tập tục phong hóa dân gian chính là khuynh hƣớng “dân tộc hóa” nghi lễ tập tục Phật giáo, có nghĩa là hòa quyện hình thức nghi lễ giữa đạo và đời. Ở Thanh Hóa, các lễ trai đàn thƣờng tổ chức theo nguyên tắc “trong chay, ngoài bội”, tức bên trong lễ thì tụng kinh cầu quốc thái dân an và siêu độ cô hồn tử sĩ, bên ngoài hội thì có sân khấu hát tuồng về tích Phật do chính các nhà Sƣ đóng tuồng chứ không phải là các nghệ sĩ. Chính khuynh hƣớng “dân tộc hóa” này đã thu hút, lôi cuốn đƣợc ngƣời dân. Đặc biệt, tính triết lý “nhân quả báo ứng” của Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong các bài ca tuồng, vở diễn
phù hợp với đạo lý và nếp sống truyền thống của ngƣời dân Thanh Hóa. Tƣ tƣởng triết ý trong hầu hết các vở diễn đều xuất phát từ tinh thần Bi, Trí, Dũng của đạo Phật, từ đó mang đến cho công chúng khán giả những bài học, những kinh nghiệm mang tính khái quát thông qua tác phẩm, quan niệm về cái đẹp đồng nghĩa với cái thiện và cái chân. Trong các vở diễn đƣợc diễn tại các sân khấu ở Thanh Hóa đều mang tƣ tƣởng sâu sắc của đạo Phật nhƣ: lòng nhân ái, lƣợng bao dung, đức hiếu sinh (từ bi, hỷ xả), lấy hạnh phúc con ngƣời và sự giải thoát làm mục đích, không phân biệt già trẻ gái trai, cao thấp sang hèn. Từ đó gửi đi thông điệp cho ngƣời dân là tự biết hoàn thiên bản thân, biết ý thức đƣợc hành động của mình đồng thời cũng biết tự định đoạt lấy số phận mình, khẳng định sự tồn tại khoảnh khắc nhƣng vô cùng quý báu của mình trong dòng sống miên viễn của vũ trụ.
Nội dung các vở diễn ở các thể loại ca kịch cải lƣơng, chèo, tuồng đƣợc diễn trên các sân khấu tỉnh Thanh, thƣờng đƣợc khai thác thiên về tính giáo dục. Những vở diễn đƣợc công chúng cũng nhƣ Phật tử đón nồng nhiệt và phần nào thỏa mãn trong cách lý giải và trình bày giáo lý của Đức Phật về thuyết “nhân quả báo ứng”, chỉ rõ ngƣời làm lành, gieo nhân thiện tất nhiên nhận đƣợc quả lành, ngƣời lỡ lầm làm điều xấu xa, ác đức phải nhận lấy hậu quả đau lòng; nhƣng nếu bản thân ngƣời ấy biết ăn năn cải hối tự mình sửa sai, tìm cách làm nhiều điều tốt thì họ vẫn đƣợc hƣởng cái tốt của họ gieo đồng thời với những quả xấu mà họ đã gây trƣớc kia. Những vở diễn có đề tài nhƣ thế thƣờng đƣợc dựng lại nhiều lần, đƣợc diễn đi, diễn lại ở Nhà hát ca múa kịch Lam Sơn Thanh Hóa cũng nhƣ khắp các sân khấu công cộng ở các huyện, xã. Trong các vở diễn mang âm hƣởng Phật giáo, thì tích chèo Quan Âm Thị Kính đƣợc ngƣời dân Thanh Hóa ƣa thích nhất. Khi thƣởng thức tác phẩm này, họ học đƣợc chữ Nhẫn chữ Tâm của đạo Phật, thấm thía ý nghĩa của lòng từ bi hỷ xả, sẵn sàng chịu nỗi oan nghịch, chịu cực khổ để cứu nhân độ thế đƣợc thành Phật. Những ngƣời nghệ sĩ chèo xứ Thanh từ sự rung động với câu chuyện của đức Quan Âm Thị Kính, đã đƣa cuộc đời của Phật bà lên sân khấu, làm cho những đức hạnh của Bà thêm một lần nữa lay động tới tận đáy sâu tâm thức của nhân dân trong tỉnh. Bài ru con của Thị Kính, cũng đã đƣợc thể hiện dƣới hình thức
ru hệ độc đáo - vừa là tiếng ru êm đềm vừa là lời ru kệ tâm trạng. Hay hình ảnh Thị Kính gõ mõ chậm dãi niệm nam mô a di đà phật, đã đem đến cho khán giả những làn điệu âm nhạc đầy ắp chất liệu nhà chùa. Cảm động nhất là màn múa chạy đàn giải oan cho số phận một con ngƣời, từ nhạc nền đến lời ca của bài hát âm điệu đã đƣa khán giả đến chốn linh thiêng huyền bí, làm cho ngƣời xem không cầm đƣợc nƣớc mắt và càng thấm sâu bài học từ chữ Nhẫn, chữ Tâm của Thị Kính.
