Sở dĩ làng tồn tại đƣợc vì chúng em không khi nào ngừng dọn cát Nếu chúng em nghỉ độ mƣơi ngày thì cả làng sẽ bị vùi lấp hoàn toàn [1, tr 37]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 41 - 54)

độ mƣơi ngày thì cả làng sẽ bị vùi lấp hoàn toàn. [1, tr. 37]

Anh ngày càng cảm thấy bực bội và nực cƣời, không sao hiểu đƣợc công việc dọn cát đƣợc coi là lẽ sống của ngƣời dân ở nơi đây. Anh cho rằng việc làm của chị “giống nhƣ một ngƣời cố tát nƣớc biển để xây nhà vậy” [1, tr. 37]. Cuộc sống của ngƣời đàn bà là thế này: ăn thì che dù cho cát khỏi rơi vào đồ ăn, còn ngủ thì chị không mặc gì để cát không len lỏi vào quần áo làm loét da loét thịt. Anh không sao hiểu nổi ý nghĩa cuộc sống của ngƣời đàn bà cũng nhƣ cả dân làng cát.

Nhƣng sự phi lý trong công việc, trong cuộc sống của dân làng không phải là không có nguyên do. Có lẽ nó bắt đầu từ sự lãng quên, sự mặc kệ của thế giới xung quanh. “Theo luật Nhà nƣớc, sự thiệt hại do bão cát gây ra hình nhƣ không đƣợc bồi thƣờng” [1, tr. 126]. Đó là lời đối đáp của ông già - ngƣời đại diện cho tầng lớp lao động bình thƣờng ở làng cát nói với Niki Jimpei, khi anh gợi ý rằng nếu đƣợc tận dụng tốt thì “vùng này có thể biến thành một thắng cảnh” [1, tr. 125], rất hữu hiệu cho ngành du lịch. Thế nhƣng ngƣời dân ở đây hiểu rõ rằng, họ đã, đang và sẽ mãi bị lãng quên. Cũng nhƣ mỗi cá thể trong từng ngôi nhà đƣợc bao bọc bởi các hố cát sâu, cả làng cát sống gần nhƣ tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Hàng ngày họ chỉ biết đến công việc dọn cát của họ và không quan tâm đến những gì đang diễn ra ở bên ngoài, ở những vùng xa xôi khác. Cái làng cát nhỏ bé nơi một huyện nghèo nàn này không hề đƣợc nhà nƣớc quan tâm đến, cho nên họ phải tìm cách để tự cứu lấy mình. Thân phận của họ bé nhỏ đến tội nghiệp. “Chúng tôi bị coi thƣờng hết sức. Dù sao cách làm của chúng tôi hiện nay cũng đỡ tốn nhất. Nếu chúng tôi để cho Nhà nƣớc tiến hành theo cách của họ thì chúng tôi sẽ bị nuốt chửng trong khi họ hốt bẫm bạc vàng” [1, tr. 127]. Phải chăng họ bị bắt buộc vào tình thế phải bám lấy “cách sống cổ lỗ” là hàng ngày dọn cát không

