5. Cấu trúc của luận văn:
2.1. Những đóng góp chính
2.1.3.3 Tập tục coi ngày giờ
Đây là một tập tục ăn sâu vào tập quán của ngƣời Việt nói chung và ngƣời dân Thanh Hóa nói riêng. Mỗi khi sắp làm một việc gì quan trọng nhƣ xây dựng nhà cửa, cƣới xin, an táng, khai trƣơng cửa hàng, cửu hiệu, xuất hành đầu năm... ngƣời dân Thanh Hóa thƣờng có thói quen đến chùa để nhờ các thầy coi giúp giùm ngày nào tốt thì tiến hành, ngày nào xấu thì tránh. Xuất phát từ tập này, ngƣời dân nơi đây quan niệm những ngày tốt là những ngày có nhiều sao cát tinh nhƣ thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ... hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Còn ngày nào có những sao hung tính nhƣ sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu và kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Đồng thời mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mƣời bốn, hai mƣơi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mƣời ba ngày gọi là ngày Dƣơng công kỵ nhật, làm việc gì cũng phải tránh, hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hƣ hỏng không thành. Đó là những ngày:
Ngày 13 tháng giêng Ngày 11 tháng hai Ngày 9 tháng ba Ngày 7 tháng tƣ Ngày 5 tháng năm Ngày 3 tháng 6 Ngày 8, 29 tháng bảy Ngày 27 tháng tám Ngày 25 tháng chín Ngày 23 tháng mƣời Ngày 21 tháng một Ngày 19 tháng chạp
Bắt nguồn từ quan niệm nói trên mà hiện này ngƣời dân Thanh Hóa thƣờng có câu cửa miệng lƣu truyền cho nhau nhƣ:Cƣới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìmngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ
ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù...
Trong những năm gần đây ở Thanh Hóa ngày càng nhiều gia đình xem ngày chọn giờ và có xu hƣớng theo các nghi lễ của đạo Phật trong việc cƣới hỏi. Trƣớc khi tiến tới hôn nhân, nhiều đôi bạn trẻ đã chọn hình thức tín ngƣỡng Phật giáo, họ đến chùa khấn nguyện với chƣ Phật phù hộ cho mối lƣơng duyên của mình đƣợc thuận buồm xuôi gió. Đến ngày cƣới hỏi, họ đƣợc hƣớng dẫn về chùa để chƣ tăng làm lễ “hằng thuận quy y” trƣớc khi rƣớc dâu. Đó là một lễ chúc phúc tốt lành đƣợc tổ chức ngắn gọn, đƣợc chƣ tăng khuyên dạy một số nguyên tắc đạo đức Phật giáo, làm kim chỉ nam cho cuộc sống gia đình mới.
Lễ “hằng thuận quy y” hiện nay đang còn là một nghi lễ mới mẽ đối với nhiều ngƣời dân Thanh Hóa đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, nhƣng lại rất phổ biến đối với những ngƣời dân thành thị và thƣờng đƣợc ngƣời dân trong tỉnh tổ chức ở các chùa lớn nhƣ: Chùa Thanh Hà, chùa Đại Bi, Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng ... Điều này cho thấy Đạo Phật ngày càng chiếm đƣợc lòng tin cũng nhƣ có vị trí, vai trò quan trọng đối với đời sống của ngƣời dân Thanh Hóa.