Ở Thanh Hóa, hát tuồng có từ thời Ðào Duy Từ, phát huy nguồn cội đó, cho đến hôm nay, tuồng vẫn là môn nghệ thuật đƣợc gìn giữ và bảo tồn của ngƣời dân xứ Thanh. Các vở tuồng thể hiện nhiều khía cạnh trong cuộc sống, và luôn ẩn giấu đằng sau một chủ đề muôn thuở của văn học nghệ thuật, cũng nhƣ của Đạo Phật là cuộc đấu tranh giữa thiện - ác, chính – tà. Mang đậm giáo lý nhà Phật phải kể đến vở tuồng “Thằng ngáo đi đòi nợ Phật” đã đƣợc đoàn Tuồng Thanh Hóa diễn đi diễn lại ở các sân khấu trong toàn tỉnh. Vở diễn xoay quanh câu chuyện về một ngƣời đàn ông có trí khôn chậm phát triển là Trƣơng Ngáo. Khi vợ Ngáo sai đem năm quan tiền vừa vay đƣợc đi mua hàng thì Ngáo lại bỏ tất cả tiền vào lò đúc tƣợng Phật ở một ngôi chùa ven đƣờng. Bị vợ đánh và bắt đi kiếm lại tiền đem về, Ngáo phải lên đƣờng đi sang Tây Phƣơng, mong tìm Phật đòi tiền, món tiền mà Ngáo coi nhƣ mình đã cho Phật vay. Phật vì thƣơng tình Ngáo hiền lành chân chất nên hiện ra, cho thuốc giải trừ chứng dại ngu, ban cho một nhành cây có thể nhìn thấy cảnh ở xa và ban cho Ngáo một đồng tiền phép có thể hóa ra thật nhiều tiền. Phật còn dựa vào cái tâm thành thật chân chất của Ngáo mà cải tên Ngáo thành Chân Tâm. Ngáo uống thuốc Phật ban cho nên hết khùng dại, lại dùng nhánh cây phép nhìn thấy đƣợc cảnh vợ mình giờ đã sang ngang nên quyết định kết duyên cùng Nhƣ Ý, một ngƣời đàn bà luống tuổi chƣa chồng mà anh gặp trên đƣờng đi tìm Phật. Từ đây anh sống cuộc đời an nhàn trong cảnh giàu sang với vợ mới, tên mới và cuộc đời mới, trí tuệ mới.
Có thể thấy, qua vở tuồng “Thằng ngáo đi đòi nợ Phật” đã giúp cho nhân dân Thanh Hóa có một cái nhìn rõ nét về đức Phật, cũng nhƣ về thái độ của ngƣời đi tu: ai có tâm tin Phật, trì chí tu niệm, cuối cùng sẽ đƣợc Phật độ, thoát cảnh nghèo khó,
dù cho họ đến với Phật bằng bất cứ ý hƣớng nào. Đồng thời qua vở diễn ngƣời dân Thanh Hóa còn biết đến những giáo lý Phật giáo nhƣ: ngƣời tu hành khi đến mức thấy đƣợc rõ ràng Phật pháp, bừng vỡ đƣợc cái vô minh từ lâu phủ che tri kiến sẽ phát huy đƣợc Phật tính tiềm ẩn trong mỗi ngƣời; cụ thể hóa nguyên lý có có không không của nhà Phật bằng hình ảnh sự nghèo (không) chuyển qua giàu (có) của Trƣơng Ngáo, và sự giàu sang (có) chuyển qua nghèo nàn (không) của các nhân vật khác. Nhờ đó, những giáo lý sâu sắc của đạo Phật trở nên gần gũi đối với đông đảo tầng lớp nhân dân, làm cho họ đều có thể dễ dàng nhận thấy, và tác động trực tiếp đến tƣ tƣởng, tình cảm của ngƣời xem.