ngừng. Theo lời ông già, chẳng có thứ cây gì mọc trên cát này hợp cả, cho dù họ đã thử trồng khoai, trồng lạc, trồng cả hoa tuy-luýp… Có một lần khi anh hỏi sao ngƣời ta không trồng một hàng cây chắn cát ven biển, ngƣời đàn bà cũng đã nói rằng cách họ dọn cát là cách rẻ nhất, ít chi phí nhất. Họ bị sự ghẻ lạnh của ngƣời đời. Chẳng ảnh hƣởng gì đến ai cho dù cuộc sống của họ có vất vả, có vô nghĩa đến mức nào. Và đổi lại, những ngƣời dân làng cát ấy cũng chẳng quan tâm đến việc họ bán cát với giá rẻ mạt cho các công ty xây dựng nhà cửa là một hành động không nên làm. Phải chăng đó chính là mặt trái của xã hội tƣ bản phát triển: sự ghẻ lạnh trong mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời, sự chênh lệch về mức độ giàu - nghèo quá lớn, sự chênh lệch về văn hóa, văn minh… Xã hội ấy không dành sự quan tâm cho tất cả. Nơi nào phát triển đƣợc sẽ ngày càng phồn thịnh, nơi nào bị lãng quên sẽ ngày một lụi tàn. Làng cát ấy chính là một biểu tƣợng để nói lên mặt trái của xã hội phồn hoa Nhật Bản, xuất phát từ ẩn ý sâu xa của tác giả. Ẩn giấu bên trong sự hào nhoáng với tộc độ phát triển văn minh đến choáng ngợp của nó, vẫn còn có những kiếp ngƣời sống vật vờ, vô nghĩa, hàng ngày, hàng giờ phải lăn lộn, phải gắng hết sức lao động tay chân của mình để chống đỡ lại hiện tƣợng cát bay và bão cát triền miên lúc nào cũng sẵn sàng vùi lấp họ, chôn sống họ. Không ai biết, chẳng ai hay! Rơi vào một nơi nhƣ thế, cho nên, sự biệt tăm biệt tích của nhân vật Niki Jimpei, âu cũng là lẽ đƣơng nhiên. Ở cái làng này, ai dành dụm đƣợc chút tiền kha khá đã bỏ làng đi hết, ai sống đƣợc ở nơi khác đã không trở về. Chỉ còn lại những con ngƣời đáng thƣơng, đáng tội phải dựa vào nhau, phụ thuộc vào nhau mà sống bằng công việc dọn cát hằng đêm. Họ không đƣợc phép ngừng dọn cát, vì nếu họ ngừng một khoảng thời gian nhất định, thì nó sẽ mang đến nguy cơ sụp đổ cho cả ngôi làng. “Dọc theo cồn cát có một nơi nào bị bỏ trống thì cũng giống nhƣ một đập nƣớc bị dò vậy” [1, tr. 100].

Dân làng cát sống một cuộc sống phi lý để sinh tồn. Nhƣng chính cái căn nguyên của cuộc sống ấy cũng lại là một sự phi lý. Phi lý vì nơi ấy, những con ngƣời ấy bị ghẻ lạnh, bị lãng quên, giống nhƣ họ phải trải qua một kiếp sống đọa đày. Hàng đêm họ dọn cát, hàng ngày họ ngủ lì. Vậy mà cát vẫn cao hơn mái nhà, tạo thành những hố sâu đến chục mét. Bữa cơm lạo xạo cát, ngụm nƣớc uống cũng đắng cháy vị cát nơi đầu lƣỡi. Công việc của họ khác nào con dã tràng xe cát biển Đông, nhƣ anh chàng Sysiphus cố hết sức lăn tảng đá lên đỉnh núi rồi bị đẩy xuống chân núi và cứ thế hành động lặp lại mãi… Con ngƣời dọn cát để sống, sống để dọn cát, chiến đấu, chống chọi với cát - một thế lực tựa nhƣ vô hình nhƣng lại đầy sức mạnh hủy diệt, chôn vùi. Vậy mà họ vẫn kiên trì sống và lao động, bởi họ không còn cách nào khác. Họ không có bất cứ sự lựa chọn nào. Ngƣời đàn bà cũng nhƣ cả dân làng cát sống trong những hố cát giống nhƣ “một sự tồn tại đều đều buồn bã nằm gọn trong tầm mắt của ta. Có lẽ chị đã sống trọn cả cuộc đời dƣới đáy hố này không một lời vỗ về an ủi” [1, tr. 60]. “Một phụ nữ giống nhƣ côn trùng… chỉ nghĩ đến hiện tại, không quá khứ, chẳng tƣơng lai… Tâm hồn quá bé nhỏ” [1, tr. 63].

