5. Cấu trúc của luận văn:
2.2. Những thách thức của quá trình hội nhập và phát triển
2.2.1 Sự lệch lạc trong nhận thức của Tăng Ni Phật tử
Trƣớc sự tác động của nền kinh tế thị trƣờng, sự chạy đua theo vật chất đã và đang nảy sinh trong một bộ phận Tăng Ni Phật tử, các biểu hiện tiêu cực và xa rời đạo đức nhà Phật của họ ngày càng có biểu hiện rõ ràng và trầm trọng hơn.
Không ít Tăng Ni, Phật tử đã có những nhận thức lệch lạc, chủ trƣơng thế tục hóa tôn giáo của Phật giáo, dẫn đến việc gắn đời sống tu hành với thái độ thực dụng, với tinh thần hƣởng thụ của nền kinh tế thị trƣờng và xã hội tiêu thụ, chạy theo các giá trị vật chất… Nhiều Tăng Ni không hành đạo theo tôn chỉ nhà Phật, mà chỉ lo toan, mƣu lợi về tiền bạc hay phẩm vật. Một bộ phận không nhỏ Tăng Ni quá tập trung cho việc cúng lễ, đặc biệt là các nghi lễ tang ma, trong đó có cả động cơ về kinh tế, mà coi nhẹ thuyết pháp, coi nhẹ việc giảng dạy giáo lý, giảng dạy Phật pháp cho tín đồ. Cũng có một số Tăng Ni có ý thức rõ và đã dành thời gian, công sức tổ chức nhiều lớp học tu học cho Phật tử, nhƣng số Tăng Ni này lại chƣa nhiều.
Vì thế, có thể nói, dù số lƣợng ngƣời tin, theo đạo Phật hiện nay khá đông, nhƣng số ngƣời thực sự hiểu về Phật giáo và các giáo lý Nhà Phật lại rất ít. Nói cách khác, số lƣợng tín đồ đạo Phật hiện nay ở Thanh Hóa đang tăng cao nhƣng chất lƣợng Phật tử không tăng tƣơng ứng, thậm chí có phần giảm sút.
2.2.2 Hiện tượng mê tín trong hoạt động lễ nghi nhà chùa
Ở một số chùa Thanh Hóa, nhiều hoạt động của Phật giáo từ thuần túy tôn giáo, nhằm mục đích đáp ứng cho nhu cầu tín ngƣỡng, tâm linh hƣớng thiện của con ngƣời, khi chạy theo mặt trái cơ chế thị trƣờng, chạy theo các nhu cầu và mục đích của một số cá nhân, đã nảy sinh sự lai tạp, pha trộn với mê tín, dị đoan. Chính điều này làm cho các hoạt động sinh hoạt tôn giáo trở thành mảnh đất béo bở cho không ít kẻ đội lốt tôn giáo thực hiện việc “buôn thần bán thánh”, mị dân, làm suy giảm niềm tin của tín đồ Phật tử vào con đƣờng đến với sự giải thoát trong Phật giáo. Các chùa nơi nông thôn, miền núi đã và đang bị các thầy cúng lợi dụng hành nghề mê tín, truyền bá dị đoan. Về giáo lý thì mƣợn của Phật, của Nho, của Lão, mỗi đạo một chút. Về hành đạo chủ yếu là bùa chú, ấn quyết và phép thuật. Do vậy, đã dẫn đến yếu tố dị đoan trong tổ chức các nghi lễ Phật giáo. Một số nhà chùa thì thƣờng diễn ra các hoạt động mê tín dị đoan khác nhƣ: đồng bóng, xóc thẻ, bói toán; chiều theo yêu cầu của tín đồ, trong đó nhiều yêu cầu hoàn toàn có tính mê tín dị đoan, trái với chính tín của đạo Phật. Đây là những cảnh báo về sự xuống cấp, là thách thức đối với sự phát triển lành mạnh của Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát triển.