Trên sân khấu Thanh Hóa hiện nay, những vở diễn mặc dù dựa trên những tích chuyện cũ, nhƣng đƣợc dàn dựng lại với nhiều nội dung phong phú, đƣợc tái diễn nhiều lần, đƣợc chỉnh sửa tuỳ theo thời điểm và vùng miền, nhƣng tựu trung vẫn chuyển tải đƣợc những tƣ tƣởng cốt lõi của Phật pháp, nhƣ Thiện sẽ có thiện báo ứng, Ác có ác báo hiện lên đòi, ở hiền gặp lành…Những thông điệp của sân khấu dân gian thƣờng không xa lạ với tính chất “trực chỉ nhân tâm” của các vị Tổ sƣ Thiền dùng khai ngộ đệ tử, có tác dụng hƣớng thiện. Công chúng tham gia vở diễn vui buồn, thƣơng ghét, căm giận hoặc nức lòng với các nhân vật, vừa thỏa mãn nhu cầu giải trí vừa thấm nhuần tƣ tƣởng tốt đẹp an lành của Phật giáo. Tiếp nhận mỗi vở diễn, khán giả Thanh Hóa thƣờng tự nhìn lại mình không chỉ sống, hoặc phản ứng đơn thuần bằng bản năng sinh học, mà qua đó nhân vật có thật, hiện diện ngay trong chính thân mình, những con ngƣời đáng yêu qúy đáng tha thứ. Với giọt nƣớc mắt, với tiếng cƣời hồn nhiên, sau khi rời khán phòng, khán giả tự chọn cho mình một thái độ, tự sắm sửa cho mình hành trang cần thiết để tiếp tục dấn thân đảm nhận vai diễn của mình trong vở kịch duy nhất của mỗi đời ngƣời, và luôn cố gắng hƣớng về cái Chân, Thiện của Phật pháp để có đƣợc một kết thúc có hậu. Biết sống “Buông xả” trƣớc vòng quay thời gian hối hả và gấp gáp hơn, trƣớc những lo toan và tất bật với miếng cơm manh áo để sinh tồn, nhờ đó mà tìm đƣợc sự thanh thản trong tâm hồn, nhƣ Đại đức Thích Thái Dƣơng (chùa Ông Sƣ, huyện Triệu Sơn
, tỉnh Thanh Hóa) từng nói: “Buông xả mọi phiền não trong cuộc sống để tâm bình an là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi ngƣời” [67] .
PHẦN KẾT LUẬN
Có thể khẳng định Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa từ rất sớm, trong quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Thanh Hóa đã thể hiện giá trị, vai trò của mình đối với đời sống xã hội và con ngƣời, góp phần xây dựng, hoàn thiện đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
Về vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của ngƣời dân Thanh Hóa trong giai đoạn từ năm 1984 đến nay, bƣớc đầu tác giả luận văn rút ra một số nhận xét nhƣ sau:
Thứ nhất: Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa khá sớm. Trong quá trình du nhập, Phật giáo đƣợc nhân dân trong tỉnh tiếp nhận một cách tự nguyện, không ép buộc. Đồng thời ở thời kỳ nào, Phật giáo cũng đƣợc nhân dân Thanh Hóa hƣởng ứng, tin theo và thừa nhận là một trong những hình thức tôn giáo của dân tộc.
Thứ hai: Thời kỳ đầu Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa thì Phật giáo Thanh Hóa không hình thành một môn phái riêng biệt, không có những trung tâm lớn với cả một hệ thống nhƣ các địa phƣơng khác trên cả nƣớc, mà chỉ dừng lại ở những hang, chùa nhỏ hẹp. Điểm khác biệt rõ rệt là Phật giáo Thanh Hóa buổi đầu, thích nghi với những cƣ dân vùng biển hơn là những ngƣời dân làm nông nghiệp ở vùng Bắc Bộ.
Thứ ba: Kể từ khi Phật giáo du nhập vào Thanh Hóa, Phật giáo đã tạo nên những ảnh hƣởng đa dạng đến văn hóa xứ Thanh. Những ảnh hƣởng đó trải dài theo thời gian và trải rộng trong không gian. Bắt đầu từ cá nhân cho đến cộng đồng, kinh tế, chính trị, cho đến phong tục tập quán, lối sống nếp sống… góp phần hình thành bản sắc văn hóa xứ Thanh độc đáo và riêng biệt. Từ những hoạt động thực tiễn và những hành động cụ thể của Giáo hội Phật giáo Thanh Hóa không những là cơ sở vững chắc tạo dựng niềm tin trong lòng quần chúng nhân dân mà còn minh chứng cho phƣơng châm “ Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội. Từ đó có thể khơi dậy, thức tỉnh và kêu gọi ngƣời dân xứ Thanh khát vọng hƣớng đến sự tận chân, tận thiện, tận mỹ…
Thứ tư: Phật giáo Thanh Hóa đã để lại cho nơi đây một hệ thống kiến trúc, điêu khắc chùa chiền hết sức đa dạng và phong phú, đặc biệt là các chùa thời Lý, Trần nhƣ chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh, chùa Hoa Long, Chùa Linh Xứng…Điều này cho thấy, các dấu ấn chùa chiền ở Thanh Hóa qua các thời kỳ lịch sử sẽ là di sản văn hóa vô giá, là cơ sở giữ liệu đáng quý có thể giúp chúng ta tìm hiểu về Phật giáo Thanh Hóa nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung qua từng giai đoạn lịch sử của Phật giáo.