Có một sự phi lý nữa tiếp diễn khi anh phát hiện chiếc thang dây bị biến mất vào sáng hôm sau. Không phải ngƣời đàn bà giấu chiếc thang đi, vậy thì ai làm việc đó, và có mục đích gì? Làm sao ngƣời ta có quyền đánh bẫy một ngƣời có bằng cấp khoa học hẳn hoi, đã đóng các loại thuế, có nghề đàng hoàng và một cuộc sống gia đình ổn định, nhƣ đánh bẫy một con chuột nhắt hay một loại côn trùng? Mọi chuyện thật vƣợt quá sức tƣởng tƣợng của anh. Anh gào thét, run sợ, và rồi anh không biết làm gì khác nữa ngoài việc đoán rằng chắc chắn có một sự nhầm lẫn trong việc này. Tâm trạng của nhân vật trải qua hàng loạt những trạng thái: từ ngạc nhiên, dò hỏi đến sự lờ mờ nhận thức đƣợc chân tƣớng sự việc, rồi tức giận, gào thét và run sợ, phân vân, lo lắng, xen lẫn niềm hi vọng. Anh dƣờng nhƣ không biết bấu víu vào đâu.

Lúc này anh có cảm giác “giống nhƣ một ngƣời không biết bơi đang chơi vơi giữa dòng nƣớc xiết” [1, tr. 48]. Phải chăng việc mà họ bắt giữ ngƣời trái phép đã trở nên quá thông thƣờng trong hoàn cảnh cả ngôi làng bị cát tàn phá liên miên mà buộc họ phải chống chọi lại hàng ngày nhƣ thế này? Đến lúc ấy anh mới lờ mờ hiểu đƣợc điều mà chị ngầm báo với anh rằng anh sẽ ở lại đây lâu hơn chứ không phải chỉ qua một đêm nhƣ anh nghĩ.

Thêm một sự phi lý nữa trong tác phẩm, đó là suốt khoảng thời gian mà nhân vật bị mất tích, không hề có một tin tức gì về anh. Mọi giả thuyết về sự biến mất của anh đều tỏ ra vô hiệu. Hoàn cảnh mà tác giả dựng lên để cho nhân vật trải nghiệm, dƣờng nhƣ là một sự giả tƣởng, giống nhƣ trong huyền thoại. Không ai có thể tƣởng tƣợng đƣợc rằng, sống trong một xã hội tƣ bản phát triển nhƣ thế, một ngƣời bị mất tích lại không hề có một dấu vết gì để tìm kiếm, nhƣ lạc vào vƣờn cổ tích ngày xƣa. Lối xây dựng hoàn cảnh cho nhân vật trải nghiệm nhƣ thế, cũng chứng tỏ sự tài tình và mới lạ của nhà văn Abe Kobo.

Bản thân sự tồn tại của ngôi làng cát trong tác phẩm cũng chính là một sự phi lý. Ngôi làng đứng biệt lập với thế giới xung quanh. Ngôi làng xa lạ hẳn với xã hội tƣ bản công nghiệp hào nhoáng bên ngoài. Ngôi làng mà ai bỏ đi đƣợc thì không bao giờ trở về, và ai lỡ chân bƣớc vào đó thì không có ngày thoát ra đƣợc. Bao ngƣời mất tích ở đó rồi thậm chí chết đi vì không chịu đựng đƣợc mà cũng không ai hay biết. Sự phi lý đến mức tột cùng, dƣờng nhƣ không có thực. Nó chỉ có thể có ở trong huyền thoại. Vậy mà Abe Kobo đã dựng lên một câu chuyện hết sức li kỳ, hấp dẫn trong cái không gian ấy. Điều đó có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với ngƣời đọc. Nhân vật của ông thấm thía sự phi lý của hoàn cảnh thực tại mình bị đẩy vào.

Nếu nhƣ ở tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát, Abe Kobo để cho nhân vật của mình rơi vào một hoàn cảnh trớ trêu và dần dần chứng kiến,

