Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 25 - 28)

Làn sóng phƣơng Tây hóa đã có tác động lớn lao đến sự chuyển biến của nền văn học Nhật Bản thời kì cận - hiện đại. Trong khi tiếp thu ảnh hƣởng của các nhà văn phƣơng Tây, văn học Nhật Bản đã hình thành những trào lƣu, những trƣờng phái khác nhau. Một số nhà văn Nhật Bản, đặc biệt là thế hệ những ngƣời trƣởng thành trong và sau chiến tranh, có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tác gia phƣơng Tây (Abe Kobo, Oe Kenzaburo…) đã chịu ảnh hƣởng bởi các nhà văn hiện sinh tiêu biểu nhƣ J.P. Sartre, A. Camus hay F. Kafka… Có thể nói, chủ nghĩa hiện sinh là triết học của sự khủng hoảng, nảy sinh trong thời kì của những chấn động và tai biến xã hội. Kiểu thức sinh tồn cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh là trạng thái con ngƣời tha hóa trong cái thế giới thù địch với nó, với các biểu hiện: lo âu, chán chƣờng, hoảng loạn. Oe Kenzaburo là con đẻ của thời đại mà tƣ tƣởng hiện sinh đang lan khắp toàn cầu. Thêm vào đó, đất nƣớc Nhật Bản thời ông sinh ra và trƣởng thành đang ở trong thời kỳ hậu chiến khốc liệt, nhiều khủng hoảng và đổ vỡ, rất

thích hợp cho sự du nhập và phát triển của tƣ tƣởng hiện sinh. Nhƣng ngƣời ta thƣờng nhắc đến Abe Kobo với tƣ cách là tác gia có tƣ tƣởng hiện sinh tiêu biểu của nền văn học Nhật Bản hiện đại.

Thêm vào đó, trong quỹ đạo chung của sự biến đổi toàn cầu và những chuyển biến trong lịch sử thời kì hiện đại, các nƣớc phƣơng Đông, trong đó có Nhật Bản cũng không nằm ngoài quy luật. Cuộc chiến tranh thế giới có tác động trực tiếp đến đất nƣớc này trên mọi lĩnh vực của đời sống. Những cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị diễn ra, thậm chí trên cả lĩnh vực tinh thần. Chiến tranh làm con ngƣời hoang mang trƣớc số phận cuộc đời mình, họ không hiểu cuộc đời sẽ đi về đâu và con ngƣời sẽ là gì trong cái vòng xoáy của vũ trụ, nơi những biến thiên lịch sử diễn ra triền miên, dai dẳng.

Đất nƣớc Nhật Bản bƣớc vào thời kì hiện đại và thực hiện quá trình hiện đại hóa một cách nhanh chóng cũng đã tạo nên những biến đổi lớn lao trong đời sống xã hội Nhật Bản. Con ngƣời bị đẩy vào guồng quay của xã hội ấy, khiến nhiều khi họ mất đi bản ngã của mình. Chiến tranh chà đạp lên số phận con ngƣời, biến cuộc đời con ngƣời thành bể khổ. Không ít những nhà văn đã cất lên tiếng nói đau đớn cho thân phận con ngƣời, lên án chiến tranh, lên án xã hội là những nguyên nhân trực tiếp đẩy con ngƣời vào những cảnh huống trớ trêu ấy. Cũng không ít trong số họ đã trực tiếp chứng kiến những cảnh ngộ thƣơng tâm, bi đát của kiếp ngƣời trong khi vật lộn với cuộc chiến tranh để sinh tồn, với cả những biến chuyển liên hồi của xã hội. Dấu hỏi lớn về thân phận con ngƣời, về số kiếp ngƣời dƣờng nhƣ là không có lời giải đáp. Nếu nhƣ ở Pháp, văn học hiện sinh phát triển mạnh mẽ nhất và trở thành một trào lƣu đƣợc phổ biến rộng khắp vào những năm trƣớc và sau chiến tranh thế giới thứ II, thì ở Nhật Bản, văn học hiện sinh không phát triển đến độ mạnh mẽ nhƣ thế. Nó không quy tụ vào một nhóm tác giả, một trƣờng phái hay khuynh hƣớng văn chƣơng cụ thể nào. Chủ nghĩa hiện sinh trong văn học Nhật Bản không nở rộ nhƣ một trào lƣu trong văn học phƣơng Tây