2.2.3 Nhu cầu tham dự vào tiến trình hội nhập quốc tế
Thời đại ngày nay là thời đại phát triển vƣợt bậc của nền công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng lƣới Internet. Sự có mặt của chúng đã tạo ra những bƣớc ngoặt mang tính cách mạng quan trọng, làm thay đổi căn bản mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội con ngƣời. Hòa chung vào bƣớc tiến của nhân loại, Phật giáo đã không ngừng đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong việc mở rộng và phát triển Phật giáo, tạo nên những đột phá mạnh mẽ trên bƣớc đƣờng Hoằng pháp, đƣa Phật giáo đến với hầu hết các tầng lớp nhân dân trong nƣớc và trên cả thế
giới. Kinh phật cũng nhƣ các nội dung thuyết giáo của nhà Phật đƣợc đăng tải rộng rãi trên các Website, tạo điều kiện cho đông đảo ngƣời có thể tiếp nhận vô số nguồn tài liệu về Phật giáo và tham gia nhiều diễn đàn thảo luận một cách thiết thực về mọi đề tài liên quan đến đạo Phật. Đồng thời cùng với sự hội nhập và phát triển, ngày nay có vô số sách báo Anh ngữ về tất cả mọi lĩnh vực của Phật giáo, cả phổ thông lẫn chuyên môn, và rất nhiều sách bằng các ngôn ngữ khác. Chính vì vậy, đòi hỏi Tăng Ni Phật tử ngoài có kiến thức uyên thâm về Phật học còn phải tiếp cận với nền khoa học công nghệ, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin thành phƣơng tiện học hỏi, trao đổi giáo lý Phật, có thể truy cập Internet học các chƣơng trình Phật học “đào tạo từ xa”, nghiên cứu các kiến thức Phật học…Bên cạnh đó các Tăng Ni cần phải thông thạo ngoại ngữ có thể nghiên cứu giáo điển bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới…
Phật giáo Thanh Hóa hiện nay đã và đang đi trên con đƣờng hội nhập quốc tế với nhiều thành tựu. Tiến trình hội nhập của Phật giáo Thanh Hóa thể hiện rõ nhất là các sự thăm viếng và học tập qua lại với quốc tế ngày một tăng của Ban trụ trì các chùa, cũng nhƣ giữa các Tăng Ni Phật tử. Điều đó thúc đẩy các Tăng Ni Phật tử cần thiết phải học tập và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt, trong hoằng pháp, các tu sĩ Phật giáo giờ đây đã sử dụng rất nhiều phƣơng tiện nghe nhìn khác nhau, hình thức tổ chức tập hợp cũng đã vƣợt ra khỏi tầm mức từng ngôi chùa riêng lẻ để mở những “đạo tràng” cách xa nơi trụ trì. Đây là nét rất mới trong hoằng pháp. Một mặt khác, các cấp hành chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày một đƣợc kiện toàn, đƣợc chỉ đạo khá sát sao của Hội đồng Trị sự Trung ƣơng khiến cho sự hòa hợp giữa Phật giáo Thanh Hóa với Phật giáo cả nƣớc ngày càng mở rộng, không bị gián đoạn, sự di chuyển của các nhà sƣ đã không còn bị rào cản tâm lý vùng miền, sơn môn pháp phái chi phối.
Hiện nay, Phật giáo Thanh Hóa, ngoài việc thông qua các trang báo mạng của tỉnh, huyện để truyền bá và thông tin Phật giáo, nhƣ: BáoThanh Hóa: (địa chỉ Website: http://baothanhhoa.vn), Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa (địa chỉ Website: http://thanhhoa.gov.vn/vi-vn/Pages/Default.aspx)..., và một số cổng thông
tin điện tử các huyện; Phật giáo Thanh Hóa còn có những trang web riêng của nhà Phật, điển hình nhất là trang tin Phật Tử Tỉnh Thanh Hóa trên địa chỉ Website: http://phattuthanhhoa.net là nơi giới thiệu một cách đầy đủ và chính thống về sự ra đời, nội dung các giáo lý… của Phật giáo Việt Nam nói chung, cũng nhƣ Phật giáo Thanh Hóa nói riêng; cập nhật các tin tức về hoạt động của Phật giáo trong tỉnh và cả nƣớc; là vƣờn Phật học, chia sẻ những kiến thức và hiểu biết về đạo Phật cũng nhƣ các giáo lý nhà Phật; vinh danh những điển hình Tăng Ni Phật tử, cũng nhƣ các tín đồ Phật giáo tiêu biểu. Đây còn là một thƣ viện sách online phong phú, đáp ứng nhƣ cầu tìm hiểu và học tập đạo Phật của bạn đọc. Ngoài ra, website còn liên kết với các trang thông tin khác trong tỉnh, cũng nhƣ các trang thông tin về Phật giáo trên cả nƣớc nhƣ website của Báo Giác Ngộ, Website Sách Nói Phật Giáo, website Nhạc Phật Giáo, website Thanh Niên Phật Tử, website Thƣ Viện Hoa Sen… nhằm tạo điều kiện cho Tăng Ni Phật tử, cũng nhƣ nhân dân trong tỉnh và cả nƣớc thuận tiện và nhanh chóng trong việc tìm kiếm và học tập đạo Phật bằng những công nghệ thông tin hiện đại. Ngoài trang tin chính này, các Tăng Ni Phật tử Thanh Hóa còn lập một số địa chỉ internet khác nhƣ: Câu lạc bộ Thanh thiếu niên Phật tử Thanh Hóa (địa chỉ web: https://www.facebook.com/CLBTTNPTTH ), Tuổi Trẻ Phật Giáo Tỉnh Thanh Hóa (địa chỉ web: https://www.facebook.com/TuoiTreTH), trang facebook “Phật Giáo Thanh Hóa” (https://vi-vn.facebook.com)... Đây là những địa chỉ kết nối phật giáo Thanh Hóa với nhân dân trong tỉnh, cũng nhƣ với nhân dân và các tổ chức Phật giáo trên cả nƣớc, thậm chí vƣơn kết nối đến cả thế giới. Nó cũng chứng minh sự nỗ lực và không ngừng học hỏi tiến bộ của Phật giáo tỉnh Thanh trƣớc thách thức tham dự vào tiến trình hội nhập quốc tế, tiếp cận và sử dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, sự hiện đại hóa này phải đƣợc thực hiện trên nguyên tắc không làm lu mờ tính truyền thống riêng có của Phật giáo tỉnh Thanh. Luôn giữ vững nguyên tắc: Càng hội nhập thì càng phải đảm bảo giữ gìn và bảo lƣu truyền thống, nhất là việc bảo lƣu lịch sử Phật giáo, truyền thống của sơn
môn mỗi vùng trong tỉnh, cũng nhƣ giữa Phật giáo tỉnh Thanh với Phật giáo các tỉnh khác.