cuốn tiểu thuyết Khuôn mặt người khác, nhà văn lại một lần nữa gây dựng hoàn cảnh mang tính chất thử thách đối với nhân vật của mình. Nhân vật bị ném vào một hoàn cảnh đáng thƣơng mà ở đó anh ta ở trong thế bị động hơn. Anh vốn là chủ nhiệm phòng nghiên cứu hóa chất cao phân tử tại một viện khoa học quan trọng nhƣng đã bị hỏng mặt rất nặng trong khi thực hiện một thí nghiệm khoa học. Từ đó, nhân vật bị rơi vào vũng lầy của những trạng thái tâm lý dƣờng nhƣ đau khổ tột cùng vì cảm giác mất đi khuôn mặt là mất đi quyền làm ngƣời chính đáng. Bề ngoài anh cố giữ vẻ bình thản với khuôn mặt bị hủy hoại đó nhƣng trong anh lại bùng nổ cơn bão của tâm trạng với đầy những dằn vặt, suy tƣ dữ dội, những nỗi đau khổ, mặc cảm và cả những hoài nghi ở thái độ mọi ngƣời đối với bộ mặt kì dị của mình. Thậm chí anh nghi ngờ cả sự chăm sóc gần gũi của ngƣời vợ vẫn chung sống từ sau khi anh bị tai nạn.

Trong tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát, nhân vật ban đầu chịu tác động của hoàn cảnh cuộc sống phi lý diễn ra trƣớc mắt rồi mới cảm nhận thấy sự vô nghĩa nếu nhƣ anh cứ phải sống mãi trong hoàn cảnh ấy. Nhƣng đến tác phẩm này, ngay từ đầu nhân vật đã cảm thấy sự tồn tại của mình bằng một khuôn mặt dị tật, phải quấn băng là một sự thực khủng khiếp, là một sự tồn tại vô nghĩa lý mà bản thân anh khó có thể chấp nhận đƣợc. Anh vẫn làm việc tại viện nghiên cứu. Và điều anh muốn làm là để cho các đồng nghiệp ở nơi này phải quen đi, quen với sự có mặt của một ngƣời nhƣ anh. Từ khi mất đi khuôn mặt, anh trở nên cẩn trọng hơn trong mối quan hệ với mọi ngƣời. Một bức vẽ “Bộ mặt giả dối” của Klee mà cô nhân viên đang xem cũng làm cho anh bực tức và cảm thấy mình “bị chạm nọc sâu sắc”. Buổi tối về nhà anh muốn nghe nhạc Bach để cân bằng lại tinh thần, thì nó chợt biến thành một thứ âm nhạc méo mó khác thƣờng. “Chẳng lẽ bộ mặt bị hủy hoại có thể ảnh hƣởng đến việc cảm thụ âm nhạc ƣ?...” [2, tr. 22]. Và chợt anh nhớ lại bộ tóc

giả của chị gái mình mà hồi nhỏ anh đã vì ghét nó mà lấy trộm đi quăng vào lửa…

Tự bản thân anh cảm thấy mọi chuyện trở nên bất thƣờng từ sau khi bộ mặt anh bị hủy hoại. Thoạt tiên là trong mối quan hệ với các đồng nghiệp và nhân viên của anh. Họ cố nặn ra “những nụ cƣời giả tạo” [2, tr. 99] khi gặp một con ngƣời tàn tật nhƣ anh. Rồi đến ngƣời vợ anh - khi chị kháng cự lại những hành động âu yếm sỗ sàng của anh. Chị “tiếp đón anh với thái độ niềm nở thoải mái nhƣ thƣờng lệ, đúng hơn là với thái độ thƣơng cảm thoải mái” [2, tr. 102]. Đặc biệt là kể từ khi anh bị tại nạn oxy lỏng đổ vào khiến khuôn mặt trở nên dị dạng, những cuộc đối thoại giữa anh và vợ trở nên ngắn ngủi, cụt lủn; và họ ngăn cách nhau bởi những khoảng trống, bởi sự im lặng đến nghẹt thở. “Đối với anh đấy là sự im lặng cay đắng, đối với em chắc chắn còn cay đắng hơn nhiều” [2, tr. 102]. Kể cả với những ngƣời lạ mặt mà anh vô tình hay cố ý gặp ở bên ngoài: anh đến chỗ thuê trọ, cô bé đang chơi ở sân thấy anh liền òa khóc, còn ngƣời quản lý căn nhà miễn cƣỡng tỏ ra rất niềm nở tiếp chuyện anh. “Đáng buồn lắm thay, hầu nhƣ tất cả những ngƣời đã gặp anh đều niềm nở”, và “ngƣời nào cũng tỏ ra tử tế”. Nhƣng đối với anh cho dù “đƣợc quây trong bức tƣờng niềm nở thế mà anh vẫn hoàn toàn cô độc” [2, tr. 14]. Bức họa khuôn mặt giả, bộ tóc giả và cả những sự niềm nở giả dối của mọi ngƣời chỉ làm cho nhân vật cảm thấy ớn lạnh hơn, cô độc hơn. Anh thấm thía sự tồn tại tiếp tục của mình trong hình dạng khuôn mặt bị hủy hoại phải quấn băng nhƣ thế thật khó khăn biết chừng nào! Cho nên, kể từ khi xảy ra tai họa đó, anh thích nhất bóng tối. Bởi bóng tối giúp anh thoát khỏi con mắt nhìn soi mói hay thƣơng hại của ngƣời đời. Và anh còn ƣớc ao, giá nhƣ mọi ngƣời trên thế gian đều không có mắt và quên hẳn là có ánh sáng thì sẽ thú vị biết bao! Ngay cả bản thân anh cũng đã “không làm cách gì đƣợc và không sao nén nổi sự ghê tởm” đối với cái tổ đỉa - khuôn mặt đầy những vết sẹo lồi lõm của mình. Giữa đƣờng phố chật hẹp và đông ngƣời chen chúc nhau, ở