mà nó tồn tại riêng lẻ nhƣ những yếu tố trong tác phẩm hay trong phong cách của một tác giả. Tuy vậy, những yếu tố của chủ nghĩa hiện sinh xuất hiện trong tác phẩm của một số tác giả lại mang tính chất tiêu biểu và có những biểu hiện đặc sắc. Cần phải thấy rằng ảnh hƣởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học phƣơng Tây khi chuyển thể vào Nhật Bản đã tạo ra những nét riêng, mang hồn cốt của con ngƣời, của dân tộc này - một dân tộc dù đã Âu hóa nhiều song vẫn còn những bản sắc Á Đông rõ rệt. Mặc dù không phát triển thành trào lƣu văn học hiện sinh mạnh mẽ và phổ biến nhƣ ở Pháp, nhƣng văn học hiện sinh Nhật Bản đã tồn tại và đạt đƣợc những thành tựu nổi bật ở một số tác giả. Trong đó, nổi bật nhất là nhà văn Abe Kobo.

Nhƣ đã nói, Nhật Bản là một quốc gia phƣơng Đông. Và trong một thời gian dài trƣớc đó, đã chịu ảnh hƣởng của văn hóa, văn minh Trung Hoa. Vì vậy, nó vẫn mang trong mình những nét riêng về lịch sử, về văn hóa, khác biệt rõ rệt với Tây phƣơng. Cho nên, quan niệm về con ngƣời, về cá nhân trong văn học cũng có những nét khác biệt so với phƣơng Tây. Do ảnh hƣởng từ phƣơng Tây, một số nhà văn Nhật đã ngả theo lối viết hiện sinh chủ nghĩa và tác phẩm của họ đã đạt đƣợc nhiều giá trị. Những nhà văn thế hệ Showa 30 (1955 về sau) có khuynh hƣớng đi tìm một thủ pháp mới tìm cách bắt gặp con ngƣời toàn thể nhƣ một sinh vật có tính xã hội và chính trị (Kaiko Takeshi (1930-1989), Oe Kenzaburo (1935-), Inoue Mitsuharu (1926- 1992)…). Trong số đó có cả nhà văn Abe Kobo. Các nhà văn này muốn tìm hiểu đâu là lối sống thích hợp của con ngƣời trong những điều kiện xã hội hiện đại.

Văn học hiện sinh bao giờ cũng miêu tả đời sống nhƣ nhƣ một thảm kịch, một hƣ vô, nhƣ những bờ vực thẳm mà con ngƣời bị treo chơi vơi và lơ lửng. Ở đó, họ hoàn toàn bất lực. Thế nhƣng, trong tác phẩm của Abe Kobo, ta vẫn thấy có một điểm tựa để con ngƣời không sa vào bế tắc tuyệt đối, mà lúc nào họ cũng có ý chí vùng vẫy để thoát ra - bằng hành động của chính

mình. Điểm tựa ấy chính là bản thân con ngƣời, bản thân cuộc sống mà Abe Kobo đã tìm thấy. Đó chính là sắc thái riêng của chủ nghĩa hiện sinh trong tác phẩm của Abe Kobo.

Nhƣ một điều tất yếu, khi văn học hiện sinh Pháp và thế giới rẽ theo những ngả khác nhau tùy vào quan điểm của các nhà hiện sinh chủ nghĩa, thì văn học hiện sinh Nhật Bản cũng có những biểu hiện vô cùng đa dạng của nó, làm nên những sắc thái riêng của nền văn học ấy và góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo nền văn học nƣớc này. Khi đi sâu vào tìm hiểu những sắc thái của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trong hai tác phẩm của Abe Kobo, chúng tôi chú ý phân tích những biểu hiện đa dạng về hiện sinh mà các tác phẩm đó chứa đựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)