Thứ năm: . Kể từ sau khi Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đƣợc thành lập, đặc biệt là trong giai đoạn hiên nay, Phật giáo Thanh Hóa đã tham gia vào mọi lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa xã hội ... của Tỉnh nhà. Điều này đã khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp không nhỏ của Phật giáo Thanh Hóa trong công cuộc xây dựng quê hƣơng cũng nhƣ trong đời sống văn hóa của ngƣời dân Thanh Hóa.
Thứ sáu: Bên cạnh những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với ngƣời dân Thanh Hóa, Phật giáo cũng bộc lộ những hạn chế. Những hạn chế đó có thể bắt nguồn từ chính tƣ tƣởng Phật giáo, song cũng có thể bộc lộ qua nhân cách của những tín đồ đạo Phật. Mặc dù vậy, chúng ta không thể không thừa nhận những đóng góp to lớn mà Phật giáo đem lại cho ngƣời dân nơi đây.
Trong quá khứ, hiện tại và tƣơng lai, Phật giáo Thanh Hóa luôn tồn tại, phát triển và gắn liền với cuộc sống của nhân dân trong tỉnh. Những đóng góp to lớn mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã và đang làm, đã khẳng định vị trí và vai trò không nhỏ của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của ngƣời dân nơi đây. Để Phật giáo Thanh Hóa sẽ còn tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn nữa cần phải có sự quan tâm, có những định hƣớng cụ thể, thiết thực nhằm phát triển Phật giáo Thanh Hóa nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Với suy nghĩ nhƣ vậy chúng tôi xin đề xuất một số định hƣớng cho sự phát triển của Phật giáo Thanh Hoá nhƣ sau:
1. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Đối với hệ thống di vật Phật giáo vô cùng phong phú và đa dạng cũng cần có một lộ trình phân loại, đánh giá để bảo tồn. Hiện nay, việc chảy máu cổ vật Phật
giáo đã có dấu hiệu xuất hiện tại tỉnh nhà, hay việc lãng quên nhiều cổ vật vô giá ghi chép về lịch sử ngôi chùa, ghi chép những lần tu sửa chùa, ghi chép những ngƣời có công trong việc xây dựng chùa cũng đang là vấn đề đặt ra cho Phật giáo Thanh Hóa. Do đó, các nhà quản lý, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa Phật giáo, các Tăng Ni Phật tử… trong tỉnh cần phải cùng nhau đánh giá lại thực trạng tình hình quản lý văn hóa Phật giáo tỉnh trong những năm vừa qua, từ việc bố trí các cơ sở thờ tự, đến việc xây sửa các cơ sở thờ tự dƣới các góc độ văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, địa lý... Từ đó đặt ra những nhiệm vụ cụ thể trong thời gian tới để có hƣớng nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Phật giáo một cách đúng đắn, góp phần giữ gìn nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong tiến trình hội nhập và phát triển văn hóa đất nƣớc.
2. Vấn đề từ thiện và an sinh xã hội
Từ thiện xã hội là một nội dung hoạt động quan trọng, là mối quan tâm thƣờng xuyên của Phật giáo cũng nhƣ các tôn giáo khác. Hoạt động từ thiện của các tôn giáo có ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Nhƣng hoạt động từ thiện cũng luôn luôn là một lợi thế của các tổ chức tôn giáo, để qua đó khẳng định “bản chất nhân ái” của tôn giáo mình, đề cao vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội. Một khía cạnh đáng lƣu ý trong hoạt động từ thiện - xã hội của các tổ chức tôn giáo là không ít cá nhân, tổ chức tôn giáo nhận đƣợc các nguồn tài trợ từ bên ngoài, góp phần tăng thêm tiềm lực vật chất, lợi thế và điều kiện để họ hoạt động từ thiện - xã hội đƣợc dễ dàng và thuận lợi hơn.
Trong những năm qua, Phật giáo Thanh Hóa đã có nhiều nội dung hoạt động từ thiện xã hội phong phú, đƣợc chính quyền địa phƣơng cho phép và giúp đỡ thực hiện có hiệu quả thiết thực, tích cực đóng góp vào phong trào xóa đói giảm nghèo ở địa phƣơng, thể hiện tinh thần tƣơng thân tƣơng ái trong nhân dân.... Trong giai đoạn hiện nay, Ban Từ thiện Phật giáo tỉnh cần đặt ra mục tiêu là tạo lập nền tảng cho việc tập hợp, hệ thống hóa và không ngừng mở rộng tất cả các cơ sở từ thiện Phật giáo trong toàn tỉnh nhƣ: các trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, lớp học tình