xung quanh anh vẫn luôn luôn có một khoảng trống. Không ai chạm vào ngƣời anh cả. Ai cũng né tránh chỗ anh ra. Anh cô độc giữa thế giới này. “Trong lúc chờ tắc xi, anh có cảm giác nhƣ bốn phía mọi con mắt đổ dồn vào anh, nhƣ thể anh là một kẻ đột nhập trái phép” [2, tr. 26]. Khi anh đi ra phố, lũ trẻ đang chơi bóng trong ngõ thấy anh thì “tái mặt đi, nép vào hàng rào. Mặt chúng cứ nhƣ thể chúng bị ngƣời ta dùng cái cặp quần áo xách tai lên. Anh mà tháo băng ra thì chúng đến rụng rời chân tay mất” [2, tr. 38]. Anh căm ghét phố xá. Trong bất cứ cái nhìn “ái ngại hay dửng dƣng” nào, anh đều cảm thấy nó giấu những chiếc kim rỉ tẩm chất độc. Thậm chí khi đi trên xe điện vào thành phố, đối với anh thật là một khổ hình khi anh ở giữa đám đông. Lúc ấy anh đứng cạnh cửa và nhìn ra ngoài, không đủ sức bắt mình ngoảnh lại nhìn xem trong toa xe đang diễn ra chuyện gì. “Anh trốn trong cái cổ áo măng tô dựng cao đến tai - không dám động cựa, cứ nhƣ con sâu giả vờ chết” [2, tr. 74]. Một thằng bé nhìn thấy anh, nó “tròn mắt nhìn anh chằm chằm từ dƣới chiếc mũ thủy thủ màu xanh sẫm. Vẻ ngạc nhiên, lo sợ, ánh long lanh, sự ngờ vực, phân vân, trạng thái bị mê hoặc, và cuối cùng mọi sắc thái tò mò đều tập trung trong mắt nó. Nó dƣờng nhƣ đang mê man. Anh bắt đầu mất tự chủ” [2, tr. 75]. Thậm chí anh tƣởng tƣợng rằng nếu anh đứng trƣớc mặt cả bố mẹ đứa bé mà bỏ kính, tháo tấm bịt mặt và bắt đầu tháo băng ra thì sao! Lúc đó họ chƣa kịp hiểu ai đứng trƣớc mặt họ, thƣợng đế hay quỷ thì cả ba đã biến thành những khối đá, những đống chì, mà có khi chỉ thành sâu bọ. Khi

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sắc thái hiện sinh Nhật Bản qua hai tác phẩm Người đàn bà trong cồn cát và Khuôn mặt người khác của Abe Kobo (Trang 41 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)