Tập tục đi chùa cầu may

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 41 - 43)

5. Cấu trúc của luận văn:

2.1. Những đóng góp chính

2.1.3.1 Tập tục đi chùa cầu may

Theo truyền thống tập tục cúng rằm, mùng một là tập tục cúng sóc vọng, hay còn gọi là ngày Bồ tát và ngày sám hối. Đây là ngày mặt trời, mặt trăng thông suốt nhau, cho nên thần thánh, tổ tiên có thể liên lạc, thông thƣơng với con ngƣời, sự cầu nguyện sẽ đạt tới sự cảm ứng với các cõi giới khác và sự cảm thông sẽ đƣợc thiết lập, là ngày trong sạch để các vị Tăng kiểm điểm hành vi của mình. Vào những ngày này, ngƣời dân Thanh Hóa (bao gồm cả những ngƣời theo đạo Phật và không theo đạo Phật) đều đến chùa cầu may. Tùy theo nhu cầu của từng ngƣời mà họ có mục đích đến chùa khác nhau: có ngƣời đến chùa cầu xin đức Phật sự bình an hạnh phúc hoặc có những ngƣời ngƣời đến chùa để sám hối tội lỗi do mình gây ra; có ngƣời đến chùa không phải cầu xin đức Phật điều gì, mà chỉ đến để vãn cảnh chùa, sau những ngày làm việc căng thẳng họ muốn đến chùa để tìm thấy sự bình yên và tĩnh lặng, mong muốn có một cuộc sống bình yên....Dù xét ở mục đích nào thì chung quy lại, họ đều đến chùa để cầu may. Ngày nay, đến chùa cầu may đã trở thành tập tục không thể thiếu đƣợc đối với mỗi ngƣời dân Thanh Hóa vào những ngày rằm, mùng một hoặc các ngày lễ tết. Tập tục này càng trở nên phổ biến, rộng rãi hơn khi Thanh Hóa ngày càng phát triển phong trào gửi ông bà, bố mẹ hoặc những ngƣời thân trong gia đình sau khi mất nƣơng tựa cửa Phật. Hầu hết các ngôi chùa ở Thanh Hóa nhƣ: chùa Giáng (huyện Vĩnh Lộc – Thanh Hóa), chùa Thanh Hà, chùa Đại Bi, chùa Mật Đa, chùa Tăng Phúc (Thành phố Thanh Hóa), chùa Sung

Nghiêm Diên Thánh (Hậu Lậu)… đều có một gian để ảnh, tên tuổi những ngƣời đã mất của các gia đình gửi vào chùa thờ cúng, đƣợc khách viếng chùa kính trọng thắp hƣơng và cầu nguyện. Chính điều này làm cho tập tục đi chùa càng trở nên có ý nghĩa đặc biệt đối với ngƣời dân Thanh Hóa. Tầng lớp đi chùa cũng trở nên đang dạng và phong phú hơn. Nếu trƣớc kia việc đi chùa phần lớn chỉ dành riêng cho là những ngƣời lớn tuổi và ngƣời già, thì hiện nay đã có đầy đủ các thành phần và tầng lớp khác nhau trong xã hội nhƣ: Già, trẻ, gái, trai, tầng lớp trí thức cho đến lao động tự do. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua hình ảnh áo nâu nhà Phật đƣợc đông đảo các Phật tử thuộc mọi tầng lớp trong xã hội mặc trong mỗi buổi đi lễ chùa hoặc đi đọc kinh…Hình ảnh này đã trở nên quen thuộc đối với ngƣời dân Thanh Hoá, ta có thể bắt gặp nó bất kỳ ở nơi đâu trên mọi đƣờng quê, huyện thị, thành phố ở Thanh Hoá sau mỗi buổi lễ Phật.

Đặc biệt là vào những ngày hội lớn nhƣ ngày rằm tháng giêng, rằm tháng tƣ (ngày Lễ Phật đản) và rằm tháng bảy (ngày lễ Vu Lan), chúng ta đều dễ dàng bắt gặp một hiện tƣợng là, trong bất kỳ ngôi chùa nào ở Thanh Hóa dù to hay nhỏ đều có rất đông ngƣời. Họ là đông đảo các tầng lớp nhân dân, các giới trong xã hội qui tụ về chùa. Họ đến chùa trƣớc là kính lễ Phật, sau là cầu xin Đức Phật cho gặp may gặp mắn trong đời, tránh những những rủi ro “ma theo lối quỷ đƣa đƣờng”. Trong dòng ngƣời tấp nập, đông đảo đó không phải ai cũng đến đây vì lý do tín ngƣỡng thuần túy. Một số đông ngƣời chỉ đơn giản muốn đi xem lễ hội hoặc thích chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của chùa chiền, nhƣng khi đã hội nhập vào bầu không khí trang nghiêm, họ cũng thấy mình trở nên đỉnh đạc và trầm tĩnh hơn, đây là cơ hội giúp họ quay về với Đạo Phật. Đúng nhƣ nhà thơ Lê Diệu Thƣờng từng viết:

“ …Khắp mọi nhà đi lễ Phật cầu an Con vào chùa dâng nét tâm nhang Cầu bình yên cho toàn gia mạnh khỏe

Mừng năm mới, mong tài lộc an khang …”[11, Tr,114]

Ngoài ra, một số ngƣời còn đến chùa để xin xăm bói quẻ, xem đó là một việc cầu may. Ở hầu hết các chùa đều có gieo quẻ và xin xăm. Ngƣời xin xăm trƣớc hết

đến lạy Phật rồi khấn nguyện xin một quẻ xăm, rồi họ lắc ống xăm có 100 thẻ (ngày nay các chùa chủ yếu dùng bằng thẻ giấy) để rút lấy một thẻ, sau đó họ cầm quẻ xăm đến nhờ thầy trù trì giải đáp cho vận mạng của mình. Mỗi thẻ ứng với một lá xăm có ghi sẵn trong những điều tiên đoán về công việc làm ăn, học tập, hôn nhân, gia đình... của mỗi ngƣời bốc đƣợc quẻ xăm đó. Tuy không hoàn toàn tin vào quẻ bói, nhƣng những ngƣời rút quẻ đều cố gắng hƣớng thiện để mong có một cuộc sống bình an.

Tất cả những điều này đã cho thấy, đi chùa cầu may hiện đã trở thành một tập tục, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của ngƣời dân Thanh Hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Phật giáo đối với đời sống văn hóa của người dân Thanh Hóa từ năm 1984 đến nay Luận văn ThS. Châu Á học 60 31 50 (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)